Truyện “Sự tích Hồ Gươm” giải thích tên gọi của Hồ Gươm (Hoàn Kiếm), dân gian muốn giải thích, ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính nhân dân của khởi nghĩa Lam Sơn. Truyện đề cao, suy tôn vai trò của Lê Lợi, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã được nhân dân hết lòng ủng hộ, có công đánh đuổi giặc, đem lại thái bình cho đất nước, nhân dân.
I. Tìm hiểu chung
1. Thể loại
Thể loại truyền thuyết:
-Truyền thuyết địa danh
- Truyền thuyết về người anh hùng Lê Lợi
2. Kiểu văn bản: Tự sự
3. Sự kiện chính
- Giặc Minh đô hộ, nghĩa quan Lam Sơn nổi dậy nhưng thất bại. Long Quân quyết định cho mượn gươm thần.
- Lê Thận nhặt lưỡi gươm dưới nước.
- Lê Lợi gặp lưỡi gươm trên rừng, tra vào nhau như in.
- Từ đó nghĩa quân nhanh chóng quét sạch giặc ngoại xâm
- Đất nước thanh bình, Lê Lợi lên làm vua, Long Quân cho đòi lại gươm thần
- Vua trả gươm, từ đó hồ Tả vọng mang tên Hồ Gươm (nay gọi là Hồ Hoàn Kiếm).
4. Bố cục: 2 phần
- Phần 1 (Từ đầu → đất nước): Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần.
- Phần 2 (Còn lại): Long Quân đòi lại gươm thần.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần
a. Hoàn cảnh đất nước
- Đất nước bị giặc Minh đô hộ hung bạo → Khiến lòng dân căm hận, nhân dân vào cảnh lầm than.
- Nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy khởi nghĩa nhưng còn non yếu → Chưa thành công.
→ Long Quân cho mượn gươm thần giết giặc (chi tiết kì ảo).
⇒ Việc bảo vệ bờ cõi của dân tộc, trừ gian diệt bạo của nghĩa quân Lam Sơn được tổ tiên, thần linh giúp đỡ.
b. Cách Long Quân cho mượn gươm
- Lê Thận bắt được lưỡi gươm dưới nước sau 3 lần thả lưới.
- Lưỡi gươm gặp Lê Lợi thì sáng lên hai chữ “Thuận Thiên”.
- Lê Lợi gặp được chuôi gươm trên rừng.
- Tra lưỡi gươm vào chuôi thì vừa như in.
- Lê Thận dâng gươm lên cho Lê Lợi.
c. Diễn biến: Đây là một chi tiết kì ảo
- Lê Thận nhặt được lưỡi gươm dưới nước.
- Khi Lê Lợi đến nhà Lê Thận, thanh gươm chợt sáng lên hai chữ ''Thuận thiên''.
- Lê Lợi nhặt được chuôi gươm trên ngọn cây đa, tra vào thì vừa in.
- ''Đây là ý trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc''.
⇒ Hai chữ ''Thuận thiên'' chỉ ý trời; việc Lê Lợi chỉ huy nghĩa quân, giành thắng lợi là được trời giúp, là chính nghĩa. Đồng thời cũng là việc thuận lòng dân, được nhân dân ủng hộ.
Việc lưỡi gươm tìm thấy ở dưới nước, chuôi gươm tìm thấy ở trên rừng mang ý nghĩa sâu sắc: thể hiện sự đoàn kết nhất trí, từ miền ngược đến miền xuôi, từ đồng bằng hay rừng núi đều quyết tâm đấu tranh chiến thắng kẻ thù.
- Kết quả: Nghĩa quân trở nên lớn mạnh, chiến thắng kẻ thù.
=> Ý nghĩa:
- Khả năng cứu nước có ở khắp nơi từ miền ngược đến miền xuôi.
- Tính chất đoàn kết, chính nghĩa, quân dân trên dưới một lòng.
2. Long Quân đòi lại gươm
a. Cách đòi và trao lại gươm thần
-Nhân dịp vua ngự thuyền rồng dạo chơi trên hồ Tả Vọng, Long Quân sai rùa lên đòi lại gươm.
- Khi thuyền đến giữa hồ rùa nhô lên, vua nâng gươm trả Rùa vàng.
b. Ý nghĩa
- Giải thích tên gọi Hồ Hoàn Kiếm
- Đánh dấu và khẳng định chiến thắng hoàn toàn của nghĩa quân Lam Sơn.
- Phản ánh tư tưởng, tình cảm yêu hòa bình đã thành truyền thống của nhân dân ta.
- Ý nghĩa cảnh giác răn đe với những kẻ có ý dòm ngó nước ta.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Truyện Sự tích hồ Gươm ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc.
2. Nghệ thuật
Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo, giàu ý nghĩa (như Rùa vàng, gươm thần).
I. Tìm hiểu chung
1. Thể loại
Thể loại truyền thuyết:
-Truyền thuyết địa danh
- Truyền thuyết về người anh hùng Lê Lợi
2. Kiểu văn bản: Tự sự
3. Sự kiện chính
- Giặc Minh đô hộ, nghĩa quan Lam Sơn nổi dậy nhưng thất bại. Long Quân quyết định cho mượn gươm thần.
- Lê Thận nhặt lưỡi gươm dưới nước.
- Lê Lợi gặp lưỡi gươm trên rừng, tra vào nhau như in.
- Từ đó nghĩa quân nhanh chóng quét sạch giặc ngoại xâm
- Đất nước thanh bình, Lê Lợi lên làm vua, Long Quân cho đòi lại gươm thần
- Vua trả gươm, từ đó hồ Tả vọng mang tên Hồ Gươm (nay gọi là Hồ Hoàn Kiếm).
4. Bố cục: 2 phần
- Phần 1 (Từ đầu → đất nước): Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần.
- Phần 2 (Còn lại): Long Quân đòi lại gươm thần.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần
a. Hoàn cảnh đất nước
- Đất nước bị giặc Minh đô hộ hung bạo → Khiến lòng dân căm hận, nhân dân vào cảnh lầm than.
- Nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy khởi nghĩa nhưng còn non yếu → Chưa thành công.
→ Long Quân cho mượn gươm thần giết giặc (chi tiết kì ảo).
⇒ Việc bảo vệ bờ cõi của dân tộc, trừ gian diệt bạo của nghĩa quân Lam Sơn được tổ tiên, thần linh giúp đỡ.
b. Cách Long Quân cho mượn gươm
- Lê Thận bắt được lưỡi gươm dưới nước sau 3 lần thả lưới.
- Lưỡi gươm gặp Lê Lợi thì sáng lên hai chữ “Thuận Thiên”.
- Lê Lợi gặp được chuôi gươm trên rừng.
- Tra lưỡi gươm vào chuôi thì vừa như in.
- Lê Thận dâng gươm lên cho Lê Lợi.
c. Diễn biến: Đây là một chi tiết kì ảo
- Lê Thận nhặt được lưỡi gươm dưới nước.
- Khi Lê Lợi đến nhà Lê Thận, thanh gươm chợt sáng lên hai chữ ''Thuận thiên''.
- Lê Lợi nhặt được chuôi gươm trên ngọn cây đa, tra vào thì vừa in.
- ''Đây là ý trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc''.
⇒ Hai chữ ''Thuận thiên'' chỉ ý trời; việc Lê Lợi chỉ huy nghĩa quân, giành thắng lợi là được trời giúp, là chính nghĩa. Đồng thời cũng là việc thuận lòng dân, được nhân dân ủng hộ.
Việc lưỡi gươm tìm thấy ở dưới nước, chuôi gươm tìm thấy ở trên rừng mang ý nghĩa sâu sắc: thể hiện sự đoàn kết nhất trí, từ miền ngược đến miền xuôi, từ đồng bằng hay rừng núi đều quyết tâm đấu tranh chiến thắng kẻ thù.
- Kết quả: Nghĩa quân trở nên lớn mạnh, chiến thắng kẻ thù.
=> Ý nghĩa:
- Khả năng cứu nước có ở khắp nơi từ miền ngược đến miền xuôi.
- Tính chất đoàn kết, chính nghĩa, quân dân trên dưới một lòng.
2. Long Quân đòi lại gươm
a. Cách đòi và trao lại gươm thần
-Nhân dịp vua ngự thuyền rồng dạo chơi trên hồ Tả Vọng, Long Quân sai rùa lên đòi lại gươm.
- Khi thuyền đến giữa hồ rùa nhô lên, vua nâng gươm trả Rùa vàng.
b. Ý nghĩa
- Giải thích tên gọi Hồ Hoàn Kiếm
- Đánh dấu và khẳng định chiến thắng hoàn toàn của nghĩa quân Lam Sơn.
- Phản ánh tư tưởng, tình cảm yêu hòa bình đã thành truyền thống của nhân dân ta.
- Ý nghĩa cảnh giác răn đe với những kẻ có ý dòm ngó nước ta.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Truyện Sự tích hồ Gươm ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc.
2. Nghệ thuật
Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo, giàu ý nghĩa (như Rùa vàng, gươm thần).
Sửa lần cuối:
- Từ khóa
- hồ gươm hoàn kiếm sự tích hồ gươm