Chia Sẻ Cuộc đời, sự nghiệp và phong cách sáng tác của nhà văn Nguyễn Trung Thành

Chia Sẻ Cuộc đời, sự nghiệp và phong cách sáng tác của nhà văn Nguyễn Trung Thành

Triều Anh
Triều Anh
  • Thành viên BQT
  • Người yêu của văn chương ❤️ đến từ Sóc Trăng
Nguyễn Trung Thành là nhà văn có duyên nợ gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên. Ông có vốn hiểu biết sâu sắc về thiên nhiên và con người của vùng đất Tây Nguyên. Nguyễn Trung Thành/ Nguyên Ngọc là một trong số những cây bút xuất sắc của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.

ADFE9673-03B3-4F5F-AA5D-7816C8CAC80F.jpeg
Ảnh: Nhà văn Nguyễn Trung Thành (sưu tầm)
I. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác

- Nguyễn Trung Thành tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, sinh năm 1932 tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Ông còn có bút danh khác là Nguyên Ngọc, một người nghệ sĩ thực thụ của những miền rẻo cao đất nước.
- Ông gia nhập Quân đội năm 1950 khi còn đang học Trung học phổ thông, sau đó làm phóng viên báo Quân đội Nhân dân Liên khu V và bắt đầu con đường sáng tác văn chương. Bút danh Nguyên Ngọc cũng được ông sử dụng trong thời kì này.
- Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, nhà văn tập kết ra Bắc, đến năm 1962 khi trở về miền Nam thì ông lấy tên là Nguyễn Trung Thành. Sở dĩ phải chọn một bút danh mới vì lúc xin tổ chức cho trở lại chiến trường B, ông được yêu cầu phải đảm bảo giữ bí mật.
- Thời gian hoạt động tại khu V, ông giữ chức Chủ tịch Chi hội Văn nghệ giải phóng miền Trung Trung Bộ, phụ trách Tạp chí Văn nghệ quân giải phóng của Quân khu V. Sau này ông đảm nhận vị trí Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ.
- Nguyễn Trung Thành là một trong những người đã tạo ra được bản sắc, phong cách và cá tính sáng tạo độc đáo của nền văn học Việt Nam hiện đại. Tính cách năng động, tấm lòng chân thành đã thanh khiết hóa tâm hồn con người và ươm mầm văn hóa cho tương lai.
- Hiện nay, ông vẫn hoạt động trong lĩnh vực văn hóa và giáo dục, biên dịch một số tác phẩm nước ngoài như The Zero of Writing – Roland Barthes; The Art of Fiction – Milan Kundera; Văn học là gì? của Jean – Paul Sartre; Rừng, Đàn bà, Điên loạn – Jacques Dournes.
- Nguyễn Trung Thành là một trong những người sáng lập trường Đại học Phan Châu Trinh tại Quảng Nam cùng với Hoàng Tụy, Phan Đình Diệu, Phạm Duy Hiển, Nguyễn Văn Hạnh, Lê Văn Cường, Ngô Như Bình.
- Nguyễn Trung Thành là một trong số ít nhà văn Việt Nam may mắn khi sự nghiệp cầm bút không bị gián đoạn bởi chiến tranh, tuổi tác, biến động cuộc đời. Ông đã đi nhiều nơi từ Sài Gòn – Gia Định, mũi Cà Mau đến các tỉnh huyện đồng bằng miền Bắc, biên giới, hải đảo.
+ Trước năm 1954, khi hai miền Nam Bắc chưa bị chia cắt, ông chủ yếu hoạt động ở Tây Nguyên. Nơi đây đã trở thành một phần máu thịt, ký ức văn hóa tươi đẹp trong suốt cuộc đời nhà văn. Tây Nguyên là nơi mà ông đã sống và gắn bó một thời trai trẻ, vậy nên dù không còn sống ở Tây Nguyên như thời kháng chiến nhưng ông vẫn đau đáu, khắc khoải hướng về miền rẻo cao Tổ Quốc như quê hương, nguồn cội thứ hai của mình.

“Được sống ở Tây Nguyên là may mắn lớn nhất đời tôi. Không có cuộc gặp gỡ với mảnh đất ấy chắc tôi không bao giờ trở thành nhà văn. Tây Nguyên cũng tạo nên tôi, tâm hồn, cuộc đời và rồi văn chương của tôi.” (Nguyễn Trung Thành)

Trong giai đoạn này, Nguyễn Trung Thành chưa có tác phẩm nào nổi bật, tuy vậy thời gian sinh sống tại đây đã giúp ông có được nhiều tư liệu quý giá để viết nên những trang sách đậm chất sử thi về văn hóa, con người của vùng đất đầy nắng và gió này.

+ Năm 1954 khi tập kết ra Bắc, ông trở thành phóng viên Quân đội và gây được tiếng vang dưới bút danh Nguyên Ngọc. Những sáng tác của ông trong giai đoạn này như Rẻo cao, Đất nước đứng lên được nhiều thế hệ bạn đọc yêu thích và các nhà nghiên cứu quan tâm. Nguyễn Trung Thành đã khẳng định được tên tuổi cũng như vị trí của mình trong nền văn học dân tộc với tập Đất nước đứng lên, Mạch nước ngầm. Tuy nhiên Mạch nước ngầm vẫn còn nhiều tranh cãi về vấn đề nhận thức của con người.

+ Từ năm 1962 đến năm 1975, ông vẫn hoạt động ở chiến trường khu V dưới bút danh Nguyễn Trung Thành. Văn hóa và con người Tây Nguyên được ông đưa vào tác phẩm nhiều hơn, trở thành người nghệ sĩ thực thụ của những miền rẻo cao đất nước.

Sáng tác tiêu biểu của nhà văn thời kì này có thể kể đến như truyện ngắn Rừng xà nu (1965) từng đạt Giải thưởng Văn nghệ Nguyễn Đình Chiểu, truyện ký Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1969), tiểu thuyết Đất Quảng (1970).

+ Trong thời kỳ đổi mới, ông đảm nhận vai trò Phó tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ, Trưởng ban sáng tác Hội Nhà văn Việt Nam, góp phần mở đường cho hiện thực tràn vào văn học sau “giấc ngủ” mệt mỏi thời hậu chiến và bao cấp.

Ông cũng khôi phục thể loại phóng sự đã từng có một thời kỳ huy hoàng với những cây bút tên tuổi như Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, Trọng Lang. Ngoài ra nhà văn còn thổi luồng gió mới vào thể loại truyện ngắn, triển khai loạt bài lý luận về văn nghệ, chính trị và hiện thực.

+ Sau khi nghỉ hưu, Nguyễn Trung Thành tích cực tham gia các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nhà văn là một trong những người gây dựng nên Quỹ Văn hóa và Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh, Dự án và Giải thưởng Sách Hay, Đại học Phan Châu Trinh, Viện Phan Châu Trinh.

Sự nghiệp văn học của ông vẫn tiếp tục với những sáng tác thiên về suy ngẫm và hoài niệm, bút ký Các bạn tôi ở trên ấy được giải thưởng văn xuôi năm 2013 của Hội Nhà văn Hà Nội, Có một con đường mòn trên Biển Đông, Tản mạn nhớ và quên, Lắng nghe cuộc sống.

Tư duy sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Trung Thành luôn luôn đổi mới, ngoài văn học ông còn tham gia viết nhiều kịch bản phim, trong đó có những bộ phim khá quen thuộc với khán giả như Đất nước đứng lên, Đường mòn trên biển và dịch thuật một số tác phẩm khác.

II. Phong cách nghệ thuật

Nguyễn Trung Thành là người am hiểu sâu sắc và gắn bó mật thiết với cảnh vật và con người Tây Nguyên. Vì vậy, những thành công lớn nhất với sự nghiệp của anh cũng đều gắn bó với mảnh đất này. Người viết gần gũi và hiểu rõ đời sống cũng như tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng đất này.

- Truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Trung Thành luôn mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn.
- Nguyễn Trung Thành luôn đề cập đến những đề tài về vấn đề trọng đại của dân tộc và nhân dân.
- Nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Trung Thành đều cá tính riêng và mang đậm bản chất của người anh hung sử thi. Họ dũng mãnh, mang nét hoang dại của núi rừng đồng thời trái tim chất chứa nỗi căm thù ngùn ngụt nhưng tâm hồn lúc nào cũng trong sáng và hết sức hồn nhiên như những con người ở thời thơ ấu xa xăm ấy.
- Ngôn ngữ giản dị mang phong vị Tây Nguyên, giàu chất thơ.
- Giọng điệu văn mang âm hưởng trang trọng, hào hùng. Cách kể chuyện khéo léo, hấp dẫn.​
..........................
Sưu tầm và biên tập
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
lang man nguyên ngọc nguyễn trung thành phong vị tây nguyên rừng xà nu sử thi tạp chí văn nghệ truyện ngắn xuất sắc văn hoá và con người tây nguyên văn nghệ giải phóng
2K
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top