Mọi người có thể góp một vài ý về bài phân tích cảm nghĩ người đọc về câu chuyện "Ai mua cha không" được không ạ? Tại nó không có văn mẫu với gv chưa hương dẫn nên em không biết phải phân tích như thế nào
Đích đến cuối cùng của câu chuyện cổ dân gian mong muốn con ngưởi trở nên hoàn thiện về cả nhân cách lẫn tâm hồn. Đến với câu chuyện “Ai mua cha không?” – văn học dân gian Phú Yên cũng hướng tới các bài học nhân sinh, rèn luyện phẩm chất cho mỗi người. Lòng hiếu thảo là một trong những đức tính cần có của mỗi người và cũng là nội dung lớn của truyện.
Nhân vật chính trong “Ai mua cha không?” là nhân vật người cha:
- Ngoại hình: Ông cụ đã 80 tuổi, đầu tóc bạc phơ, lưng còng, mắt kém, tay chống gậy tre.
- Hành động: Giữa trưa hè oi bức, một ông già yếu sức đã đi khắp nơi để rao bán mình. Lời rao bán cũng thật đặc biệt: “Ai mua cha không?”. Lời rao bán của ông, ai nghe cũng phải bật cười. Người ta phải bán những thứ cần dùng, có ích cho người mua, ai lại đi bán “Cha” bao giờ. Nếu mà bán người thì phải bán những người mạnh khỏe, biết cày cấy, lên rừng đốn cây… nhưng đây là một ông già yếu đuối chẳng làm được gì cả.
- Ý nghĩa của hành động:
+ Người cha đang đi tìm người con hiếu thảo để dành cho họ ấy phần thưởng xứng đáng.
- Cuộc hành trình đi tìm “người con hiếu thảo”:
+ Hình ảnh người con ruột: Những đứa con ruột đã quên mất bổn phận của một người con, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau và sau khi nhận được gia tài của riêng mình bọn chúng đã bỏ mặc người cha già.
->Chính điều đó đã thôi thúc người cha đi tìm “người con hiếu thảo”.
- Hình ảnh tên nhà giàu: Hắn cũng có cùng suy nghĩ với những đứa con ruột của người cha. Vô ơn, tham lam, ích kỉ, không biết ơn công sinh thành của cha mẹ lại còn hắt hủi cha mẹ khi họ về già.
- Đôi vợ chồng trẻ nghèo: Người cha cũng vẫn không từ bỏ, vẫn quyết đi tìm ra những người con có tấm lòng hiếu thảo, thật may mắn người cha đã tìm ra được người con của mình. Đó chính là đôi vợ chồng trẻ nghèo, tuy nghèo về vật chất nhưng tinh thần tràn đầy tình yêu thương. Họ sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ và yêu thương người cha già bằng chính “trái tim”. Họ phụng dưỡng cha già một cách vui vẻ và cha chính là điểm tựa để cho đôi vợ chồng ấy tựa vào, ngôi nhà trở lên ấm cúng và hạnh phúc hơn. Họ đã có cha, họ không phải là những người con mồ côi nữa, Người cha đã tìm ra những đứa con ngoan. Phần thưởng xứng đáng dành cho những người con ngoan không chỉ là tình thương của người cha mà còn có cả một gia tài lớn của người cha. Ông đã để lại toàn bộ số tài sản của mình dành cho những người con xứng đáng.
Như vậy, câu chuyện được chia thành hai tuyến nhân vật: người con bất hiếu (đại diện là những người con ruột và tên nhà giàu); người con hiếu thảo (đại diện đôi vợ chồng trẻ). Cuộc hành trình đi thử lòng thiên hạ của người cha là một cuộc hành trình đầy gian nao, người cha đã không thể tìm những người con ngoan ngay trong chính gia đình của mình, tiếp tục trên cuộc hành trình đó ông đã bắt gặp rất nhiều hình ảnh giống như những đứa con ruột của mình. Ông không hề trách mắng, giận dữ hay bỏ cuộc. Người cha tiếp tục cuộc hành trình, cuối cùng ông đã tìm được người con xứng đáng.
Qua câu chuyện “Ai mua cha không?” nhắc nhở chúng ta hiếu thảo là một đức tính cao đẹp của con người, thể hiện lòng tôn kính và biết ơn đối với cha mẹ. Những người con hiếu thảo luôn được xã hội đề cao, kính trọng và nhận được phần thưởng xứng đáng.