Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc…nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ lãng mạn, tài hoa. Là nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng”, thơ Quang Dũng giàu chất nhạc, chất họa. Ông rất thành công với những bài thơ viết về người lính, trong đó có bài “Tây Tiến”.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Quang Dũng (1921 - 1988) tên thật là Bùi Đình Diệm.
- Ông là một nghệ sĩ đa tài ( Làm thơ, vẽ tranh, sáng tác nhạc…), có tâm hồn đa cảm.
- Ông là đại đội trưởng dũng cảm và tài hoa. Đồng thời ông là nhà thơ với hồn thơ tràn trề cảm hứng lãng mạn.
- Tác phẩm chính “Mây đầu ô” (1986), Thơ văn Quang Dũng (1988).
2. Bài thơ
- Tây Tiến là một đơn vị chủ lực, được thành lập đầu năm 1947. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niêm Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên. Quang Dũng cũng trong đoàn quân ấy. Nhiệm vụ của đơn vị là hành quân lên phía Tây thuộc biên giới Việt Lào, giữ vững vùng biên cương, tiêu hao sinh lực địch, tạo điều kiện cho cuộc kháng chiến ở chiến trường Điện Biên. Địa bàn hoạt động của Tây Tiến khá rộng, bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, kéo sang Sầm Nưa ( Lào ), về tới sông Mã Thanh Hoá. Cơ sở vật chất thiếu thốn, địa bàn phức tạp, bệnh sốt rét rừng hoành hành. Nhưng người lính Tây Tiến vẫn vượt qua.
- Đoàn quân Tây Tiến sau một thời gian hoạt động ở Lào, trở về Hoà Bình thành lập trung đoạn 52. Cuối năm 1948, Quang Dũng cũng chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị, Quang Dũng nhớ đồng đội cũ. Tại Phù Lưu Chanh một làng thuộc tỉnh Hà Đông, Quang Dũng viết bài thơ này.
- Bài thơ có tiêu đề Nhớ Tây Tiến. Năm 1975 khi cho in lại, Quang Dũng đặt tên cho bài thơ là Tây Tiến. Bài thơ rút trong tập Mây Đầu ô.
- Mục đích sáng tác bài thơ là ghi lại những kỉ niệm một thời của những người lính Tây Tiến. Đó là những ngày hành quân chiến đấu gian khổ trong địa bàn dốc cao vực thẳm bệnh sốt rét rừng hoành hành. Nhiều đồng đội đã hi sinh. Mặt khác bài thơ khắc hoạ người lính với tinh thần lạc quan, chiến đấu dũng cảm với lí tưởng "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh". Bài thơ cũng ghi lại những kỉ niệm đẹp về tình quân dân và cảnh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ. Bài Tây Tiến đã để lại những cảm nhận đẹp trong lòng người đọc về người lính một thời hào hùng và bi tráng.
- Bố cục:
+ Đoạn 1 : Từ đầu -> "Mai Châu mùa em thơm nếp xôi" Nỗi nhớ của tác giả về cuộc hành quân chiến đấu gian khổ của người lính Tây Tiến nơi thiên nhiên miền Tây Bắc vừa hùng vĩ vừa dữ dằn .
+ Đoạn 2: Tiếp -> “hoa đong đưa". Nhớ lại những đêm liên hoan đốt lửa trại, tình cảm quân dân nơi thơ mộng của núi rừng .
+ Đoạn 3: Khắc hoạ chân dung người lính Tây Tiến, sự hi sinh mang đầy chất bi tráng và khắc sâu lí tưởng chiến đấu của người lính Tây Tiến.
+ Đoạn 4: Trở lại nỗi nhớ Tây Tiến.
- Trọng tâm của bài thơ là thiên nhiên miền Tây Bắc Bắc Bộ dữ dằn và thơ mộng làm nền để chân dung người lính Tây Tiến được khắc hoạ với vẻ đẹp hào hùng , hào hoa và khắc sâu lí tưởng chiến đấu.
II. Đọc - hiểu bài thơ
1. Đoạn 1 (14 câu thơ đầu)
- Hai câu đầu: Mở đầu như một tiếng gọi cất lên từ đáy thẳm trái tim -> Gợi lên nỗi nhớ bâng khuâng, da diết.
+ “Tây Tiến ơi”: Gọi tên nỗi nhớ. Từ ơi làm cho lời thơ trở nên thân quen, gần gũi tha thiết như một lời tâm sự .
+ Điệp từ “nhớ”: Nhớ sông Mã con sông lắm thác ghềnh cuồn cuộn chảy trên những tháng ngày đầy đau thương vất vả, nhớ rừng núi âm u, hiểm trở… có tác động tô đậm cảm xúc.
+ “Nhớ chơi vơi” là nỗi nhớ nhẹ nhàng mà da diết, lắng sâu.
- Tác giả nhắc tới những địa danh mà đoàn quân đã đi qua: Sài Khao, Mường Lát, Pha luông, Mường Hịch, Mai Châu gợi tả sự thương nhớ vơi đầy đồng thời gây ấn tượng mạnh về một vùng biên ải xa xôi của tổ quốc: Hiểm trở, hùng vĩ, mĩ lệ .
- Dốc: Khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút. Đây là những từ láy có giá trị tạo hình đặc sắc đặc tả sự gian truân của nẻo đường hành quân chiến đấu.
+ Nghệ thuật đối lập: lên khúc khuỷu >< thăm thẳm, Ngàn thước lên cao >< xuống kết hợp với việc sử dụng nhiều thanh trắc ở câu 5 nhằm dựng lên sự hùng vĩ hiểm trở của núi rừng Tây Bắc nhìn lên chỉ thấy heo hút, nhìn xuống cũng thăm thẳm khôn cùng. -> Sự hùng vĩ hiểm trở của núi rừng Tây Bắc phần nào nói lên được nỗi vất vả của người lính trên đường hành quân.
- Hình ảnh nhân hoá “súng ngửi trời” là hình ảnh đẹp lãng mạn giàu chất thơ, khẳng định ý chí quyết tâm của người chiến sĩ chiếm lĩnh mọi tầng cao mà đi tới.
+ Chữ “ngửi” có thể coi là nhãn tự của câu thơ, vừa diễn tả được độ cao của núi, vừa rất ngộ nghĩnh bộc lộ vẻ hồn nhiên, tinh nghịch của người lính Tây Tiến.
- Câu 8 sử dụng toàn thanh bằng cùng với nhịp 2/ 2/ 3 đã gợi tả sự êm dịu, tươi mát trong tâm hồn người chiến sĩ dù gian khổ vẫn lạc quan, yêu đời.
- Chặng đường hành quân rất gian khổ: Vượt qua núi cao thác dữ và nó còn là sự ghê sợ hãi hùng của thú dữ. Đó là sự nguy hiểm luôn rình rập đe doạ
-> Quang Dũng lấy ngoại cảnh núi rừng miền Tây hiểm trở để tô đậm, khắc hạo ý chí anh dũng của đoàn quân Tây Tiến. Uy lực của thiên nhiên bị giảm xuống và giá trị của con người được nâng lên một tầm cao mới.
- Nhà thơ không ngần ngại nói tới sự mất mát:
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
…. bỏ quên đời.
Sự hi sinh của người lính thật nhẹ nhàng, thanh thản và cao đẹp. Âm điệu trùng xuống thấm thía một nỗi đau xót, thương tiếc khôn cùng.
- Nhớ kỉ niệm đẹp của tình quân dân: Nhớ ôi ….xôi.
+ “Nhớ ôi” thể hiện tình cảm dạt dào, đó là tiếng lòng của các chiến sĩ .
+ Cơm lên khói, mùa em thơm nếp xôi nói lên hương vị đậm đà quyện theo tình sâu nặng.
=> Tóm lại: 14 câu thơ đầu đã dựng lại hình ảnh Tây Bắc hoành tráng, hiểm trở, khắc nghiệt, trong thiên nhiên ấy hiện lên hình ảnh người lính kiên cường, hăng hái xông pha nơi núi rừng Tây Bắc.
2.Đoạn 2:
- Đoạn thơ mở ra một thế giới khác của Tây Bắc: tươi mát, mĩ lệ, tài hoa và duyên dáng
- Tác giả nhớ lại đêm liên hoan văn nghệ thấm đượm tình quân dân.
+ “Bừng lên”có nhiều nghĩa: Bừng tỉnh, tưng bừng, bừng sáng.
+ Hội đuốc hoa: Nghĩa thực là đốt đuốc sáng để vui chơi, nhhĩa ẩn có ý bông đùa của các anh bộ đội trẻ là lễ cưới ( ví đêm tân hôn thường được nói bằng thành ngữ “động phòng hoa trúc”, hoa trúc là đuốc hoa.
+ Kìa vừa là sự chào đón vừa nói lên sự ngạc nhiên, sung sướng.
+ Hình ảnh người em “xiên áo tự bao giờ”
“e ấp”: e lệ, thẹn thùng.
+ Khèn lên man điệu: Nhạc điệu của các dân tộc thiểu số.
+ Nhạc về …thơ: các anh bộ đội say mê tiếng nhạc tâm hồn tràn đầy ý thơ, mơ tưởng đến những ngày mai tươi sáng ở Viên Chăn.
-> Bốn câu thơ chan hoà màu sắc âm thanh và rất tình tứ, hiện lên tâm hồn người lính thật trẻ trung, hào hứng yêu đời.
- Bốn câu thơ tiếp : Con người và cảnh vật Tây Bắc hiện lên tươi đẹp và thơ mộng.
+ Hình ảnh chiều sương Châu Mộc.
+ Những bông lau như có linh hồn
+ Những cánh hoa đong đưa như làm duyên trên dòng nước lũ.
+ Bóng dáng uyển chuyển của người chèo thuyền độc mộc .
-> Dưới ngòi bút tài hoa và tinh tế của nhà thơ, thiên nhiên Tây Bắc hiện lên thật tinh tế, cũng có linh hồn cũng đáng yêu như con người. ở đây con người và thiên nhiên có sự giao cảm hài hoà tạo nên chất thơ đằm thắm.
3. Đoạn 3
- Bao trùm đoạn thơ là cảm hứng bi tráng về cuộc đời chiến đấu gian khổ hi sinh anh dũng của người chiến sĩ Tây Tiến
- Hình ảnh người lính Tây Tiến được miêu tả với hiện thực khắc nghiệt, những gian khổ thiếu thốn của cuộc sống và kháng chiến đã khiến người lính có diện mạo khác thường.
-> Dưới ngòi bút lãng mạn của nhà thơ, hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên thật rõ nét, mặc dù tóc trụi da xanh nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp hào hùng hiên ngang lẫm liệt “dữ oai hùm” (đó là một nét vẽ tài tình làm nổi bật chí khí hiên ngang, tinh thần quả cảm xung trận của người lính).
- Họ vẫn mơ mộng chiến công:
+ Mắt trừng gợi tả nét dữ dội, oai phong lâm liệt, cái cảm giác tỉnh táo của người lính trong khói lửa ác liệt.
+ “Gửi mộng …giới” là giấc mộng tiêu diệt quân thù, lập nên những chiến công oanh liệt.
- “Đêm mơ … kiều thơm -> Câu thơ bộc lộ nét trẻ trung, lãng mạn, hào hoa của người lính Tây Tiến.
-> Viết về “mộng” và “mơ” của người chiến sĩ, tác giả đã ca ngợi tinh thần lạc quan, yêu đời đó là một nét khám phá của nhà thơ khi vẽ chân dung anh bộ đội cụ Hồ xuất thân từ tầng lớp tiểu tư sản .
=> Bốn câu thơ này, Quang Dũng đã dựng lên một bức tượng đài tập thể của người lính Tây Tiến không chỉ bằng đường nét khắc hạo hình dáng bên ngoài mà còn thể hiện cả tâm hồn bên trong đầy mộng mơ của họ.
- Bốn câu thơ tiếp là nét vẽ bổ trợ, tô đậm bức chân dung người lính: Rải rác…. hành.
-> Nhà thơ đem đến cho sự mất mát hi sinh ấy một vẻ đẹp lẫm liệt sang trọng.
+ Các anh ra trận vì lí tưởng cao đẹp, quyết đem xương máu để bảo vệ tổ quốc.
+ Những nấm mồ nơi chốn rừng haong được coi như những mộ chí tôn nghiêm nơi viễn xứ.
+ Manh chiếu đơn sơ khâm liệm người lính được nhìn như tấm áo bào sang trọng
+ Cái chết của người lính được thiên nhiên đưa tiễn bằng khúc nhạc oai hùng, dữ dội.
-> Cái nhìn lãng mạn tạo nên cho sự hi sinh ấy một vẻ đẹp lẫm liệt.
=> Nhà thơ đã chọn lọc sử dụng hàng loạt từ Hán Việt: Biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào, khúc độc hành gợi được không khí cổ kính trang trọng nhằm khắc hoạ hình ảnh bi tráng của người lính Tây Tiến .
4. Bốn câu thơ cuối
- Những câu thơ cuối được viết như những dòng chữ ghi vào mộ chí, những dòng chữ ấy cũng chính là lời thề của các chiến sĩ Tây Tiến.
-> Bộc lộ tình cảm gắn bó sâu nặng, bền lâu với những kỉ niện TT, dẫu khoảng cách có nghìn trùng xa xôi những người lính vẫn: Hồn về…về xuôi, dẫu có phải hi sinh linh hồn cũng không rời bước khỏi đồng đội, vẫn khát khao cống hiến cho tổ quốc.
III. Kết luận:
- “Tây Tiến” là bài thơ thể hiện phong cách tài hoa và bút pháp lãng mạn của Quang Dũng. Qua đó ta cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo về người lính Tây Tiến trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Quang Dũng (1921 - 1988) tên thật là Bùi Đình Diệm.
- Ông là một nghệ sĩ đa tài ( Làm thơ, vẽ tranh, sáng tác nhạc…), có tâm hồn đa cảm.
- Ông là đại đội trưởng dũng cảm và tài hoa. Đồng thời ông là nhà thơ với hồn thơ tràn trề cảm hứng lãng mạn.
- Tác phẩm chính “Mây đầu ô” (1986), Thơ văn Quang Dũng (1988).
2. Bài thơ
- Tây Tiến là một đơn vị chủ lực, được thành lập đầu năm 1947. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niêm Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên. Quang Dũng cũng trong đoàn quân ấy. Nhiệm vụ của đơn vị là hành quân lên phía Tây thuộc biên giới Việt Lào, giữ vững vùng biên cương, tiêu hao sinh lực địch, tạo điều kiện cho cuộc kháng chiến ở chiến trường Điện Biên. Địa bàn hoạt động của Tây Tiến khá rộng, bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, kéo sang Sầm Nưa ( Lào ), về tới sông Mã Thanh Hoá. Cơ sở vật chất thiếu thốn, địa bàn phức tạp, bệnh sốt rét rừng hoành hành. Nhưng người lính Tây Tiến vẫn vượt qua.
- Đoàn quân Tây Tiến sau một thời gian hoạt động ở Lào, trở về Hoà Bình thành lập trung đoạn 52. Cuối năm 1948, Quang Dũng cũng chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị, Quang Dũng nhớ đồng đội cũ. Tại Phù Lưu Chanh một làng thuộc tỉnh Hà Đông, Quang Dũng viết bài thơ này.
- Bài thơ có tiêu đề Nhớ Tây Tiến. Năm 1975 khi cho in lại, Quang Dũng đặt tên cho bài thơ là Tây Tiến. Bài thơ rút trong tập Mây Đầu ô.
- Mục đích sáng tác bài thơ là ghi lại những kỉ niệm một thời của những người lính Tây Tiến. Đó là những ngày hành quân chiến đấu gian khổ trong địa bàn dốc cao vực thẳm bệnh sốt rét rừng hoành hành. Nhiều đồng đội đã hi sinh. Mặt khác bài thơ khắc hoạ người lính với tinh thần lạc quan, chiến đấu dũng cảm với lí tưởng "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh". Bài thơ cũng ghi lại những kỉ niệm đẹp về tình quân dân và cảnh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ. Bài Tây Tiến đã để lại những cảm nhận đẹp trong lòng người đọc về người lính một thời hào hùng và bi tráng.
- Bố cục:
+ Đoạn 1 : Từ đầu -> "Mai Châu mùa em thơm nếp xôi" Nỗi nhớ của tác giả về cuộc hành quân chiến đấu gian khổ của người lính Tây Tiến nơi thiên nhiên miền Tây Bắc vừa hùng vĩ vừa dữ dằn .
+ Đoạn 2: Tiếp -> “hoa đong đưa". Nhớ lại những đêm liên hoan đốt lửa trại, tình cảm quân dân nơi thơ mộng của núi rừng .
+ Đoạn 3: Khắc hoạ chân dung người lính Tây Tiến, sự hi sinh mang đầy chất bi tráng và khắc sâu lí tưởng chiến đấu của người lính Tây Tiến.
+ Đoạn 4: Trở lại nỗi nhớ Tây Tiến.
- Trọng tâm của bài thơ là thiên nhiên miền Tây Bắc Bắc Bộ dữ dằn và thơ mộng làm nền để chân dung người lính Tây Tiến được khắc hoạ với vẻ đẹp hào hùng , hào hoa và khắc sâu lí tưởng chiến đấu.
II. Đọc - hiểu bài thơ
1. Đoạn 1 (14 câu thơ đầu)
- Hai câu đầu: Mở đầu như một tiếng gọi cất lên từ đáy thẳm trái tim -> Gợi lên nỗi nhớ bâng khuâng, da diết.
+ “Tây Tiến ơi”: Gọi tên nỗi nhớ. Từ ơi làm cho lời thơ trở nên thân quen, gần gũi tha thiết như một lời tâm sự .
+ Điệp từ “nhớ”: Nhớ sông Mã con sông lắm thác ghềnh cuồn cuộn chảy trên những tháng ngày đầy đau thương vất vả, nhớ rừng núi âm u, hiểm trở… có tác động tô đậm cảm xúc.
+ “Nhớ chơi vơi” là nỗi nhớ nhẹ nhàng mà da diết, lắng sâu.
- Tác giả nhắc tới những địa danh mà đoàn quân đã đi qua: Sài Khao, Mường Lát, Pha luông, Mường Hịch, Mai Châu gợi tả sự thương nhớ vơi đầy đồng thời gây ấn tượng mạnh về một vùng biên ải xa xôi của tổ quốc: Hiểm trở, hùng vĩ, mĩ lệ .
- Dốc: Khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút. Đây là những từ láy có giá trị tạo hình đặc sắc đặc tả sự gian truân của nẻo đường hành quân chiến đấu.
+ Nghệ thuật đối lập: lên khúc khuỷu >< thăm thẳm, Ngàn thước lên cao >< xuống kết hợp với việc sử dụng nhiều thanh trắc ở câu 5 nhằm dựng lên sự hùng vĩ hiểm trở của núi rừng Tây Bắc nhìn lên chỉ thấy heo hút, nhìn xuống cũng thăm thẳm khôn cùng. -> Sự hùng vĩ hiểm trở của núi rừng Tây Bắc phần nào nói lên được nỗi vất vả của người lính trên đường hành quân.
- Hình ảnh nhân hoá “súng ngửi trời” là hình ảnh đẹp lãng mạn giàu chất thơ, khẳng định ý chí quyết tâm của người chiến sĩ chiếm lĩnh mọi tầng cao mà đi tới.
+ Chữ “ngửi” có thể coi là nhãn tự của câu thơ, vừa diễn tả được độ cao của núi, vừa rất ngộ nghĩnh bộc lộ vẻ hồn nhiên, tinh nghịch của người lính Tây Tiến.
- Câu 8 sử dụng toàn thanh bằng cùng với nhịp 2/ 2/ 3 đã gợi tả sự êm dịu, tươi mát trong tâm hồn người chiến sĩ dù gian khổ vẫn lạc quan, yêu đời.
- Chặng đường hành quân rất gian khổ: Vượt qua núi cao thác dữ và nó còn là sự ghê sợ hãi hùng của thú dữ. Đó là sự nguy hiểm luôn rình rập đe doạ
-> Quang Dũng lấy ngoại cảnh núi rừng miền Tây hiểm trở để tô đậm, khắc hạo ý chí anh dũng của đoàn quân Tây Tiến. Uy lực của thiên nhiên bị giảm xuống và giá trị của con người được nâng lên một tầm cao mới.
- Nhà thơ không ngần ngại nói tới sự mất mát:
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
…. bỏ quên đời.
Sự hi sinh của người lính thật nhẹ nhàng, thanh thản và cao đẹp. Âm điệu trùng xuống thấm thía một nỗi đau xót, thương tiếc khôn cùng.
- Nhớ kỉ niệm đẹp của tình quân dân: Nhớ ôi ….xôi.
+ “Nhớ ôi” thể hiện tình cảm dạt dào, đó là tiếng lòng của các chiến sĩ .
+ Cơm lên khói, mùa em thơm nếp xôi nói lên hương vị đậm đà quyện theo tình sâu nặng.
=> Tóm lại: 14 câu thơ đầu đã dựng lại hình ảnh Tây Bắc hoành tráng, hiểm trở, khắc nghiệt, trong thiên nhiên ấy hiện lên hình ảnh người lính kiên cường, hăng hái xông pha nơi núi rừng Tây Bắc.
2.Đoạn 2:
- Đoạn thơ mở ra một thế giới khác của Tây Bắc: tươi mát, mĩ lệ, tài hoa và duyên dáng
- Tác giả nhớ lại đêm liên hoan văn nghệ thấm đượm tình quân dân.
+ “Bừng lên”có nhiều nghĩa: Bừng tỉnh, tưng bừng, bừng sáng.
+ Hội đuốc hoa: Nghĩa thực là đốt đuốc sáng để vui chơi, nhhĩa ẩn có ý bông đùa của các anh bộ đội trẻ là lễ cưới ( ví đêm tân hôn thường được nói bằng thành ngữ “động phòng hoa trúc”, hoa trúc là đuốc hoa.
+ Kìa vừa là sự chào đón vừa nói lên sự ngạc nhiên, sung sướng.
+ Hình ảnh người em “xiên áo tự bao giờ”
“e ấp”: e lệ, thẹn thùng.
+ Khèn lên man điệu: Nhạc điệu của các dân tộc thiểu số.
+ Nhạc về …thơ: các anh bộ đội say mê tiếng nhạc tâm hồn tràn đầy ý thơ, mơ tưởng đến những ngày mai tươi sáng ở Viên Chăn.
-> Bốn câu thơ chan hoà màu sắc âm thanh và rất tình tứ, hiện lên tâm hồn người lính thật trẻ trung, hào hứng yêu đời.
- Bốn câu thơ tiếp : Con người và cảnh vật Tây Bắc hiện lên tươi đẹp và thơ mộng.
+ Hình ảnh chiều sương Châu Mộc.
+ Những bông lau như có linh hồn
+ Những cánh hoa đong đưa như làm duyên trên dòng nước lũ.
+ Bóng dáng uyển chuyển của người chèo thuyền độc mộc .
