Soạn văn Tiểu thuyết và truyện ngắn, Tri thức Ngữ văn bài 6, Ngữ văn 10, sách Cánh Diều

Soạn văn Tiểu thuyết và truyện ngắn, Tri thức Ngữ văn bài 6, Ngữ văn 10, sách Cánh Diều

Triều Anh
Triều Anh
  • Thành viên BQT
  • Người yêu của văn chương ❤️ đến từ Sóc Trăng
Tiểu thuyết và truyện ngắn là hai thể loại thuộc văn xuôi tự sự. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm của hai thể loại này, cùng Triều Anh tham khảo bài soạn sau:

9A6FD68F-CF9D-43DD-A9FC-28BEEE8060CA.jpeg

Ảnh sưu tầm

Xem thêm

Kiêu binh nổi loạn - Trích Hoàng Lê thống nhất chí

I. Tiểu thuyết

1. Khái niệm


- Tiểu thuyết và truyện ngắn đều thuộc loại tác phẩm truyện.
- Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn, có khả năng phản ánh đời sống rộng lớn, không bị giới hạn về không gian và thời gian; cốt truyện phức tạp, được xây dựng trên nhiều sự kiện, cảnh ngộ, nhiều mối xung đột; miêu tả nhiều tuyến nhân vật, nhiều quan hệ chồng chéo với những diễn biến tâm lí phức tạp.

2. Đặc điểm

- Tính văn xuôi: mô tả khối lượng nội dung lớn, dung chứa hiện thực toàn vẹn và tái hiện.
- Tính đa dạng sắc độ thẩm mỹ: mô tả sự pha trộn hài hòa của các màu sắc nội dung như: đẹp, xấu, thiện, ác, bi, hài,...
- Nghệ thuật kể chuyện: điểm nhìn trần thuật.
- Tính hư cấu: cho phép tái hiện thời gian, không gian, nhân vật.
- Tính phản ánh toàn vẹn đời sống: là khả năng phản ánh hiện thực khách quan một cách đầy đủ và sinh động.
- Tính tổng hợp: cho phép dung nạp các phong cách nghệ thuật của các thể loại văn học khác.

3. Cấu trúc

- Chương - hồi
- Nhân vật
- Cốt truyện

4. Phân loại

- Tiểu thuyết trinh thám: thường xoay quanh các tội ác, vụ án hoặc bí ẩn đời sống nào đó cần được khám phá, giải quyết và tìm ra thủ phạm.
- Tiểu thuyết giả tưởng: các thế giới tưởng tượng ở tương lai, phép thuật, thần tiên hoặc các thế giới không có thật.
- Tiểu thuyết tình cảm: là dòng truyện kể tập trung vào tình yêu lãng mạn của đôi lứa.
- Tiểu thuyết lịch sử: là dòng văn học tự sự mô tả câu chuyện hư cấu xảy ra tại các thời điểm có thật trong lịch sử nhân loại.
- Tiểu thuyết hư cấu hiện thực: là dòng văn học tường thuật một sự việc hư cấu xoay quanh những nhân vật hư cấu nhưng tồn tại cùng dòng thời gian và thế giới ngày nay.
- Tiểu thuyết kinh dị: là dòng truyện thường được kết hợp chung với các thể loại giả tưởng, bí ẩn hoặc trinh thám.

II. TRUYỆN NGẮN

1. Khái niệm


- Là thể loại tự sự cỡ nhỏ, hướng tới khắc họa một hiện tượng trong đời sống; cốt truyện thường diễn ra trong không gian, thời gian hạn chế; kết cấu không nhiều tầng, nhiều tuyến; ít nhân vật.
- Truyện ngắn thu hút người đọc bởi nội dung cô đúc, chi tiết ám ảnh, ý tưởng sâu sắc được thể hiện qua tình huống bất ngờ, lời văn hàm súc, mang nhiều ẩn ý.

2. Đặc điểm

- Về đề tài: truyện ngắn đề cập đến mọi đề tài phong phú, đa dạng, chạm đến mọi ngóc ngách đời sống con người.
- Về tình huống truyện: Đó là cái tình thế nảy ra truyện, là lát cắt của đời sống, là một khoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc…Có các loại tình huống:
+ Tình huống hành động
+ Tình huống tâm trạng
+ Tình huống nhận thức
- Về cốt truyện: Cốt truyện là một hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố, hành động trong tác phẩm tự sự và tác phẩm kịch thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các tính cách trong một hoàn cảnh xã hội nhất định nhằm thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Phân loại theo cốt truyện, có các loại truyện ngắn sau:
+ Truyện ngắn không có cốt truyện (cốt truyện mờ nhạt).
+ Truyện ngắn có cốt truyện.
- Về nhân vật: Nhân vật là linh hồn của tác phẩm, là người phát ngôn cho tư tưởng của nhà văn. Nhân vật phải được đặt trong một hoàn cảnh cụ thể, vừa mang tính chung phổ quát vừa mang tính riêng độc đáo.
- Về ngôn ngữ: chọn lọc, cô đúc, hiện đại. Ngôn ngữ còn có các tính chất: tính biểu cảm, tính chính xác, tính hình tượng, tính hệ thống, tính đa thanh, tính đối thoại.

3. Phân loại truyện ngắn

- Truyện dân gian.
- Truyện trung đại (truyện chữ Hán, truyện chữ Nôm).
- Truyện hiện đại (truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài).

III. ĐIỂM CHUNG VỀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT CỦA TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN

1. Điểm nhìn nghệ thuật


- Khái nhiệm: Là vị trí quan sát của người kể chuyện trong tương quan với nhân vật, sự việc được trần thuật.
- Vai trò: Giúp nhà văn phản ánh cuộc sống trong tính đa dạng và phức tạp của nó; mang đến cho người đọc góc độ tiếp cận mới, đồng thời hình thành cá tính cho nhà văn.

2. Người kể chuyện

- Người kể chuyện hạn tri (ngôi kể thứ nhất): thường trực tiếp tham dự hoặc chứng kiến các sự việc xảy ra trong truyện.
+ Ưu điểm: tạo hiệu quả về tính trực tiếp, có cơ hội đi sâu khai thác thế giới nội tâm nhân vật - người kể.
+ Hạn chế: Ít có khả năng phản ánh toàn cảnh bức tranh xã hội, môi trường hoạt động và tâm lí các nhân vật khác.
- Người kể chuyện toàn tri (ngôi kể thứ 3): không trực tiếp tham gia câu chuyện nhưng là người quan sát toàn năng, biết hết tất cả mọi việc.
+ Ưu điểm: Tạo nên khả năng trần thuật linh hoạt, giúp người đọc biết được nhiều thông tin về nhân vật, sự việc.
+ Hạn chế: Người đọc ít có được cảm giác kết nối trực tiếp, gần gũi với nhân vật.
................................................
Chúc các em học tốt!
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
khái niệm tiểu thuyết khái niệm truyện ngắn phân loại tiểu thuyết phân loại truyện ngắn tieu thuyet truyen ngan đặc điểm của tiểu thuyết đặc điểm của truyện ngắn điểm giống nhau giữa tiểu thuyết và truyện ngắn điểm nhìn nghệ thuật
2K
2
1

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top