Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 ở phố Hàng Bạc, Hà Nội trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã suy tàn. Quê ông ở làng Nhân Mục (thường gọi nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội Thân sinh của nhà văn là cụ Nguyễn An Lan (tức cụ Tú Hải Văn), “một nhà nho tài hoa đậu thi khoa Hán học cuối cùng, rồi suốt đời ôm nỗi bất đắc chí trong cảnh đi làm một viên chức nhỏ ở tòa sứ các tỉnh dưới chế độ thuộc địa của Tây”. Ngay từ nhỏ, Nguyễn Tuân “đã được nuôi trong nền văn hóa cổ truyền của dân tộc, với những phong tục nề nếp, với cách ăn ở vui chơi từ một thời xưa đang tàn dần và biến đổi, ngổn ngang vì sự xâm nhập của văn minh máy móc và hàng hóa từ phương Tây ào đến”. Hoàn cảnh gia đình và môi trường ấy đã có ảnh hưởng sâu sắc tới tư tưởng, cá tính và sáng tác của nhà văn sau này.
Nguyễn Tuân tuy quê ở Hà Nội nhưng từ nhỏ ông đã theo gia đình (cụ Nguyễn An Lan làm thư kí Tòa sứ) sống nhiều năm ở các tỉnh và thành phố miền Trung như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa. Chính hoàn cảnh sống của gia đình đã tạo điều kiện cho ông ngay từ thời niên thiếu đã được “xê dịch” qua nhiều nơi. Những vùng đất nói trên, đặc biệt là Thanh Hóa (nơi lâu nhất), đã để lại nhiều dấu ấn trong những trang viết về đề tài “chủ nghĩa xê dịch” của ông.
Nguyễn Tuân là một nhà văn nổi tiếng, ông được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng Tiếng Việt. Trong các tác phẩm hầu hết thuộc thể loại tùy bút và kí, đây cũng chính là thế mạnh của ông. Phong cách văn chương của Nguyễn Tuân mang một chút độc đáo và phong phú trong ngôn ngữ. Nhà văn Nguyễn Tuân còn sử dụng một số bút danh khác để sáng tác như: Nhất Lang, Thanh Thuỷ, Ngột Lôi Quật, Ân Ngũ Tuyên, Tuấn Thừa Sắc, Thanh Hà, Ngột Lôi Nhật.
Nhà văn Nguyễn Tuân bắt đầu sáng tác từ năm 1935, tuy nhiên các tác phẩm của ông chưa được đánh giá cao. Cho đến năm 1938, Nguyễn Tuân mới gây ấn tượng với một số tác phẩm xuất sắc, điển hình là Vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua, Một chuyến đi.
Phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân chia thành hai giai đoạn:
Trước cách mạng tháng tám, phong cách sáng tác của ông được gói gọn trọng một chữ "Ngông".
Sau cách mạng tháng tám, phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân đã có nhiều chuyển biến quan trọng. Các tác phẩm mang giá trị nghệ thuật cao, viết nhiều về đề tài quê hương đất nước, nhân dân lao động trong chiến đấu và sản xuất.
Năm 1996 ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật...
Ông là một trong 9 tác giả tiêu biểu được đưa vào Sách giáo khoavăn học Việt Nam. Ngày nay, tên ông còn được đặt tên cho con đường ở Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Nhà văn Nguyễn Tuân qua đời ngày 08/07/1987, tại Hà Nội, hưởng thọ 77 tuổi.
Những tác phẩm nổi tiếng:
Ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho. Từ nhỏ, Nguyễn Tuân đã cùng gia đình đi “tha hương” ở nhiều nơi như Nam Định, Thanh Hoá và cả các tỉnh miền nam.
Năm 1929, khi đang học năm cuối tại trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định ngày nay, thì Nguyễn Tuân bị nhà trường đuổi học, vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đối mấy giáo viên Pháp nói xấu người Việt.
Không lâu sau, ông bị tù vì vượt biên tới Thái Lan mà không có giấy phép. Ông được thả ra nhưng lại bị bắt vào năm 1941.
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới. Từ 1948 đến 1957, ông giữ chức Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam.
Nguyễn Tuân tuy quê ở Hà Nội nhưng từ nhỏ ông đã theo gia đình (cụ Nguyễn An Lan làm thư kí Tòa sứ) sống nhiều năm ở các tỉnh và thành phố miền Trung như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa. Chính hoàn cảnh sống của gia đình đã tạo điều kiện cho ông ngay từ thời niên thiếu đã được “xê dịch” qua nhiều nơi. Những vùng đất nói trên, đặc biệt là Thanh Hóa (nơi lâu nhất), đã để lại nhiều dấu ấn trong những trang viết về đề tài “chủ nghĩa xê dịch” của ông.
Nguyễn Tuân là một nhà văn nổi tiếng, ông được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng Tiếng Việt. Trong các tác phẩm hầu hết thuộc thể loại tùy bút và kí, đây cũng chính là thế mạnh của ông. Phong cách văn chương của Nguyễn Tuân mang một chút độc đáo và phong phú trong ngôn ngữ. Nhà văn Nguyễn Tuân còn sử dụng một số bút danh khác để sáng tác như: Nhất Lang, Thanh Thuỷ, Ngột Lôi Quật, Ân Ngũ Tuyên, Tuấn Thừa Sắc, Thanh Hà, Ngột Lôi Nhật.
Nhà văn Nguyễn Tuân bắt đầu sáng tác từ năm 1935, tuy nhiên các tác phẩm của ông chưa được đánh giá cao. Cho đến năm 1938, Nguyễn Tuân mới gây ấn tượng với một số tác phẩm xuất sắc, điển hình là Vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua, Một chuyến đi.
Phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân chia thành hai giai đoạn:
Trước cách mạng tháng tám, phong cách sáng tác của ông được gói gọn trọng một chữ "Ngông".
Sau cách mạng tháng tám, phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân đã có nhiều chuyển biến quan trọng. Các tác phẩm mang giá trị nghệ thuật cao, viết nhiều về đề tài quê hương đất nước, nhân dân lao động trong chiến đấu và sản xuất.
Năm 1996 ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật...
Ông là một trong 9 tác giả tiêu biểu được đưa vào Sách giáo khoavăn học Việt Nam. Ngày nay, tên ông còn được đặt tên cho con đường ở Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Nhà văn Nguyễn Tuân qua đời ngày 08/07/1987, tại Hà Nội, hưởng thọ 77 tuổi.
Những tác phẩm nổi tiếng:
- Ngọn đèn dầu lạc (1939)
- Vang bóng một thời (1940)
- Chiếc lư đồng mắt cua (1941)
- Tàn đèn dầu lạc (1941)
- Một chuyến đi (1938)
- Tùy bút (1941)
- Thiếu quê hương (1940)
- Tóc chị Hoài (1943)
- Tùy bút II (1943)
- Nguyễn (1945)
- Chùa Đàn (1946)
- Đường vui (1949)
- Tình chiến dịch (1950)
- Thắng càn (1953)
- Chú Giao làng Seo (1953)
- Đi thăm Trung Hoa (1955)
- Tùy bút kháng chiến (1955)
- Tùy bút kháng chiến và hòa bình (1956)
- Truyện một cái thuyền đất (1958)
- Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972)
- Ký (1976)
- Tuyển tập Nguyễn Tuân (tập I: 1981)
- Cảnh sắc và hương vị đất nước (1988)
- Tú Xương
- Yêu ngôn (2000, sau khi mất)
- Ký Cô Tô (1965)
Ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho. Từ nhỏ, Nguyễn Tuân đã cùng gia đình đi “tha hương” ở nhiều nơi như Nam Định, Thanh Hoá và cả các tỉnh miền nam.
Năm 1929, khi đang học năm cuối tại trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định ngày nay, thì Nguyễn Tuân bị nhà trường đuổi học, vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đối mấy giáo viên Pháp nói xấu người Việt.
Không lâu sau, ông bị tù vì vượt biên tới Thái Lan mà không có giấy phép. Ông được thả ra nhưng lại bị bắt vào năm 1941.
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới. Từ 1948 đến 1957, ông giữ chức Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam.