Tản văn là gì? Đặc trưng của tản văn, sự khác và giống nhau giữa tản văn, tự sự, ký sự là gì?

Tản văn là gì? Đặc trưng của tản văn, sự khác và giống nhau giữa tản văn, tự sự, ký sự là gì?

Vanhoctre
VanhoctreVanhoctre đã được xác minh
  • Thành viên BQT
  • Văn Học Trẻ đến từ Việt Nam
Tản văn là gì? Tản văn là thể loại văn học chú trọng việc ghi lại những gì đã trải qua, đã nghe thấy, cảm thấy, thể nghiệm liên tưởng của cái tôi hoặc ghi lại những câu chuyện, những trạng thái cảnh vật hoặc trữ tình hoài niệm; là loại tác phẩm văn học giàu tính trữ tình, rộng rãi về đề tài, tinh túy về nội dung, khuôn khổ tương đối nhỏ, ngôn ngữ tự nhiên mới mẻ, thủ pháp biểu hiện linh hoạt, văn phong sáng sủa.
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa Từ khóa
tản văn tản văn là gì văn học
9K
5
3
Trả lời
Nền văn học của dân tộc ta có rất nhiều các thể loại khác nhau từ văn xuôi, thơ ca trữ tình…Trong đó, tản văn là một thể loại khá phổ biến. Vậy tản văn là gì, cách viết thế nào và đặc điểm tản văn trong nền văn học Việt Nam như thế nào? Hãy cùng theo dõi để hiểu hơn về thể loại tản văn nhé.

Tản văn loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả phong cảnh, khắc họa nhân vật. Lối thể hiện đời sống của tản văn mang tính chất chấm phá, không nhất thiết đòi hỏi có cốt truyện phức tạp, nhân vật hoàn chỉnh nhưng có cấu tứ độc đáo, có giọng điệu, cốt cách cá nhân. Điều cốt yếu là tản văn tái hiện được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội, bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩa mang đậm bản sắc cá tính của tác giả.

Trong văn học cổ, tản văn bao gồm các áng văn kinh, truyện, tử, tập như Mạnh Tử, Tả truyện, Sử kí, các bài biểu, chiếu, cáo,hịch, phú, minh, luận,… Trong văn học hiện đại, tản văn bao gồm các thể kí, tuỳ bút, văn tiểu phẩm, văn chính luận, tạp văn, ngụ ngôn, chân dung văn học,…

Tản văn là loại văn tự do, dài ngắn tuỳ ý, cách thể hiện đa dạng, đặc biệt là thể hiện nổi bật chính kiến và cá tính tác giả, có truyền thống lâu đời và sức sống mạnh mẽ.

4760


(Tản văn của Akira)​

Đặc điểm của tản văn

– Tản văn mang tính trữ tình cao:

+ Những bài tản văn đều là những cảm nhận của tác giả, từ đó mượn lời nói ngôn từ để giãi bày tâm tư, tình cảm, cảm xúc nên bao giờ tản văn cũng giàu chất trữ tình, cái tôi của tác giả. Tản văn là viết về những gì xảy ra với chính mình, dù là viết về người khác thì cốt lõi vẫn là hình ảnh của mình trong đó. Vì vậy, yếu tố chân thực, chân thành luôn được đề cao.

+ Trong sáng tác của tản văn tuy đề tài rộng, là cái có thể gặp nhưng phải bám vào con người, viết về con người một cách chân thành và có thể nghiệm cao. Bởi vậy, nó đòi hỏi một kinh nghiệm nghệ thuật tương đương cũng như phải được kiểm duyệt bằng lịch sử, không thể chắp vá ở đâu được.

– Tản văn có hơi hướng phóng túng, tự do:

+ Tất cả các yếu tố về đề tài, lập ý, bố cục hay sử dụng các thủ pháp nghệ thuật đều rất phóng túng, tự do chính vì vậy không theo một khuôn mẫu có sẵn, ít tính quy phạm và hạn chế bởi tản văn luôn lấy cảm nhận, giãi bày của tác giả làm trung tâm.

+ Đề tài trong các sáng tác của tản văn rất rộng, bao hàm từ lịch sử, xã hội, địa lý đến triết học, nghệ thuật…Tất cả được các tác giả vận dụng và đưa vào bài viết một cách chân thực, tình ý nồng đậm và triết lý sâu sắc để thu hút độc giả.

+ Dạng thức của tản văn phức tạp, phong phú gồm tùy bút, hồi kí, tốc kí, tiểu phẩm văn…Nhưng khuôn khổ của tản bút rất nhỏ, ngắn. Hình thức cũng rất linh hoạt và mang đặc điểm của nhiều thể loại khác, có thể lảnh lót như thơ, cũng có thể hoành tráng như khúc hành ca hay sinh động như các tiểu thuyết.

– Tản văn mang kết cấu hết sức tự do:

+ Không giống như thơ ca có “khai, thừa, chuyển, hợp”, kịch có phân hồi kịch mà tản văn không chú trọng vào đó, nó lúc gần lúc xa, có sự giao thoa giữa hiện thực và lịch sử, tự nhiên và xã hội. Vì vậy nó mang đến cho người đọc những cảm xúc như tản mạn, nhưng không phải là lộn xộn, mất trật tự.

– Tản văn mang ngôn ngữ bóng bẩy, súc tích: Ngôn ngữ ở đây luôn được chú trọng, trong sáng, tươi mới và tự nhiên. Không cần quá chú trọng tình tiết, đời sống nhân vật hay tình cảm phải dạt dào, mãnh liệt như thơ mà nó là những gì tác giả thấy, nghe, cảm nhận nên cảm xúc, ngôn từ ở đây tươi tắn, trong sáng, tự nhiên.

Kỹ năng viết tản văn

– Tản văn là một thể loại không khó nhưng ít ai có thể tự viết một cách nhuần nhuyễn. Quan trọng phải tìm hiểu kỹ đề tài, quá trình tm hiểu tạo ra sản phẩm mới.

Nhà văn Đỗ Phấn đã nói rằng tản văn không có số chữ quá nhiều nhưng lại vô cùng tốn chữ bởi mỗi câu chữ viết ra phải cân nhắc thật kĩ để truyền tải thông điệp, ý nghĩa một cách hiệu quả nhất tránh phí phạm.

– Như vậy kỹ năng cần thiết cho một người viết tản văn hay là phải trau dồi vốn ngôn từ, lối hành văn mang đậm phong cách riêng của tác giả để thu hút người đọc.

Phân biệt tản văn và tùy bút

Tản văn và tùy bút cùng xuất hiện vào thời trung đại, thuộc thể loại văn xuôi tự sự – trữ tình, đều viết dựa trên những điều có thực. Tuy nhiên giữa tản văn và tùy bút vẫn có điểm khác biệt, đó là:

– Tản văn có đề tài rộng lớn bao quát hơn, là thể loại phóng túng và tự do nhất. Tản văn không phải là hư cấu, không đề cao tình tiết, cốt truyện như tiểu thuyết, truyện ngắn; cũng không quan tâm đến phải thâm nhập trường kì của tác giả. Bởi tất cả mọi thứ từ những gì nhỏ nhặt nhất có thể là tiếng đàn, chuyện nào đó ồn ào ngoài kia… cũng trở thành cái cớ cho một bài tản văn ra đời. Điều cốt lõi là nhà văn gửi gắm cảm xúc, tình cảm, suy tư làm sao để đủ chiều rộng và độ sâu trong lòng độc giả của mình.

– Tùy bút lại là một nhánh nhỏ trong đề tài bao la của tản văn. Tùy bút mang nét phóng túng nhưng phóng túng này mang đậm cái tôi của nhà văn. Đòi hỏi tác giả phải trải qua hành trình dài, thậm chí là gian nan, vất vả để cho ra một tác phẩm tùy bút hay.

Tản văn – thể loại không dành cho người trẻ viết ?!

Đọc nhan đề này có khiến bạn tò mò và tự hỏi nhiều không? Giới trẻ đang rất chuộng và viết rất nhiều tản văn cơ mà?

Người trẻ bây giờ rất dễ dàng viết ra mấy dòng cảm xúc, thể hiện bằng văn xuôi, từ ngữ ướt át nghe mùi mẫn có vẻ đầy tâm trạng và gọi là tản văn. Tản văn cũng từng một thời được cho là những chuyện tào lao, lan man chỉ dành cho những cây bút nghiệp dư, những nhà văn không chuyên…và chúng rất dễ đi vào quên lãng. Thế nhưng bây giờ, tản văn đã có rất nhiều tác phẩm gắn liền với các nhà văn tên tuổi, và trong những nhộn nhịp của đời sống hiện nay, trong lúc con người ta đang hối hả chuyện miếng cơm, manh áo, những trang tản văn trở thành những lúc lắng lòng lại để cùng nghĩ về từng giây phút con người bỏ quên hạnh phúc của mình, và bỏ quên nhau, hay ít nhất nghĩ về cuộc đời ở một tâm trạng thoải mái nhất…

Tản văn, như những gì đã nêu ở phần trên, hiện tại đã trở thành một thể loại đầy cuốn hút, tuy nhiên, khi trở nên đại trà, những bản sắc và tiêu chuẩn thường không còn đươc chú ý nhiều, điều này dẫn đến chất lượng bắt đầu giảm bớt, khiến người đọc không còn tha thiết với dòng văn ngắn súc tích này nữa.

Theo nhận định của giới chuyên môn, tản văn thành công là tác phẩm phải đẩy được cái ý, diễn đạt tới tận cùng từ những vấn đề nhỏ. Và một điều cũng quan trọng không kém là độ tương tác cao của tản văn với đời sống. Cũng là điều thể hiện được cái nhìn của chính tác giả đối với cái nhìn của phong trào, của xã hội.

Tản văn, là thể loại dễ đọc mà khó viết, hoặc ngược lại: dễ viết thì khó đọc, là thể loại mà bất kì đối tượng nào cũng có thể tham gia.

Bên lề: Trong cuộc thi trước, cuộc thi viết “Mùa yêu đầu”, đã nhận được rất nhiều tác phẩm tản văn, có một vài cây bút viết rất khá, ví như “Vùng kí ức” của nick thành viên Moonlight. Còn lại, đa số các cây bút trẻ viết cũng khá tốt, nhưng đều là kiểu từ ngữ đèm đẹp, câu văn mướt buồn, đọc giống như đau thương, giống như da diết, nhưng lại chẳng chân thật, chẳng chạm vào được trái tim người đọc. Tôi tạm gọi là những lời “tán tỉnh” hoa mĩ của cậu công tử nhà giàu nhưng chẳng thể có tình yêu của người đẹp.

tanvanẢnh1.png


tanvan2.png


tanvan3.png
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Nền văn học của dân tộc ta có rất nhiều các thể loại khác nhau từ văn xuôi, thơ ca trữ tình…Trong đó, tản văn là một thể loại khá phổ biến. Vậy tản văn là gì, cách viết thế nào và đặc điểm tản văn trong nền văn học Việt Nam như thế nào? Hãy cùng theo dõi để hiểu hơn về thể loại tản văn nhé.

Tản văn loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả phong cảnh, khắc họa nhân vật. Lối thể hiện đời sống của tản văn mang tính chất chấm phá, không nhất thiết đòi hỏi có cốt truyện phức tạp, nhân vật hoàn chỉnh nhưng có cấu tứ độc đáo, có giọng điệu, cốt cách cá nhân. Điều cốt yếu là tản văn tái hiện được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội, bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩa mang đậm bản sắc cá tính của tác giả.

Trong văn học cổ, tản văn bao gồm các áng văn kinh, truyện, tử, tập như Mạnh Tử, Tả truyện, Sử kí, các bài biểu, chiếu, cáo,hịch, phú, minh, luận,… Trong văn học hiện đại, tản văn bao gồm các thể kí, tuỳ bút, văn tiểu phẩm, văn chính luận, tạp văn, ngụ ngôn, chân dung văn học,…

Tản văn là loại văn tự do, dài ngắn tuỳ ý, cách thể hiện đa dạng, đặc biệt là thể hiện nổi bật chính kiến và cá tính tác giả, có truyền thống lâu đời và sức sống mạnh mẽ.

View attachment 4760

(Tản văn của Akira)​

Đặc điểm của tản văn

– Tản văn mang tính trữ tình cao:

+ Những bài tản văn đều là những cảm nhận của tác giả, từ đó mượn lời nói ngôn từ để giãi bày tâm tư, tình cảm, cảm xúc nên bao giờ tản văn cũng giàu chất trữ tình, cái tôi của tác giả. Tản văn là viết về những gì xảy ra với chính mình, dù là viết về người khác thì cốt lõi vẫn là hình ảnh của mình trong đó. Vì vậy, yếu tố chân thực, chân thành luôn được đề cao.

+ Trong sáng tác của tản văn tuy đề tài rộng, là cái có thể gặp nhưng phải bám vào con người, viết về con người một cách chân thành và có thể nghiệm cao. Bởi vậy, nó đòi hỏi một kinh nghiệm nghệ thuật tương đương cũng như phải được kiểm duyệt bằng lịch sử, không thể chắp vá ở đâu được.

– Tản văn có hơi hướng phóng túng, tự do:

+ Tất cả các yếu tố về đề tài, lập ý, bố cục hay sử dụng các thủ pháp nghệ thuật đều rất phóng túng, tự do chính vì vậy không theo một khuôn mẫu có sẵn, ít tính quy phạm và hạn chế bởi tản văn luôn lấy cảm nhận, giãi bày của tác giả làm trung tâm.

+ Đề tài trong các sáng tác của tản văn rất rộng, bao hàm từ lịch sử, xã hội, địa lý đến triết học, nghệ thuật…Tất cả được các tác giả vận dụng và đưa vào bài viết một cách chân thực, tình ý nồng đậm và triết lý sâu sắc để thu hút độc giả.

+ Dạng thức của tản văn phức tạp, phong phú gồm tùy bút, hồi kí, tốc kí, tiểu phẩm văn…Nhưng khuôn khổ của tản bút rất nhỏ, ngắn. Hình thức cũng rất linh hoạt và mang đặc điểm của nhiều thể loại khác, có thể lảnh lót như thơ, cũng có thể hoành tráng như khúc hành ca hay sinh động như các tiểu thuyết.

– Tản văn mang kết cấu hết sức tự do:

+ Không giống như thơ ca có “khai, thừa, chuyển, hợp”, kịch có phân hồi kịch mà tản văn không chú trọng vào đó, nó lúc gần lúc xa, có sự giao thoa giữa hiện thực và lịch sử, tự nhiên và xã hội. Vì vậy nó mang đến cho người đọc những cảm xúc như tản mạn, nhưng không phải là lộn xộn, mất trật tự.

– Tản văn mang ngôn ngữ bóng bẩy, súc tích: Ngôn ngữ ở đây luôn được chú trọng, trong sáng, tươi mới và tự nhiên. Không cần quá chú trọng tình tiết, đời sống nhân vật hay tình cảm phải dạt dào, mãnh liệt như thơ mà nó là những gì tác giả thấy, nghe, cảm nhận nên cảm xúc, ngôn từ ở đây tươi tắn, trong sáng, tự nhiên.

Kỹ năng viết tản văn

– Tản văn là một thể loại không khó nhưng ít ai có thể tự viết một cách nhuần nhuyễn. Quan trọng phải tìm hiểu kỹ đề tài, quá trình tm hiểu tạo ra sản phẩm mới.

Nhà văn Đỗ Phấn đã nói rằng tản văn không có số chữ quá nhiều nhưng lại vô cùng tốn chữ bởi mỗi câu chữ viết ra phải cân nhắc thật kĩ để truyền tải thông điệp, ý nghĩa một cách hiệu quả nhất tránh phí phạm.

– Như vậy kỹ năng cần thiết cho một người viết tản văn hay là phải trau dồi vốn ngôn từ, lối hành văn mang đậm phong cách riêng của tác giả để thu hút người đọc.

Phân biệt tản văn và tùy bút

Tản văn và tùy bút cùng xuất hiện vào thời trung đại, thuộc thể loại văn xuôi tự sự – trữ tình, đều viết dựa trên những điều có thực. Tuy nhiên giữa tản văn và tùy bút vẫn có điểm khác biệt, đó là:

– Tản văn có đề tài rộng lớn bao quát hơn, là thể loại phóng túng và tự do nhất. Tản văn không phải là hư cấu, không đề cao tình tiết, cốt truyện như tiểu thuyết, truyện ngắn; cũng không quan tâm đến phải thâm nhập trường kì của tác giả. Bởi tất cả mọi thứ từ những gì nhỏ nhặt nhất có thể là tiếng đàn, chuyện nào đó ồn ào ngoài kia… cũng trở thành cái cớ cho một bài tản văn ra đời. Điều cốt lõi là nhà văn gửi gắm cảm xúc, tình cảm, suy tư làm sao để đủ chiều rộng và độ sâu trong lòng độc giả của mình.

– Tùy bút lại là một nhánh nhỏ trong đề tài bao la của tản văn. Tùy bút mang nét phóng túng nhưng phóng túng này mang đậm cái tôi của nhà văn. Đòi hỏi tác giả phải trải qua hành trình dài, thậm chí là gian nan, vất vả để cho ra một tác phẩm tùy bút hay.

Tản văn – thể loại không dành cho người trẻ viết ?!

Đọc nhan đề này có khiến bạn tò mò và tự hỏi nhiều không? Giới trẻ đang rất chuộng và viết rất nhiều tản văn cơ mà?

Người trẻ bây giờ rất dễ dàng viết ra mấy dòng cảm xúc, thể hiện bằng văn xuôi, từ ngữ ướt át nghe mùi mẫn có vẻ đầy tâm trạng và gọi là tản văn. Tản văn cũng từng một thời được cho là những chuyện tào lao, lan man chỉ dành cho những cây bút nghiệp dư, những nhà văn không chuyên…và chúng rất dễ đi vào quên lãng. Thế nhưng bây giờ, tản văn đã có rất nhiều tác phẩm gắn liền với các nhà văn tên tuổi, và trong những nhộn nhịp của đời sống hiện nay, trong lúc con người ta đang hối hả chuyện miếng cơm, manh áo, những trang tản văn trở thành những lúc lắng lòng lại để cùng nghĩ về từng giây phút con người bỏ quên hạnh phúc của mình, và bỏ quên nhau, hay ít nhất nghĩ về cuộc đời ở một tâm trạng thoải mái nhất…

Tản văn, như những gì đã nêu ở phần trên, hiện tại đã trở thành một thể loại đầy cuốn hút, tuy nhiên, khi trở nên đại trà, những bản sắc và tiêu chuẩn thường không còn đươc chú ý nhiều, điều này dẫn đến chất lượng bắt đầu giảm bớt, khiến người đọc không còn tha thiết với dòng văn ngắn súc tích này nữa.

Theo nhận định của giới chuyên môn, tản văn thành công là tác phẩm phải đẩy được cái ý, diễn đạt tới tận cùng từ những vấn đề nhỏ. Và một điều cũng quan trọng không kém là độ tương tác cao của tản văn với đời sống. Cũng là điều thể hiện được cái nhìn của chính tác giả đối với cái nhìn của phong trào, của xã hội.

Tản văn, là thể loại dễ đọc mà khó viết, hoặc ngược lại: dễ viết thì khó đọc, là thể loại mà bất kì đối tượng nào cũng có thể tham gia.

Bên lề: Trong cuộc thi trước, cuộc thi viết “Mùa yêu đầu”, đã nhận được rất nhiều tác phẩm tản văn, có một vài cây bút viết rất khá, ví như “Vùng kí ức” của nick thành viên Moonlight. Còn lại, đa số các cây bút trẻ viết cũng khá tốt, nhưng đều là kiểu từ ngữ đèm đẹp, câu văn mướt buồn, đọc giống như đau thương, giống như da diết, nhưng lại chẳng chân thật, chẳng chạm vào được trái tim người đọc. Tôi tạm gọi là những lời “tán tỉnh” hoa mĩ của cậu công tử nhà giàu nhưng chẳng thể có tình yêu của người đẹp.

View attachment 4761

View attachment 4762

View attachment 4763
Phong Cầmdạ đọc mà thấm quá ạ! cảm ơn anh/chị ạ
 

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.