Suy nghĩ rút ra sau khi đọc bài Câu chuyện nến cháy

Suy nghĩ rút ra sau khi đọc bài Câu chuyện nến cháy

Mỗi câu chuyện sẽ đem đến cho bạn đọc những suy tư riêng mình. Câu chuyện của ngọn nến vì sợ hãi mà tắt đi ánh sáng gợi cho chúng ta biết bao điều về con người và cách sống giữa cuộc đời này để sống sao không hoài phí. Cùng tới với câu chuyện đọc và những Suy nghĩ rút ra sau khi đọc bài Câu chuyện nến cháy trong bài viết này nhé.

Câu chuyện nến cháy​


Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt ở giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọn nến và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã đem lại ánh sáng cho cả căn phòng. Mọi người đều trầm trồ: “Ồ, nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì mất.”. Nghe thấy vậy, nến vui sướng dùng hết sức mình đẩy lui bóng tối xung quanh.

Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra lăn dài theo thân nến. Nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến giật mình: “Chết mất, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?”. Nghĩ rồi, nến nương theo một cơn gió thoảng để tắt phụt đi. Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi nến im lìm.

Mọi người trong phòng nhớn nhác bảo nhau: “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện vì tầm quan trọng của mình. Nhưng bỗng một người đề nghị: “Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm đèn dầu”. Mò mẫm trong bóng tối ít phút, người ta tìm được một chiếc đèn dầu. Đèn dầu được thắp lên còn ngọn nến cháy dở thì bị bỏ vào ngăn kéo tủ.

Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng nữa. Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi.

Bởi vì nó là ngọn nến.

(Theo nguồn Internet)​

Bài học: Không nên sống ích kỉ, ích kỉ là một thói xấu hay gặp và dễ mắc phải. Không nên chỉ vì cái ích kỉ của bản thân mà không nghĩ đến người khác vì đem lại hạnh phúc cho người khác cũng là mang lại hạnh phúc cho chính mình. Dù ở vị trí nào chúng ta cũng phải biết cống hiến toàn bộ khả năng của mình để trở thành người sống có ích cho mọi người. Có như thế con người mới không hối tiếc vì đã sống hoài, sống phí.
câu chuyện của ngọn nến.png

Bài học từ những ngọn nến cháy​

Mỗi chúng ta sống trên đời này có khác gì một cây nến đâu nhỉ? Thử nghĩ xem, khi chúng ta cất tiếng khóc chào đời, ấy là khi ngọn lửa sinh mệnh bắt đầu được thắp. Ngọn lửa ấy như tuổi thọ của một người, có thể kéo dài thật lâu hoặc có thể chỉ ngắn ngủi được đôi ba năm, hoặc vài tháng. Khi ngọn nến ấy đã hết sáp dầu, sợi bấc kia đã nhuốm đầy tàn muội, lửa bỗng lóe lên tia sáng cuối cùng rồi tắt lịm. Cũng như cách một người trút hết hơi thở cuối cùng rồi ra đi.

Số phận của con người thật muôn hình vạn trạng, như cách mỗi một ngọn nến được sử dụng và duy trì ánh sáng, đều rất khác nhau…

Đôi lúc, tôi nghĩ về những người thân đã khuất, những người bạn tôi quen, giờ đã ở thế giới bên kia. Tôi cũng nghĩ về tôi, về những ngọn nến tôi thường châm lên khi cầu nguyện cho họ.

Hình dạng, màu sắc, chất liệu, mùi hương của cây nến cũng giống như mỗi người có một hình tướng riêng biệt.

Mục đích sử dụng của cây nến cũng rất nhiều, giống như mục đích sống của cuộc đời mỗi chúng ta.

Có cây nến sinh ra để làm mồi – thắp lên ngọn lửa cho những cây đèn khác. Có chiếc nến thắp lên để chiếu sáng, xua đi những khoảng bóng tối đang bao trùm hay giúp con người ta bớt sợ hãi mà đi qua những đêm mưa rào sấm sét. Cái khác thì được dùng để thư giãn tinh thần. Đa phần được dùng trong cầu nguyện. Có khi lại dùng để làm đẹp, làm ấm cho không gian phòng ốc, có lúc dùng để đốt đi những đồ vật khác. Có chiếc nến được dùng để chúc mừng và chia vui nhưng có những cây lại dùng để chia buồn và tạm biệt

Có cây nến được đứng vững vàng nơi giá đỡ, nhưng cũng có những cây phải đứng một mình mà dễ dàng gãy đổ. Có cây nến được bình yên mà cháy “hết” những gì mà nó “có”. Nhưng có những cây phải đón những cơn gió từ chung quanh, những hạt mưa vô tình từ ngoại cảnh. Điều đó có thể khiến việc cháy sáng gặp khó khăn, thậm chí có khi, khiến ngọn lửa kia dễ dàng bị tắt ngấm.

Mỗi chúng ta sống trên đời này có khác gì một cây nến đâu nhỉ? Thử nghĩ xem, khi chúng ta cất tiếng khóc chào đời, ấy là khi ngọn lửa sinh mệnh bắt đầu được thắp. Ngọn lửa ấy như tuổi thọ của một người, có thể kéo dài thật lâu hoặc có thể chỉ ngắn ngủi được đôi ba năm, hoặc vài tháng. Khi ngọn nến ấy đã hết sáp dầu, sợi bấc kia đã nhuốm đầy tàn muội, lửa bỗng lóe lên tia sáng cuối cùng rồi tắt lịm. Cũng như cách một người trút hết hơi thở cuối cùng rồi ra đi.

Có bao giờ bạn tự hỏi…

“Ngọn nến” của bạn đã cháy hết bao nhiêu rồi? Và bạn sẽ còn cháy được trong bao lâu nữa?

Nếu những năm tháng ta sống như một đốm lửa, được cháy trên ngọn nến cuộc đời, thì ta sẽ cháy vì điều gì?

Những câu hỏi thật mơ hồ mà cũng đầy chân thật, và những câu trả lời thì vô tình “lặng yên” và chông chênh lắm.

Đôi khi tôi cảm thấy rằng, chúng ta cũng có thể như những ngọn nến kia, cùng giúp nhau “sáng” lên, cùng xua đi sự tối tăm – sợ hãi đang ngự trị, thắp lên cho nhau những niềm tin vào cuộc đời phía trước…

Cuối cùng tôi có nhớ đến một câu:

“Một ngọn nến có thể thắp sáng cho hàng ngàn ngọn nến khác mà vẫn không bị tàn nhanh hơn.

Cũng vậy, hạnh phúc không thể nào bị vơi đi khi chúng ta mang ra chia sẻ”.

Câu nói có thể là bài học hay nhất mà những ngọn nến ấy đã dạy cho tôi. Và tôi rất biết ơn điều đó.



Hoa Viên​
Suy nghĩ rút ra sau khi đọc bài Câu chuyện nến cháy có đồng nhất với suy nghĩ của bạn về câu chuyện không? Nếu bạn có những điều suy tư khác hãy cùng để lại bình luận cho mình biết nhé.
 
Từ khóa Từ khóa
câu chuyện nến cháy không nên sống ích kỉ phải biết cống hiến
  • Love
Reactions: QuangNhat
988
1
1
Trả lời

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.