SỰ HÒA HỢP GIỮA LÍ TRÍ VÀ CẢM XÚC TRONG VĂN CHƯƠNG

SỰ HÒA HỢP GIỮA LÍ TRÍ VÀ CẢM XÚC TRONG VĂN CHƯƠNG

Bất kì một tác phẩm văn chương nào cũng được hình thành trên sự thống nhất hữu cơ giữa tư tưởng và tình cảm. Giữa cảm xúc của trái tim và lí trí của bộ não. "Nếu tư tưởng trong các dạng thức khác - tác giả viết - làm cho đầu óc của con người ta sáng ra phân biệt được đúng sai, phải trái... thì tư tưởng nghệ thuật - tình cảm được tạo nên bởi cái đẹp - làm cho người ta say mê và làm theo!" Trách nhiệm của mỗi nhà văn luôn có ý thức lách sâu, chắt lọc những vỉa quặng của cuộc đời, kết đọng hạt ngọc tinh túy bên trong tâm hồn người. Những khía cạnh của đời sống cần anh ta khai thác và làm rõ, “ những sự thực” ở đời phải nhờ đến ngoài bút đầy sắc sảo, tinh túy đến từ anh ta,” làm công việc cảnh tỉnh nhân loại và báo hiệu trước tai họa”. Nhưng tất cả những chiều sâu lí tưởng đang nảy mầm bên trong bộ não của anh ta phải được hòa quyện, được ngấm ngầm bầu nóng của trái tim nếu không no sẽ trở thành thứ lí thuyết giáo điều, sáo rỗng, như cái loa phát thanh cho riêng anh ta. Và ngược lại, chỉ có giãi bày tâm tư, những xung đột hay cảm xúc thiết yếu sâu thẳm tâm hồn mình thì rất dễ trở thành thứ tình cảm mông lung, vô vị thay vì tác phẩm cho nhiều thời đại, cho ngàn thế hệ. Khác với đạo đức triết học, những con số của lịch sử hay địa lí, văn học nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng đi qua bờ sông của lí tính,cảm xúc rồi đổ ra biển cả nhân bản.Vừa đồng thời là “ nhà tư tưởng”, vừa là “ sự giãi bày và gửi gắm tâm tư”. Cáo tật thị chúng chính là bài thơ tồn tại trên sự thống nhất hữu cơ ấy. Nó mang một cốt cách, một quan niệm sống đẹp của vị Thiền sư đức trọng tài cao. Tư tưởng Phật giáo hoà quyện với chất thơ, tầm cao sâu triết lí đạo Phật được trang phục bằng lời thơ đẹp, giàu hình tượng và cảm xúc. Ấy là một tư tưởng về sinh lão bệnh tử, cách nhìn về cái chết, sự tan biến của loài người. Chính nó đã và đang dẫn lối bạn đọc, mở mang chiều kích tư duy về bản thể con người hay sự sống trên trái đất. Chẳng có gì biến mất, cũng chẳng có gì tự nhiên xuất hiện, chỉ có sự biến đổi từ dạng này sang dạng khác. Sự thay đổi chính là hiện tượng, sự miên viễn là vĩnh hằng. “Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết/ Ðêm qua sân trước một cành mai” Với thiền sư, chết không phải là biến mất hoàn toàn nơi cõi tạm mà là để hóa thân vào một kiếp đời khác, để tiếp tục được sinh sôi, nảy mầm. Chính cái nhìn đầy lạc quan, an nhiên trước cái chết ấy đã mang lại những ý tứ, triết lí sâu xa. Phải có cảm xúc yêu cuộc sống lắm, nhìn cuộc đời bằng con mắt thiết tha thì Thiền sư mới có thể khơi gợi vẻ đẹp trắng muốt của cành mai nở hoa buổi xuân tàn bên trong tâm hồn độc giả. . Một thứ cảm xúc bay bổng, một con mắt tinh tường nhìn đời với bao quyến luyến. Phải chăng khi đã đủ giác ngộ, trong chính những câu thơ Thiền của Mãn Giác Thiền Sư đã không băn khoăn về sự còn, mất, thăng trầm của bản thân, của vạn hữu vì chính trong sự biến thiên ấy, Ngài đã trực ngộ cái trường cửu bất diệt, không phải một thế giới hay một cái gì bất diệt ở ngoài cuộc đời hay bên kia cuộc đời, mà chính ngay trong cuộc đời này? Đến ngay cả bạn đọc, họ được khai sáng, được truyền tải một cách nhìn đầy độc đáo, khác lạ. Sự khác lạ ấy có thể mang tới sự thanh thản cho tâm hồn người, sự an nhiên suốt cả một đời và bình lặng mà đối diện với những biến thiên vô thường. Cảm xúc nhựa sống của Thiền sư nhiều bao nhiêu thì bạn đọc cũng tràn trề bấy nhiêu. Mảnh đất của tác phẩm được nhà thơ cày xới. Vun vén từ hạt giống của tư tưởng mà nguồn nước trong lành của cảm. Độc giả vừa thức tỉnh vừa say đắm lòng mình, vừa trăn trở trước điều anh ta gửi gắm những cũng được tắm đẫm trong cảm xúc dôi dào

Văn chương có thể gửi gắm,giãi bày qua ngôn từ nghệ thuật. Thơ ca có thể khai sáng nên những ý tứ quảng đại qua hàng hàng lớp lớp vỏ bọc chữ nghĩa. Nhưng nó không bao giờ có thể nói hết , kể hét những gì mình mong muốn truyền tải. Khoảng trống, khoảng trắng sinh ra để tạo nên sự “ lắng đọng ở ô nề”, để bạn đọc có cơi hội bước vào khám phá, khai thác thế giới nghệ thuật mà anh ta thiết lập nên. Thơ ca chỉ là bộ mã hóa kí hiệu mà độc giả khao khát được giải mã, anh ta cũng chỉ là kẻ sáng tác nghệ thuật thông qua các phương tiện biểu hiện khác nhau trên văn bản. Đặc biệt, từ ngữ hay chính xác là ngôn từ nghệ thuật vố có tính đa nghĩa, đa thanh, gợi hình,gợi cảm. Bản chất của thi phẩm là một cấu trức mời gọi, là sự xác lập chưa thông nhất giữa các chữ nghĩa luôn hối thúc bạn đọc phải đi vào sông trong thế giới nghệ thuật mà anh ta tạo nên. Nguyễn Văn Trung trong sách Lược khảo văn học cũng có ý tương tự khi viết: “Cái không viết ra là cái muốn nói lên.”. Với tác phẩm tuyên truyền có thể buộc phải nói rõ ràng rành mạch, phải kể sao cho hết những gì anh ta mong muốn truyền đạt nhưng văn chương nói chung và thơ ca nói riêng thì không. Đành rằng thơ ca thì luôn bị giới hạn trong khuôn khổ nhất định, câu chữ nhất định, nó sẽ chẳng cơ hội đễ phơi trải, diễn giải nhiều như tiểu thuyết thì càng phải dựng lên những khoảng trống khoảng trắng. Bất kì tác phẩm nào cũng thế thôi, đều có “ sự chông chênh giữa khả giải và bất khả giải”.Một quãng nghỉ như bức tranh thủy mặc để độc giả tĩnh tâm, lăng động lòng mình hơn, và thậm chí là ám ảnh về nó Thơ haiki – phải chăng một thể thơ được xem là ngắn nhất thể giới thì khả dĩ đã tồn tại những khoảng trống, khoảng trắng rất đặc biệt:

Từ bốn phương trời xa

Cánh hoa đào lả tả

Gợn sóng hồ Bina

Vạn vật đều chỉ là những nét chấm phá, gợi mở để bạn đọc liên tưởng đến những sự vật, hiện tượng khác nhau. Cánh hoa vốn mỏng manh thì làm sao có thể gợn sóng cả một mặt hồ sông lớn. Nhưng bởi có khoảng trắng nên người ta có thể liên tưởng trước mặt mình là khung cảnh của những mối tương giao màu nhiệm ấy. Một vũ trụ được thiết lập rồi lại tách thành các tiểu vũ trụ, rofip sẽ lay động đến nhau mặc cho khoang cách , sự dài rộng của thời gin. Nếu chỉ trên mặt, nó đơn thuần là miêu tả cảnh tượng bình thường thì đằng sau đó là cả trường liên tưởng với 17 âm tiết và được xếp 3 dòng theo thứ tự 5-7-5, sử dụng thành thạo nghệ thuật tương phản cũng gop phần biểu lộ, tạo dựng khoảng trắng. Khoảng trốn sinh ra để mang đến những cách lí giải khác nhau, sự trường tồn vĩnh cửu nhăm phụ họp với tầm tiếp nhận của mỗi người, Haiku cũng chẳng phải ngoại lệ. Bạn đọc còn có thể lí giải rằng từ bốn phương trời xa, nhà thơ nhìn hoa đào rụng xuống và chợt nhớ lại cảnh tượng trên hồ Bina, trên quê hương mình từng gắn bó.gợn sóng có dừng lại chỉ là tác động về sóng nước? Hay nó chính là gợn lòng, là những xáo trộn biến đổi. Sẽ chẳng có một đáp án cuối cùng cho qúa trình tiếp nhận hay lí giải khoảng trống ấy. Tùy vào cách đối diện với mỗi trang văn, đồng điệu của anh ta sẽ mang tới con mắt, cách cảm thụ mới mẻ, đa dạng mà khó lòng giống nhau. Có khoảng trống, khoảng trắng, văn học mới vươn tầm cao, mới không nhàm chán nhạt nhẽo mà luôn nỗ lực làm mới,đổi mới chính mình

Khoảng trống, khoảng trắng – sự bí ẩn mà tác giả để lại cho đời sau còn thấm đẫm trong lời thơ Nguyễn Bính. Người ta thấy thơ ông bình dị, chân quê nhưng là chất quê theo cách rất riêng rất lưng chừng, và rất dễ khiến cho ta phải băn khoăn, phải trăn trở đi tìm lời giải đáp cho những chỗ trống còn sót lại.

“Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?”

Kết cấu câu nghi vấn đã gợi lên những trường liên tưởng cho độc giả, để lại một khoảng trống để độc giả tự do suy nghĩ, diễn giải. Hình ảnh cau, giầu ở đây không chỉ dừng lại ở sự vật đơn thuần. Nó đại diện cho sính lễ trong ngày đại trọng, thể như tình yêu hứa hẹn trăm năm, sự khăng khít gắn kết đến bền chặt. Cau thôn đoài là đại diện cho người con trai, đại diện cho tình cảm nhớ nhung và khao khát một cuộc hôn nhân viên mãn, trọn vẹn với người con gái. Liệu thôn nào là đại diện cho thôn Đông? Hay chỉ là sự lấp lửng, bỏ ngỏ để bạn đọc có thể tưởng tượng theo nhiều chiều hướng khác nhau. Khoảng trống, khoảng trắng đọng lại trên từng câu chữ, trong kết cấu câu hỏi, lưng chừng mà chưa có đáp án nào thoả đáng. Tuỳ vào mỗi vốn liếng thẩm mĩ khác nhau của chúng ta, trường liên tưởng sẽ đưa ta tự do bước trên câu thơ Nguyễn Bính, trên những dấu chấm lửng mà ông còn lỡ dở. Không nói hết, không nói trắng toàn vẹn, chỉ làm công việc khơi gợi nhưng sự khơi gợi đã đủ mang lại giá trị sâu sắc với tác phẩm. Sự bí ẩn sẽ được khám phá, khám phá nhờ vào tiềm thức
 
  • tải xuống.jpg
    tải xuống.jpg
    8.7 KB · Lượt xem: 193
1K
0
0
Trả lời

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.