Thúy hớt hơ hớt hải chạy đến bên sư thầy, giọng nói hổn hển như kiểu hụt hơi: “Bạch thầy! Con đã ăn cắp một bịch vải”
Sau một thoáng trầm ngâm, thầy cất tiếng:
- Sao ăn trộm hoài vậy con, không nghe lời thầy sao, tội nặng lắm đó nghe không?
Nó khụt khịt mũi, vẻ mặt lấm la lấm lét, trộm liếc nhìn lên để dò xét xem thái độ của thầy rồi cất giọng nói ngập ngừng đứt quãng:
- Nếu vậy con gửi lại bao vải để thầy cúng Phật ạ.
- Không được! Thầy nhíu cặp lông mày, nói với giọng dứt khoát nhưng đầy sự bao dung - Con đem trả cho chủ nhân của nó đi.
- Con đã định làm thế - Nó cười ranh mãnh - Nhưng người ta không nhận thầy ạ.
- Nếu vậy thì con có quyền nhận nó, nhưng nhớ sám hối với Phật nghe con.
- Vâng thưa thầy. Tối con sẽ lên chùa tụng kinh sám hối
Nói rồi Thúy ba chân bốn cẳng chạy tuột về nhà. Ra tới cổng nó vấp phải hòn đá, ngã đánh uỵch. Thầy hốt hoảng gọi với theo:
- Thúy, Thúy! Con có sao không? Đi chầm chậm nha con.
- Dạ…Dạ…Nó nén đau, lồm cồm bò dậy, vẻ mặt cau có, quay người đá chân vào viên đá để trả thù cú ngã rồi tập tễnh đi về, tay vẫn không quên giữ khư khư bịch vải, miệng lẩm bẩm:
“Cố tình trồng hoa hoa ko nở
Vô tình gieo nghiệp nghiệp đong đưa”
Sư thầy đứng nhìn nó, khẽ thở dài, lắc đầu, rồi rảo bước ra sau vườn và kịp thấy cây vải của chùa chỉ còn xơ xác lá.
Tôi đứng sau hàng rào nghe cuộc nói chuyện giữa Thúy và thầy mà cười bò lăn lộn. Con Thúy thì láu cá, thầy thì từ bi, nên chuyện này cứ diễn ra hoài không hồi kết.
Tuổi thơ Thúy là những trưa hè cõng nắng để đi hái vải cùng lũ bạn. Ảnh: Internet
Thúy là đứa cháu nội duy nhất của bà Thơm đầu xóm. Năm nó lên sáu tuổi thì bố mẹ nó mất trong một vụ tai nạn. Đó là vào một đêm tháng sáu, trời mưa tầm tã, bố mẹ nó phải chở xe vải thiều lên thành phố để kịp bán ở chợ đầu mối vào sáng sớm hôm sau. Hai bà cháu nó đang ngủ ở tấm phản giữa gian nhà thì thấy điện thoại của bố nó gọi về. Đầu giây bên kia là một giọng nói lạ, nó không biết họ đã nói gì, chỉ thấy bà lịm dần đi và ngất. Nó hốt hoảng, toàn thân run cầm cập nhưng vẫn cố để xoa bóp chân tay cho bà, một lúc sau thì bà tỉnh dậy. Lúc đấy nó mới biết bố mẹ nó gặp tai nạn và chết trên đường. Họ nói do xe vải trở nặng quá, trời thì lại mưa to gió lớn, đường trơn trượt, nên bố nó đã va phải ổ gà và loạng choạng đâm vào cột điện. Chiếc xe chở vải văng tung tóe, con đường phủ đầy một màu đỏ của vải hòa vào máu. Người dân gần đó nghe thấy tiếng hét thất thanh liền chạy ra…. Cái Thúy nghe đến đó tai ù đi, nó òa khóc và lao ra giữa màn đêm mịt mù mưa gió.
Sau lần đó nó bắt đầu lì lợm hơn, nó vẫn nghe lời bà nhưng ở bên ngoài thì nghịch chẳng ai bằng. Thấy nó thiệt thòi từ nhỏ nên bà Thơm lại càng thương, chẳng bao giờ đánh hay mắng nó mà chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo mỗi khi nó nghịch ngợm bị hàng xóm méc lại với bà.
Lớn hơn một chút nó đã bắt đầu biết đua đòi theo lũ bạn làng bên mang xe đạp đi cầm cố để lấy tiền ăn chơi. Khi bà hỏi, nó cúi đầu xin lỗi và nói rằng do sơ ý nên bị mất cắp. Bà nó lại đầu tắt mặt tối, còng lưng đi gặt mướn cho người ta để lấy tiền mua xe cho đứa cháu. Dĩ nhiên là vài tuần sau nó lại có con xe đạp mới cóng để khoe cùng lũ bạn.
Đến lớp 9 thì thành tích “mất” xe đạp đã là 6 chiếc. Bà mắng riết nó cũng quen nên chây lì mặc kệ. Đó cũng là năm nó thi trượt cấp 3.
Bà nó lấy đó làm buồn rầu nên ra chùa bạch thầy trụ trì, những mong thầy sẽ khuyên nhủ để nó được ngoan hơn. Nghe lời thầy, nó cố gắng ôn thi thêm năm nữa để bà nó vui lòng.
Ngày đầu tiên Thúy đi thi, vừa ra về đã gặp sư thầy ngay trước cổng làng. Thầy ôn tồn hỏi nó:
- Nay thi làm được bài không con?
- Dạ. Con làm sai một câu.
- Còn những câu khác thì thế nào?
- Những câu khác con không làm được ạ.
Không đợi sư thầy hỏi thêm một câu nào nữa, nó co người bật qua bờ kênh bên kia và lao theo chúng bạn đang ý ới gọi nhau đi trộm vải làng bên.
Khi thông báo điểm thi nó không buồn lên coi trên bảng tin của trường, chỉ thấy mấy đứa kháo nhau là nó bị liệt môn Toán. Sau lần trượt đó nó ở nhà luôn, không ôn thi thêm một lần nào nữa.
Năm nay bà nó 70 tuổi rồi nên cũng già và yếu. Lưng bà ngày càng còng hơn, đôi chân gầy guộc không còn bước đi nhanh thoăn thoắt nên chẳng thể làm mướn cho người ta được nữa. Sư thầy thấy thương nên thỉnh thoảng bảo bà nó lên chùa bao sái tượng Phật chăm sóc vườn rau và quét dọn cho chùa, còn tiền sinh hoạt và thuốc thang những lúc ốm đau thì thầy lo cho hết.
Ở chùa, ngoài thầy ra thì còn có chú tiểu Hạnh, là đệ tử của thầy. Thường thì chú đi học ở trường Phật giáo trên thành phố, lâu lâu mới về một lần. Hè năm nay dịch bệnh, trường cho tăng ni sinh nghỉ để về chùa tự cấm túc an cư nên chú Hạnh cũng về từ đầu mùa hè.
Có lẽ do được ở chùa từ nhỏ, được tu tập và sống với nếp sống của thiền môn nên chú rất hiền lành, nhẹ nhàng và trầm tính. Chắc vì thế mà chú luôn là tâm điểm để cho nhỏ Thúy và lũ bạn nó trêu trọc mỗi ngày.
Chiều nào chú Hạnh thỉnh chuông ở cổng tam quan tôi cũng thấy ba bốn đứa đèo nhau trên chiếc xe wave đỏ, lượn lách, đánh võng, rú ga và nẹt pô trước cổng chùa. Mỗi lần như vậy con Thúy lại hét to:
“Giá Hạnh mở tiệm cầm đồ
Để Thúy qua đó giả vờ cầm tay”
Rồi chúng cười phá lên với nhau như vừa trúng được một con đề nào đó. Giọng cười giòn tan và loãng dần vào hoàng hôn đỏ sẫm.
Lúc này tôi chỉ còn nghe thấy âm thanh trầm hùng đầy nội lực của chú Hạnh vang lên:
“Lắng lòng nghe, lắng lòng nghe
Tiếng chuông huyền diệu đưa về nhất tâm…”
Chắc vì thấu hiểu được hoàn cảnh của nó nên chú Hạnh không hề giận. Ngược lại, chú thường tìm cách tiếp cận để nói chuyện và khuyên bảo nó. Mỗi lần như vậy nó đều buông thõng một câu “nước trong quá thì không có cá, người tốt quá thì không ai chơi” trước khi kịp rời đi.
Chú Hạnh chẳng vì thế mà để mặc nó rong chơi cùng lũ bạn hư hỏng hết ngày này qua tháng nọ. Lúc nào chú cũng kiên trì, nhẫn nại và ân cần với nó.
Thời gian này quê tôi đang bị phong tỏa và giãn cách xã hội theo chỉ thị của chính phủ đề ra, khi đại dịch Covid đang hoành hành trên cả nước. Cũng vì thế mà nhỏ Thúy bớt đi ra ngoài lêu lổng, thỉnh thoảng nó đi theo bà lên chùa để phụ việc cho thầy, chú Hạnh cũng có dịp gần gũi và chỉ dạy nó được nhiều hơn.
Khi thì chú gọi nó lên chùa tụng kinh cùng mấy cụ già, khi thì chú dạy nó nấu ăn chay rồi mang phát cho cán bộ canh gác ở những chốt kiểm dịch trong làng. Chú Hạnh còn đưa nó tham gia vào sinh hoạt trong câu lạc bộ thanh niên Phật tử của chùa. Cuối tuần trước, nó và các thành viên trong câu lạc bộ giúp bà con thu hoạch vải thiều, chỉ trong 2 ngày đã tiêu thụ được 9 tấn vải. Việc làm đó nhanh chóng được bác trưởng thôn thông báo lên loa để tán dương và truyền cảm hứng trong mùa đại dịch. Bà nó cũng vì vậy mà được nở mày nở mặt với xóm với làng.
Sau lần đó, nó năng lên chùa để chấp tác nhiều hơn. Bấy nhiêu việc cũng đủ để khiến nó bận rộn hơn bao giờ hết. Nhờ vậy nó không còn ham chơi nữa, tính tình cũng bớt ngông cuồng, dù độ nhây và tinh nghịch thì vẫn thế.
Sáng nay tôi lại thấy nó cùng vài đứa nữa đạp xe từ cổng chùa ra. Đằng sau là những xuất cơm và nước ngọt đã được đóng gói kỹ càng. Vừa đi chúng vừa hát vang trời:
“Cố đạp nhanh ấy mới cong bàn đạp
Vấp phải đá ấy mới cong vành sau
Nghiêng sườn đông em vẹo ghi đông
Nghiêng sườn tây em vẹo cột sống
Chở cơm theo như là lai cục sắt
Mà em nghiêng hết ấy mới vẹo ghi đông
Mà em nghiêng hết ấy mới vẹo xương hông…”
Trong chùa, tiếng gõ mõ tụng kinh của sư thầy vẫn đều đều từng nhịp. Ngoài kia nắng đã lên cao…
Sau một thoáng trầm ngâm, thầy cất tiếng:
- Sao ăn trộm hoài vậy con, không nghe lời thầy sao, tội nặng lắm đó nghe không?
Nó khụt khịt mũi, vẻ mặt lấm la lấm lét, trộm liếc nhìn lên để dò xét xem thái độ của thầy rồi cất giọng nói ngập ngừng đứt quãng:
- Nếu vậy con gửi lại bao vải để thầy cúng Phật ạ.
- Không được! Thầy nhíu cặp lông mày, nói với giọng dứt khoát nhưng đầy sự bao dung - Con đem trả cho chủ nhân của nó đi.
- Con đã định làm thế - Nó cười ranh mãnh - Nhưng người ta không nhận thầy ạ.
- Nếu vậy thì con có quyền nhận nó, nhưng nhớ sám hối với Phật nghe con.
- Vâng thưa thầy. Tối con sẽ lên chùa tụng kinh sám hối
Nói rồi Thúy ba chân bốn cẳng chạy tuột về nhà. Ra tới cổng nó vấp phải hòn đá, ngã đánh uỵch. Thầy hốt hoảng gọi với theo:
- Thúy, Thúy! Con có sao không? Đi chầm chậm nha con.
- Dạ…Dạ…Nó nén đau, lồm cồm bò dậy, vẻ mặt cau có, quay người đá chân vào viên đá để trả thù cú ngã rồi tập tễnh đi về, tay vẫn không quên giữ khư khư bịch vải, miệng lẩm bẩm:
“Cố tình trồng hoa hoa ko nở
Vô tình gieo nghiệp nghiệp đong đưa”
Sư thầy đứng nhìn nó, khẽ thở dài, lắc đầu, rồi rảo bước ra sau vườn và kịp thấy cây vải của chùa chỉ còn xơ xác lá.
Tôi đứng sau hàng rào nghe cuộc nói chuyện giữa Thúy và thầy mà cười bò lăn lộn. Con Thúy thì láu cá, thầy thì từ bi, nên chuyện này cứ diễn ra hoài không hồi kết.
Tuổi thơ Thúy là những trưa hè cõng nắng để đi hái vải cùng lũ bạn. Ảnh: Internet
Thúy là đứa cháu nội duy nhất của bà Thơm đầu xóm. Năm nó lên sáu tuổi thì bố mẹ nó mất trong một vụ tai nạn. Đó là vào một đêm tháng sáu, trời mưa tầm tã, bố mẹ nó phải chở xe vải thiều lên thành phố để kịp bán ở chợ đầu mối vào sáng sớm hôm sau. Hai bà cháu nó đang ngủ ở tấm phản giữa gian nhà thì thấy điện thoại của bố nó gọi về. Đầu giây bên kia là một giọng nói lạ, nó không biết họ đã nói gì, chỉ thấy bà lịm dần đi và ngất. Nó hốt hoảng, toàn thân run cầm cập nhưng vẫn cố để xoa bóp chân tay cho bà, một lúc sau thì bà tỉnh dậy. Lúc đấy nó mới biết bố mẹ nó gặp tai nạn và chết trên đường. Họ nói do xe vải trở nặng quá, trời thì lại mưa to gió lớn, đường trơn trượt, nên bố nó đã va phải ổ gà và loạng choạng đâm vào cột điện. Chiếc xe chở vải văng tung tóe, con đường phủ đầy một màu đỏ của vải hòa vào máu. Người dân gần đó nghe thấy tiếng hét thất thanh liền chạy ra…. Cái Thúy nghe đến đó tai ù đi, nó òa khóc và lao ra giữa màn đêm mịt mù mưa gió.
Sau lần đó nó bắt đầu lì lợm hơn, nó vẫn nghe lời bà nhưng ở bên ngoài thì nghịch chẳng ai bằng. Thấy nó thiệt thòi từ nhỏ nên bà Thơm lại càng thương, chẳng bao giờ đánh hay mắng nó mà chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo mỗi khi nó nghịch ngợm bị hàng xóm méc lại với bà.
Lớn hơn một chút nó đã bắt đầu biết đua đòi theo lũ bạn làng bên mang xe đạp đi cầm cố để lấy tiền ăn chơi. Khi bà hỏi, nó cúi đầu xin lỗi và nói rằng do sơ ý nên bị mất cắp. Bà nó lại đầu tắt mặt tối, còng lưng đi gặt mướn cho người ta để lấy tiền mua xe cho đứa cháu. Dĩ nhiên là vài tuần sau nó lại có con xe đạp mới cóng để khoe cùng lũ bạn.
Đến lớp 9 thì thành tích “mất” xe đạp đã là 6 chiếc. Bà mắng riết nó cũng quen nên chây lì mặc kệ. Đó cũng là năm nó thi trượt cấp 3.
Bà nó lấy đó làm buồn rầu nên ra chùa bạch thầy trụ trì, những mong thầy sẽ khuyên nhủ để nó được ngoan hơn. Nghe lời thầy, nó cố gắng ôn thi thêm năm nữa để bà nó vui lòng.
Ngày đầu tiên Thúy đi thi, vừa ra về đã gặp sư thầy ngay trước cổng làng. Thầy ôn tồn hỏi nó:
- Nay thi làm được bài không con?
- Dạ. Con làm sai một câu.
- Còn những câu khác thì thế nào?
- Những câu khác con không làm được ạ.
Không đợi sư thầy hỏi thêm một câu nào nữa, nó co người bật qua bờ kênh bên kia và lao theo chúng bạn đang ý ới gọi nhau đi trộm vải làng bên.
Khi thông báo điểm thi nó không buồn lên coi trên bảng tin của trường, chỉ thấy mấy đứa kháo nhau là nó bị liệt môn Toán. Sau lần trượt đó nó ở nhà luôn, không ôn thi thêm một lần nào nữa.
Năm nay bà nó 70 tuổi rồi nên cũng già và yếu. Lưng bà ngày càng còng hơn, đôi chân gầy guộc không còn bước đi nhanh thoăn thoắt nên chẳng thể làm mướn cho người ta được nữa. Sư thầy thấy thương nên thỉnh thoảng bảo bà nó lên chùa bao sái tượng Phật chăm sóc vườn rau và quét dọn cho chùa, còn tiền sinh hoạt và thuốc thang những lúc ốm đau thì thầy lo cho hết.
Ở chùa, ngoài thầy ra thì còn có chú tiểu Hạnh, là đệ tử của thầy. Thường thì chú đi học ở trường Phật giáo trên thành phố, lâu lâu mới về một lần. Hè năm nay dịch bệnh, trường cho tăng ni sinh nghỉ để về chùa tự cấm túc an cư nên chú Hạnh cũng về từ đầu mùa hè.
Có lẽ do được ở chùa từ nhỏ, được tu tập và sống với nếp sống của thiền môn nên chú rất hiền lành, nhẹ nhàng và trầm tính. Chắc vì thế mà chú luôn là tâm điểm để cho nhỏ Thúy và lũ bạn nó trêu trọc mỗi ngày.
Chiều nào chú Hạnh thỉnh chuông ở cổng tam quan tôi cũng thấy ba bốn đứa đèo nhau trên chiếc xe wave đỏ, lượn lách, đánh võng, rú ga và nẹt pô trước cổng chùa. Mỗi lần như vậy con Thúy lại hét to:
“Giá Hạnh mở tiệm cầm đồ
Để Thúy qua đó giả vờ cầm tay”
Rồi chúng cười phá lên với nhau như vừa trúng được một con đề nào đó. Giọng cười giòn tan và loãng dần vào hoàng hôn đỏ sẫm.
Lúc này tôi chỉ còn nghe thấy âm thanh trầm hùng đầy nội lực của chú Hạnh vang lên:
“Lắng lòng nghe, lắng lòng nghe
Tiếng chuông huyền diệu đưa về nhất tâm…”
Chắc vì thấu hiểu được hoàn cảnh của nó nên chú Hạnh không hề giận. Ngược lại, chú thường tìm cách tiếp cận để nói chuyện và khuyên bảo nó. Mỗi lần như vậy nó đều buông thõng một câu “nước trong quá thì không có cá, người tốt quá thì không ai chơi” trước khi kịp rời đi.
Chú Hạnh chẳng vì thế mà để mặc nó rong chơi cùng lũ bạn hư hỏng hết ngày này qua tháng nọ. Lúc nào chú cũng kiên trì, nhẫn nại và ân cần với nó.
Thời gian này quê tôi đang bị phong tỏa và giãn cách xã hội theo chỉ thị của chính phủ đề ra, khi đại dịch Covid đang hoành hành trên cả nước. Cũng vì thế mà nhỏ Thúy bớt đi ra ngoài lêu lổng, thỉnh thoảng nó đi theo bà lên chùa để phụ việc cho thầy, chú Hạnh cũng có dịp gần gũi và chỉ dạy nó được nhiều hơn.
Khi thì chú gọi nó lên chùa tụng kinh cùng mấy cụ già, khi thì chú dạy nó nấu ăn chay rồi mang phát cho cán bộ canh gác ở những chốt kiểm dịch trong làng. Chú Hạnh còn đưa nó tham gia vào sinh hoạt trong câu lạc bộ thanh niên Phật tử của chùa. Cuối tuần trước, nó và các thành viên trong câu lạc bộ giúp bà con thu hoạch vải thiều, chỉ trong 2 ngày đã tiêu thụ được 9 tấn vải. Việc làm đó nhanh chóng được bác trưởng thôn thông báo lên loa để tán dương và truyền cảm hứng trong mùa đại dịch. Bà nó cũng vì vậy mà được nở mày nở mặt với xóm với làng.
Sau lần đó, nó năng lên chùa để chấp tác nhiều hơn. Bấy nhiêu việc cũng đủ để khiến nó bận rộn hơn bao giờ hết. Nhờ vậy nó không còn ham chơi nữa, tính tình cũng bớt ngông cuồng, dù độ nhây và tinh nghịch thì vẫn thế.
Sáng nay tôi lại thấy nó cùng vài đứa nữa đạp xe từ cổng chùa ra. Đằng sau là những xuất cơm và nước ngọt đã được đóng gói kỹ càng. Vừa đi chúng vừa hát vang trời:
“Cố đạp nhanh ấy mới cong bàn đạp
Vấp phải đá ấy mới cong vành sau
Nghiêng sườn đông em vẹo ghi đông
Nghiêng sườn tây em vẹo cột sống
Chở cơm theo như là lai cục sắt
Mà em nghiêng hết ấy mới vẹo ghi đông
Mà em nghiêng hết ấy mới vẹo xương hông…”
Trong chùa, tiếng gõ mõ tụng kinh của sư thầy vẫn đều đều từng nhịp. Ngoài kia nắng đã lên cao…
Cỏ Phong Sương