-> Dưới ngòi bút tài hoa và tinh tế của nhà thơ, thiên nhiên Tây Bắc hiện lên thật tinh tế, cũng có linh hồn cũng đáng yêu như con người. ở đây con người và thiên nhiên có sự giao cảm hài hoà tạo nên chất thơ đằm thắm.
3. Đoạn 3
- Bao trùm đoạn thơ là cảm hứng bi tráng về cuộc đời chiến đấu gian khổ hi sinh anh dũng của người chiến sĩ Tây Tiến
- Hình ảnh người lính Tây Tiến được miêu tả với hiện thực khắc nghiệt, những gian khổ thiếu thốn của cuộc sống và kháng chiến đã khiến người lính có diện mạo khác thường.
-> Dưới ngòi bút lãng mạn của nhà thơ, hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên thật rõ nét, mặc dù tóc trụi da xanh nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp hào hùng hiên ngang lẫm liệt “dữ oai hùm” (đó là một nét vẽ tài tình làm nổi bật chí khí hiên ngang, tinh thần quả cảm xung trận của người lính).
- Họ vẫn mơ mộng chiến công:
+ Mắt trừng gợi tả nét dữ dội, oai phong lâm liệt, cái cảm giác tỉnh táo của người lính trong khói lửa ác liệt.
+ “Gửi mộng …giới” là giấc mộng tiêu diệt quân thù, lập nên những chiến công oanh liệt.
- “Đêm mơ … kiều thơm -> Câu thơ bộc lộ nét trẻ trung, lãng mạn, hào hoa của người lính Tây Tiến.
-> Viết về “mộng” và “mơ” của người chiến sĩ, tác giả đã ca ngợi tinh thần lạc quan, yêu đời đó là một nét khám phá của nhà thơ khi vẽ chân dung anh bộ đội cụ Hồ xuất thân từ tầng lớp tiểu tư sản .
=> Bốn câu thơ này, Quang Dũng đã dựng lên một bức tượng đài tập thể của người lính Tây Tiến không chỉ bằng đường nét khắc hạo hình dáng bên ngoài mà còn thể hiện cả tâm hồn bên trong đầy mộng mơ của họ.
- Bốn câu thơ tiếp là nét vẽ bổ trợ, tô đậm bức chân dung người lính: Rải rác…. hành.
-> Nhà thơ đem đến cho sự mất mát hi sinh ấy một vẻ đẹp lẫm liệt sang trọng.
+ Các anh ra trận vì lí tưởng cao đẹp, quyết đem xương máu để bảo vệ tổ quốc.
+ Những nấm mồ nơi chốn rừng haong được coi như những mộ chí tôn nghiêm nơi viễn xứ.
+ Manh chiếu đơn sơ khâm liệm người lính được nhìn như tấm áo bào sang trọng
+ Cái chết của người lính được thiên nhiên đưa tiễn bằng khúc nhạc oai hùng, dữ dội.
-> Cái nhìn lãng mạn tạo nên cho sự hi sinh ấy một vẻ đẹp lẫm liệt.
=> Nhà thơ đã chọn lọc sử dụng hàng loạt từ Hán Việt: Biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào, khúc độc hành gợi được không khí cổ kính trang trọng nhằm khắc hoạ hình ảnh bi tráng của người lính Tây Tiến .
4. Bốn câu thơ cuối
- Những câu thơ cuối được viết như những dòng chữ ghi vào mộ chí, những dòng chữ ấy cũng chính là lời thề của các chiến sĩ Tây Tiến.
-> Bộc lộ tình cảm gắn bó sâu nặng, bền lâu với những kỉ niện TT, dẫu khoảng cách có nghìn trùng xa xôi những người lính vẫn: Hồn về…về xuôi, dẫu có phải hi sinh linh hồn cũng không rời bước khỏi đồng đội, vẫn khát khao cống hiến cho tổ quốc.
III. Kết luận:
- “Tây Tiến” là bài thơ thể hiện phong cách tài hoa và bút pháp lãng mạn của Quang Dũng. Qua đó ta cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo về người lính Tây Tiến trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp.