“Người lái đò sông Đà” là một trong những tuỳ bút xuất sắc của Nguyễn Tuân. Thế nhưng để viết tốt một bài cảm nhận về vẻ đẹp của sông Đà, chúng ta cần phải nắm vững được các kiến thức cơ bản về tác giả, về hình tượng sông Đà, hình tượng người lái đò, đặc sắc nghệ thuật. Vì vậy, hãy cùng Triều Anh chinh phục kì thi tốt nghiệp THPT bằng việc ôn lại các kiến thức cơ bản của bài học:
Ảnh: Sông Đà (sưu tầm)
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả.
- Nguyễn Tuân có vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
- Phong cách nghệ thuật độc đáo: tài hoa, uyên bác, ngôn ngữ điêu luyện, sở trường là thể tuỳ bút.
- Phong cách nghệ thuật độc đáo: tài hoa, uyên bác, ngôn ngữ điêu luyện, sở trường là thể tuỳ bút.
2. Tác phẩm
Tác phẩm rút từ tập tuỳ bút “Sông Đà” (1960) – kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc của Nguyễn Tuân (1958).
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Nội dung
a. Hình tượng sông Đà: hiện lên như một “nhân vật” có hai tính cách trái ngược nhau
- Tính cách hung bạo, dữ dằn
+ Cảnh đá “dựng vách thành”, những đoạn đá “chẹt” lòng sông như cái yết hầu. Đi qua nơi ấy giữa trưa mà vẫn thấy lạnh, cái lạnh của cảm giác khi đi vào chốn âm u, hiểm trở.
+ Cảnh “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn cuộn luồng gió gùn ghè” suốt năm như muốn đòi nợ xuýt bất cứ con thuyền nào đi qua " dữ dội và nguy hiểm.
+ Những hút nước nguy hiểm quãng Tà Mường Vát cũng chứa đựng vẻ đẹp dữ dội của sông Đà. Những hút nước ấy có thể lôi tụt cả một bè gỗ rừng nghênh ngang hay bất cứ một chiếc thuyền nào vô tình đi ngang qua xuống lòng sông để rồi mươi phút sau mới thấy chúng tan xác ở khuỷnh sông dưới.
+ Những thạch trận, phòng tuyến sẵn sàng “ăn chết” con thuyền và người lái đò "ghê gợn, đầy cạm bẫy." Biểu tượng cho sức mạnh dữ dội và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên đất nước.
+ Cảnh đá “dựng vách thành”, những đoạn đá “chẹt” lòng sông như cái yết hầu. Đi qua nơi ấy giữa trưa mà vẫn thấy lạnh, cái lạnh của cảm giác khi đi vào chốn âm u, hiểm trở.
+ Cảnh “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn cuộn luồng gió gùn ghè” suốt năm như muốn đòi nợ xuýt bất cứ con thuyền nào đi qua " dữ dội và nguy hiểm.
+ Những hút nước nguy hiểm quãng Tà Mường Vát cũng chứa đựng vẻ đẹp dữ dội của sông Đà. Những hút nước ấy có thể lôi tụt cả một bè gỗ rừng nghênh ngang hay bất cứ một chiếc thuyền nào vô tình đi ngang qua xuống lòng sông để rồi mươi phút sau mới thấy chúng tan xác ở khuỷnh sông dưới.
+ Những thạch trận, phòng tuyến sẵn sàng “ăn chết” con thuyền và người lái đò "ghê gợn, đầy cạm bẫy." Biểu tượng cho sức mạnh dữ dội và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên đất nước.
- Tính cách trữ tình, thơ mộng
+ Dòng chảy uốn lượn như mái tóc người thiếu nữ Tây Bắc diễm kiều: “con sông Đà tuôn dài…nương xuân” (tr 191)
+ Nước sông biến đổi theo mùa, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng: “mùa xuân dòng xanh ngọc bích”, “mùa thu….rượu bữa” (tr 191)
+ Cảnh vật hai bên bờ sông vừa tràn trề nhựa sống vừa hoang sơ nhuốm màu cổ tích: “một đàn hưu…cổ tích tuổi xưa” (tr 191)
=> Tạo dựng nên cả một không gian trữ tình, vẻ đẹp thơ mộng, quyến rũ. đủ sức khiến người đọc say đắm, ngất ngây.
Qua việc miêu tả hình tượng sông Đà, cho thấy:
+ Tình yêu tha thiết thiên nhiên đất nước của Nguyễn Tuân.
+ Với ông, thiên nhiên cũng là một tác phẩm nghệ thuật vô song của tạo hóa.
+ Chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác và lịch lãm của nhà văn.
+ Là phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẻ đẹp của người lao động trong chế độ mới.
+ Nước sông biến đổi theo mùa, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng: “mùa xuân dòng xanh ngọc bích”, “mùa thu….rượu bữa” (tr 191)
+ Cảnh vật hai bên bờ sông vừa tràn trề nhựa sống vừa hoang sơ nhuốm màu cổ tích: “một đàn hưu…cổ tích tuổi xưa” (tr 191)
=> Tạo dựng nên cả một không gian trữ tình, vẻ đẹp thơ mộng, quyến rũ. đủ sức khiến người đọc say đắm, ngất ngây.
Qua việc miêu tả hình tượng sông Đà, cho thấy:
+ Tình yêu tha thiết thiên nhiên đất nước của Nguyễn Tuân.
+ Với ông, thiên nhiên cũng là một tác phẩm nghệ thuật vô song của tạo hóa.
+ Chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác và lịch lãm của nhà văn.
+ Là phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẻ đẹp của người lao động trong chế độ mới.
b. Hình tượng người lái đò Sông Đà
- Ông lái đò hiện lên như một người anh hùng, trí dũng tuyệt vời.
- + Là vị chỉ huy “cái thuyền sáu bơi chèo” trong cuộc chiến đấu không cân sức với thiên nhiên dữ dội, hiểm độc (sóng, nước, đá, gió, thạch trận,…).
- + Bằng trí dũng tuyệt vời người lái đò “nắm lấy bờm sóng” vượt qua trận “thủy chiến” ác liệt (đá nổi, đá chìm, ba phòng tuyến trùng vi vây bủa,…) thuần phục dòng sông.
- + Luôn nhìn thử thách bằng cái nhìn giản dị mà lãng mạn.
- + Luôn bình tĩnh, ung dung ngay cả lúc đã bị thương “đêm ấy….cá dầm xanh”.
- Nguyên nhân làm nên chiến thắng của ông lái đò: sự ngoan cường, dũng cảm và nhất là kinh nghiệm sông nước.
*Qua việc miêu tả hình tượng ông lái đò sông Đà, cho thấy:
*Qua việc miêu tả hình tượng ông lái đò sông Đà, cho thấy:
- + Nguyễn Tuân đã tìm được nhân vật mới: những con người đáng trân trọng, ngợi ca, không thuộc tầng lớp đài các “vang bóng một thời” mà là những người lao động bình thường – chất “vàng mười của Tây Bắc”.
- + Qua đây, nhà văn muốn phát biểu quan niệm: người anh hùng không chỉ có trong chiến đấu mà còn có trong cuộc sống lao động thường ngày.
2. Nghệ thuật
- Những ví von, so sánh, liên tưởng độc đáo, bất ngờ và thú vị.
- Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao.
- Câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả, gân guốc, khi thì chậm rãi, trữ tình,…
- Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao.
- Câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả, gân guốc, khi thì chậm rãi, trữ tình,…
3. Ý nghĩa văn bản
Với tùy bút “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân đã giới thiệu, khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động ở miền Tây Bắc của Tổ quốc; thể hiện tình yêu mến, sự gắn bó thiết tha của Nguyễn Tuân đối với đất nước và con người Việt Nam.
III. Tổng kết
- Người lái đò Sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu nước say đắm, tha thiết của một con người muốn dùng văn chương để ngợi ca vẻ đẹp kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên, và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.
- Tác phẩm còn cho thấy công phu lao động nghệ thuật khó nhọc, cùng sự tài hoa, uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì công của tạo hoá và những kì tích lao động của con người.
- Tác phẩm còn cho thấy công phu lao động nghệ thuật khó nhọc, cùng sự tài hoa, uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì công của tạo hoá và những kì tích lao động của con người.
Câu hỏi và đề văn.
Câu 1: Vẻ đẹp của hình tượng con sông Đà trong đoạn trích tuỳ bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.
Gợi ý:
- Con sông Đà hiện ra dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân không phải như một cảnh trí thiên nhiên thông thường mà là sinh thể sống động, có cá tính, có tâm trạng...với hai nét tính cách cơ bản:
+ Hình ảnh con sông Đà hung bạo, có tâm địa của một kẻ thù số một của con người: thác, đá, gió, sóng đều dữ ác và đối nghịch với cuộc mưu sinh của con người trên sông nước.
+ Hình ảnh con sông Đà trữ tình, thơ mộng, gần gũi, thân thiết với con người. Sông Đà được nhìn như một cố nhân…
→ Hai nét tính cách tương phản, đan xen hài hoà tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho hình tượng con sông Đà.
- Nghệ thuật: hình tượng sông Đà được khai thác từ phương diện thẩm mĩ – văn hoá qua cách miêu tả sinh động, sử dụng ngôn ngữ điêu luyện,…
- Con sông Đà hiện ra dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân không phải như một cảnh trí thiên nhiên thông thường mà là sinh thể sống động, có cá tính, có tâm trạng...với hai nét tính cách cơ bản:
+ Hình ảnh con sông Đà hung bạo, có tâm địa của một kẻ thù số một của con người: thác, đá, gió, sóng đều dữ ác và đối nghịch với cuộc mưu sinh của con người trên sông nước.
+ Hình ảnh con sông Đà trữ tình, thơ mộng, gần gũi, thân thiết với con người. Sông Đà được nhìn như một cố nhân…
→ Hai nét tính cách tương phản, đan xen hài hoà tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho hình tượng con sông Đà.
- Nghệ thuật: hình tượng sông Đà được khai thác từ phương diện thẩm mĩ – văn hoá qua cách miêu tả sinh động, sử dụng ngôn ngữ điêu luyện,…
Câu 2: Vẻ đẹp của người lái đò sông Đà trong đoạn trích tuỳ bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.
Gợi ý:
- Thấp thoáng hiện lên qua vài nét phác hoạ của thiên tuỳ bút là hình ảnh người lái đò sông Đà, một con người bình thường, một nhà đò vô danh nơi sông nước hoang vu, khuất nẻo. Nhưng con người lao động bình thường ấy qua lăng kính nghệ sĩ của Nguyễn Tuân lại là một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật vượt thác ghềnh (ông đã thật sự là tay lái tài hoa khi chèo lái con thuyền vượt qua ghềnh thác đá hung dữ của sông Đà về bến an toàn).
- Không chỉ là một nghệ sĩ tài hoa, người lái đò còn là một dũng tướng đầy quả cảm trên trận chiến với sông nước hung bạo.
- Vẻ đẹp của người lái đò sông Đà là vẻ đẹp của người anh hùng lao động trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới của đất nước.
- Nghệ thuật: khắc hoạ vẻ đẹp của người lao động trên phương diện tài hoa nghệ sĩ.
- Thấp thoáng hiện lên qua vài nét phác hoạ của thiên tuỳ bút là hình ảnh người lái đò sông Đà, một con người bình thường, một nhà đò vô danh nơi sông nước hoang vu, khuất nẻo. Nhưng con người lao động bình thường ấy qua lăng kính nghệ sĩ của Nguyễn Tuân lại là một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật vượt thác ghềnh (ông đã thật sự là tay lái tài hoa khi chèo lái con thuyền vượt qua ghềnh thác đá hung dữ của sông Đà về bến an toàn).
- Không chỉ là một nghệ sĩ tài hoa, người lái đò còn là một dũng tướng đầy quả cảm trên trận chiến với sông nước hung bạo.
- Vẻ đẹp của người lái đò sông Đà là vẻ đẹp của người anh hùng lao động trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới của đất nước.
- Nghệ thuật: khắc hoạ vẻ đẹp của người lao động trên phương diện tài hoa nghệ sĩ.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: