Để các bạn học sinh đạt kết quả tốt nhất trong kì thi tốt nghiệp THPT, các trường đều đưa ra những đề thi thử giúp các bạn phần nào ôn luyện, tổng hợp và qua đó phần nào xác định số điểm, đặt mục tiêu và đưa ra lựa chọn phù hợp về các trường đại học mình sẽ theo đuổi.
Dưới đây là đề thi thử tốt nghiệp THPT, mời các bạn cùng tham khảo
Đề thi thử tốt nghiệp THPT trường THPT Đồng Đậu - Vĩnh PhúcI. PHẦN ĐỌC- HIỂU(3,0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
Trên thế giới này có quá nhiều sách dạy con người tương tác và giao tiếp, dạy chúng ta làm thế nào để trở thành một “cao thủ thuyết phục”, chuyên gia đàm phán, nhưng lại không có sách nào dạy chúng ta làm thế nào để đối thoại với chính mình. Khi bạn bắt đầu hiểu được tất cả những thứ bên trong của bản thân, bạn sẽ nhận được sự tín nhiệm và yêu mến của người khác một cách rất tự nhiên. Nếu như không hiểu được chính mình, bạn sẽ khiến nội tâm bị nhiễu loạn, làm nguy hại đến môi trường giao tiếp với mọi người. Sự tương tác giả dối với người khác sẽ là mầm họa lớn nhất khiến cho bạn tự trách mình và trách người, nó cũng là mầm mống tạo ra những giông bão cả phía bên trong và bên ngoài của bạn.
Sự đối nhân xử thế rất quan trọng! Nhưng bạn bắt buộc phải hiểu được chính mình, giao tiếp với chính mình, thì lúc đó bạn mới hiểu và tương tác lành mạnh với người khác. Biết được bản thân cần gì, bạn mới biết được người khác cần gì. Điều này sẽ giúp ích cho hành trình xuất phát lại từ đầu của sự nghiệp cũng như sự điều chỉnh lại trong gia đình, tất cả đều bắt đầu từ việc bạn buộc phải hiểu được chính mình!
(Lư Tô Vỹ, Con không ngốc, con chỉ thông minh theo một cách khác, NXB Dân trí, 2017, tr. 206-207)
Câu 1. Theo tác giả, trên thế giới có quá nhiều loại sách nào và còn thiếu loại sách nào?
Câu 2. Vì sao tác giả cho rằng, “biết được bản thân cần gì, bạn mới biết được người khác cần gì”?
Câu 3. Trong văn bản trên, tác giả đề cao việc “làm thế nào để đối thoại với chính mình”, vì từ “đối thoại với chính mình” mới hiểu được mình để có cách ứng xử và hành động hợp lí.
Theo anh/chị, có thể coi đoạn văn sau (trong tác phẩm Chí phèo của Nam Cao) là lời “đối thoại với chính mình” của Chí Phèo không? Sau những lời này, Chí Phèo có thực sự “hiểu được chính mình” không?
Hắn nhìn bát cháo hành bốc khói mà bâng khuâng [...] Thị Nở giục hắn ăn nóng. Hắn cầm lấy bát cháo đưa lên mồm. Trời ơi cháo mới thơm làm sao! Chỉ khói xông lên cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Hắn húp một húp và nhận ra rằng: Những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành ăn rất ngon. Nhưng tại sao mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm mùi vị cháo?
Hắn tự hỏi rồi lại tự trả lời: Có ai nấu cho mà ăn đâu? Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa!
( Chí Phèo – Ngữ văn 11 Tập 1)
Câu 4: Từ đoạn trích trong phần Đọc hiểu, anh/chị rút ra cho mình thông điệp gì? Hãy bình luận ngắn gọn về thông điệp ấy.
II. Làm văn
Câu 1: ( 2 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về ý nghĩa của việc hiểu mình và hiểu người.
Câu 2: ( 5 điểm)
Nhận xét đoạn mở đầu bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng: “Đoạn mở đầu bản “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ Tịch Hồ Chí Minh vừa khéo léo vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc”. Bằng cảm nhận của mình về đoạn trích sau, anh/chị hãy làm sáng tỏ điều đó:
“Hỡi đồng bào cả nước, Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.”
(Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012)
Từ đoạn trích trên, anh/chị hãy liên hệ đến bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để thấy được nét thống nhất và đa dạng trong phong cách nghệ thuật của Người.
Dưới đây là đề thi thử tốt nghiệp THPT, mời các bạn cùng tham khảo
Đề thi thử tốt nghiệp THPT trường THPT Đồng Đậu - Vĩnh Phúc
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
Trên thế giới này có quá nhiều sách dạy con người tương tác và giao tiếp, dạy chúng ta làm thế nào để trở thành một “cao thủ thuyết phục”, chuyên gia đàm phán, nhưng lại không có sách nào dạy chúng ta làm thế nào để đối thoại với chính mình. Khi bạn bắt đầu hiểu được tất cả những thứ bên trong của bản thân, bạn sẽ nhận được sự tín nhiệm và yêu mến của người khác một cách rất tự nhiên. Nếu như không hiểu được chính mình, bạn sẽ khiến nội tâm bị nhiễu loạn, làm nguy hại đến môi trường giao tiếp với mọi người. Sự tương tác giả dối với người khác sẽ là mầm họa lớn nhất khiến cho bạn tự trách mình và trách người, nó cũng là mầm mống tạo ra những giông bão cả phía bên trong và bên ngoài của bạn.
Sự đối nhân xử thế rất quan trọng! Nhưng bạn bắt buộc phải hiểu được chính mình, giao tiếp với chính mình, thì lúc đó bạn mới hiểu và tương tác lành mạnh với người khác. Biết được bản thân cần gì, bạn mới biết được người khác cần gì. Điều này sẽ giúp ích cho hành trình xuất phát lại từ đầu của sự nghiệp cũng như sự điều chỉnh lại trong gia đình, tất cả đều bắt đầu từ việc bạn buộc phải hiểu được chính mình!
(Lư Tô Vỹ, Con không ngốc, con chỉ thông minh theo một cách khác, NXB Dân trí, 2017, tr. 206-207)
Câu 1. Theo tác giả, trên thế giới có quá nhiều loại sách nào và còn thiếu loại sách nào?
Câu 2. Vì sao tác giả cho rằng, “biết được bản thân cần gì, bạn mới biết được người khác cần gì”?
Câu 3. Trong văn bản trên, tác giả đề cao việc “làm thế nào để đối thoại với chính mình”, vì từ “đối thoại với chính mình” mới hiểu được mình để có cách ứng xử và hành động hợp lí.
Theo anh/chị, có thể coi đoạn văn sau (trong tác phẩm Chí phèo của Nam Cao) là lời “đối thoại với chính mình” của Chí Phèo không? Sau những lời này, Chí Phèo có thực sự “hiểu được chính mình” không?
Hắn nhìn bát cháo hành bốc khói mà bâng khuâng [...] Thị Nở giục hắn ăn nóng. Hắn cầm lấy bát cháo đưa lên mồm. Trời ơi cháo mới thơm làm sao! Chỉ khói xông lên cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Hắn húp một húp và nhận ra rằng: Những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành ăn rất ngon. Nhưng tại sao mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm mùi vị cháo?
Hắn tự hỏi rồi lại tự trả lời: Có ai nấu cho mà ăn đâu? Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa!
( Chí Phèo – Ngữ văn 11 Tập 1)
Câu 4: Từ đoạn trích trong phần Đọc hiểu, anh/chị rút ra cho mình thông điệp gì? Hãy bình luận ngắn gọn về thông điệp ấy.
II. Làm văn
Câu 1: ( 2 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về ý nghĩa của việc hiểu mình và hiểu người.
Câu 2: ( 5 điểm)
Nhận xét đoạn mở đầu bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng: “Đoạn mở đầu bản “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ Tịch Hồ Chí Minh vừa khéo léo vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc”. Bằng cảm nhận của mình về đoạn trích sau, anh/chị hãy làm sáng tỏ điều đó:
“Hỡi đồng bào cả nước, Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.”
(Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012)
Từ đoạn trích trên, anh/chị hãy liên hệ đến bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để thấy được nét thống nhất và đa dạng trong phong cách nghệ thuật của Người.