I. Mở bài
1. Mở bài: Thông thường có 4 ý
- Tìm ý liên quan để dẫn dắt vấn đề (Cách dẫn dắt theo gợi ý phần 2 phía dưới; theo gợi ý sách chuyên sâu 2 trong 1 hoặc các mở bài thầy đã share trên nhóm)
- Nêu nét khái quát về phong cách nghệ thuật của tác giả (Không cần thiết phải nêu quê quán, năm sinh, năm mất…)
- Nêu hoàn cảnh sáng tác, vị trí của đoạn trích
- Nêu và nhận định vấn đề cần phân tích (Phải nêu để xác định đúng trọng tâm, yêu cầu của đề)
2. Các cách mở bài độc đáo, ấn tượng thường hay sử dụng
a. Cách 1: Mở bài theo cách đối lập
- Mở bài theo lối đối lập tức là nêu một vấn đề đối lập, từ đó làm thế bắc cầu để nêu lên vấn đề mà mình cần phân tích. Ví dụ dưới đây, có thể lên dàn ý bài văn nghị luận theo lối đối lập:
“Trong các tác phẩm văn học Việt Nam, chúng ta đã từng gặp không ít những người phụ nữ có số phận bi thương. Nhưng khi tiếp cận với dòng văn học cách mạng, vẫn những người phụ nữ ấy nhưng ta lại thấy một hình ảnh rất khác. Không cam chịu số phận; những người phụ nữ đã phản kháng, trỗi dậy để làm chủ cuộc đời chính mình. Một trong số đó là nhân vật….của nhà văn/nhà thơ…”
- Mở bài theo kiểu đối lập áp dụng cho dạng đề bài phân tích nhân vật trong tác phẩm. Theo lối đối lập này, các em có thể áp dụng cho dạng đề bài phân tích nhân vật trong tác phẩm. Ví dụ với các tác phẩm như: “Vợ nhặt”; “Chiếc thuyền ngoài xa”; “Vợ chồng A Phủ”…
b. Cách 2: Mở bài theo cách quy nạp
- Nhiệm vụ của mở bài đó là nêu nội dung vấn đề để phần thân bài phân tích và xử lý vấn đề. Nếu chọn cách mở bài theo lối quy nạp, các em có thể triển khai theo mở bài mẫu dưới đây:
“Thời gian luôn không ngừng chuyển động. Chúng ta chỉ sống một lần trên đời với tuổi thọ luôn là một con số hữu hạn. Nhưng có một thứ luôn tồn tại song song cùng thời gian đó là thơ; là văn; là những tác phẩm nghệ thuật đích thực…của nhà văn/ nhà thơ…là một trong số những tác phẩm nghệ thuật như vậy”.
- Mở bài theo lối quy nạp này phù hợp với đề bài yêu cầu phân tích đoạn trích; với trích đoạn cho sẵn.
c. Cách 3: Mở bài theo cách gián tiếp
- Đây là cách mở bài đi từ xa tới gần, nêu các ý liên quan tới vấn đề. Sau đó, đề cập đến vấn đề cần phân tích. Cấu trúc bài văn nghị luận xã hội phần mở bài theo cách gián tiếp, cụ thể như sau:
“Để xây dựng được một nhân vật có sức lay động, chiếm trọn trái tim người đọc là một điều vô cùng khó khăn. Thế nhưng, nhà văn/nhà thơ…lại hoàn toàn làm được điều đó. Hình ảnh nhân vật…trong tác phẩm của ông đã ghi dấu ấn đậm sâu trong lòng người đọc”.
- Mở bài theo cách dán tiếp này thường được áp dụng với dạng đề bài yêu cầu phân tích nhân vật trong các tác phẩm văn học.
d. Cách 4: Mở bài theo cách tương liên
- Mở bài theo lối tương liên, tức là tìm một vấn đề tương tự để làm cầu nối nêu ra vấn đề cần phân tích.
“Đại văn hào Anderen đã từng nói rằng: Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng chính cuộc sống viết ra”. Hiện thực cuộc sống được xem là cái nền cho những cảm hứng nghệ thuật chắp cánh và đâm chồi. Chính vì vậy, bức tranh hiện thực cuộc sống; con người trong tác phẩm…của nhà văn/nhà thơ gây ấn tượng đặc biệt sâu đậm trong lòng người đọc…”. Và nhân vật…được phác họa như….”
- Cách mở bài văn nghị luận theo lối tương liên phù hợp với các dạng đề bài phân tích nhân vật trong tác phẩm văn học.
e. Cách 5: Mở bài theo cách trực tiếp
- Mở bài theo cách trực tiếp nghĩa là đi thẳng vào nội dung của vấn đề cần bàn luận và phân tích trong bài viết. Một ví dụ về mở bài theo cách trực tiếp:
Nếu là con chim chiếc lá
Thì chim phải hót, lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình
Một nhà thơ đã từng viết như vậy song chỉ đến khi đọc tác phẩm…của nhà văn/nhà thơ…, tiếp xúc với các nhân vật trong tác phẩm; đặc biệt là nhân vật…ta mới cảm nhận sâu sắc hơn về lẽ cho và nhận trong đời”.
II. Cách kết bài: Thông thường có 2 ý. Các em dựa vào gợi ý sau để diễn đạt cho hay
- Nêu và nhận định lại vấn đề: Một lần nữa chúng ta có thể khẳng định lại rằng đoạn thơ/đoạn văn/nhân vật…là thành công xuất sắc, tiêu biểu của nhà thơ/nhà văn trong tác phẩm…Qua đoạn thơ/đoạn văn/nhân vật…tác giả đã để lại dấu ấn vô cùng sâu đậm trong lòng người đọc về….
- Bài học nhận thức và hành động cho bản thân: Dù đã…năm trôi qua nhưng tác phẩm…và hình ảnh về….vẫn còn nguyên giá trị, luôn là những hình ảnh đẹp, khó phai mờ trong mỗi chúng ta. Cảm ơn nhà thơ/nhà văn…đã giúp có một cái nhìn đúng đắn/một suy nghĩ mới/một cái nhìn đầy yêu thương và quý trọng về…để mỗi chúng ta tự nhủ mình hãy biết sống đẹp hơn, ý nghĩa hơn trong cuộc đời này.
1. Mở bài: Thông thường có 4 ý
- Tìm ý liên quan để dẫn dắt vấn đề (Cách dẫn dắt theo gợi ý phần 2 phía dưới; theo gợi ý sách chuyên sâu 2 trong 1 hoặc các mở bài thầy đã share trên nhóm)
- Nêu nét khái quát về phong cách nghệ thuật của tác giả (Không cần thiết phải nêu quê quán, năm sinh, năm mất…)
- Nêu hoàn cảnh sáng tác, vị trí của đoạn trích
- Nêu và nhận định vấn đề cần phân tích (Phải nêu để xác định đúng trọng tâm, yêu cầu của đề)
2. Các cách mở bài độc đáo, ấn tượng thường hay sử dụng
a. Cách 1: Mở bài theo cách đối lập
- Mở bài theo lối đối lập tức là nêu một vấn đề đối lập, từ đó làm thế bắc cầu để nêu lên vấn đề mà mình cần phân tích. Ví dụ dưới đây, có thể lên dàn ý bài văn nghị luận theo lối đối lập:
“Trong các tác phẩm văn học Việt Nam, chúng ta đã từng gặp không ít những người phụ nữ có số phận bi thương. Nhưng khi tiếp cận với dòng văn học cách mạng, vẫn những người phụ nữ ấy nhưng ta lại thấy một hình ảnh rất khác. Không cam chịu số phận; những người phụ nữ đã phản kháng, trỗi dậy để làm chủ cuộc đời chính mình. Một trong số đó là nhân vật….của nhà văn/nhà thơ…”
- Mở bài theo kiểu đối lập áp dụng cho dạng đề bài phân tích nhân vật trong tác phẩm. Theo lối đối lập này, các em có thể áp dụng cho dạng đề bài phân tích nhân vật trong tác phẩm. Ví dụ với các tác phẩm như: “Vợ nhặt”; “Chiếc thuyền ngoài xa”; “Vợ chồng A Phủ”…
b. Cách 2: Mở bài theo cách quy nạp
- Nhiệm vụ của mở bài đó là nêu nội dung vấn đề để phần thân bài phân tích và xử lý vấn đề. Nếu chọn cách mở bài theo lối quy nạp, các em có thể triển khai theo mở bài mẫu dưới đây:
“Thời gian luôn không ngừng chuyển động. Chúng ta chỉ sống một lần trên đời với tuổi thọ luôn là một con số hữu hạn. Nhưng có một thứ luôn tồn tại song song cùng thời gian đó là thơ; là văn; là những tác phẩm nghệ thuật đích thực…của nhà văn/ nhà thơ…là một trong số những tác phẩm nghệ thuật như vậy”.
- Mở bài theo lối quy nạp này phù hợp với đề bài yêu cầu phân tích đoạn trích; với trích đoạn cho sẵn.
c. Cách 3: Mở bài theo cách gián tiếp
- Đây là cách mở bài đi từ xa tới gần, nêu các ý liên quan tới vấn đề. Sau đó, đề cập đến vấn đề cần phân tích. Cấu trúc bài văn nghị luận xã hội phần mở bài theo cách gián tiếp, cụ thể như sau:
“Để xây dựng được một nhân vật có sức lay động, chiếm trọn trái tim người đọc là một điều vô cùng khó khăn. Thế nhưng, nhà văn/nhà thơ…lại hoàn toàn làm được điều đó. Hình ảnh nhân vật…trong tác phẩm của ông đã ghi dấu ấn đậm sâu trong lòng người đọc”.
- Mở bài theo cách dán tiếp này thường được áp dụng với dạng đề bài yêu cầu phân tích nhân vật trong các tác phẩm văn học.
d. Cách 4: Mở bài theo cách tương liên
- Mở bài theo lối tương liên, tức là tìm một vấn đề tương tự để làm cầu nối nêu ra vấn đề cần phân tích.
“Đại văn hào Anderen đã từng nói rằng: Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng chính cuộc sống viết ra”. Hiện thực cuộc sống được xem là cái nền cho những cảm hứng nghệ thuật chắp cánh và đâm chồi. Chính vì vậy, bức tranh hiện thực cuộc sống; con người trong tác phẩm…của nhà văn/nhà thơ gây ấn tượng đặc biệt sâu đậm trong lòng người đọc…”. Và nhân vật…được phác họa như….”
- Cách mở bài văn nghị luận theo lối tương liên phù hợp với các dạng đề bài phân tích nhân vật trong tác phẩm văn học.
e. Cách 5: Mở bài theo cách trực tiếp
- Mở bài theo cách trực tiếp nghĩa là đi thẳng vào nội dung của vấn đề cần bàn luận và phân tích trong bài viết. Một ví dụ về mở bài theo cách trực tiếp:
Nếu là con chim chiếc lá
Thì chim phải hót, lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình
Một nhà thơ đã từng viết như vậy song chỉ đến khi đọc tác phẩm…của nhà văn/nhà thơ…, tiếp xúc với các nhân vật trong tác phẩm; đặc biệt là nhân vật…ta mới cảm nhận sâu sắc hơn về lẽ cho và nhận trong đời”.
II. Cách kết bài: Thông thường có 2 ý. Các em dựa vào gợi ý sau để diễn đạt cho hay
- Nêu và nhận định lại vấn đề: Một lần nữa chúng ta có thể khẳng định lại rằng đoạn thơ/đoạn văn/nhân vật…là thành công xuất sắc, tiêu biểu của nhà thơ/nhà văn trong tác phẩm…Qua đoạn thơ/đoạn văn/nhân vật…tác giả đã để lại dấu ấn vô cùng sâu đậm trong lòng người đọc về….
- Bài học nhận thức và hành động cho bản thân: Dù đã…năm trôi qua nhưng tác phẩm…và hình ảnh về….vẫn còn nguyên giá trị, luôn là những hình ảnh đẹp, khó phai mờ trong mỗi chúng ta. Cảm ơn nhà thơ/nhà văn…đã giúp có một cái nhìn đúng đắn/một suy nghĩ mới/một cái nhìn đầy yêu thương và quý trọng về…để mỗi chúng ta tự nhủ mình hãy biết sống đẹp hơn, ý nghĩa hơn trong cuộc đời này.
- Từ khóa
- kết bài hay mở bài hay