Cuộc đời luôn trải qua muôn vàn thăng trầm bão tố. Tuy nhiên, đứng trước những khó khăn vụn nhặt tầm thường, nhà thơ Thanh Hải đã thành công trong việc thể hiện ước nguyện hòa nhập và dâng hiến của mình qua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.
Đề: Em hãy viết bài văn để trình bày cảm nhận về ước nguyện hòa nhập và dâng hiến của nhà thơ Thanh Hải qua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
Đề: Em hãy viết bài văn để trình bày cảm nhận về ước nguyện hòa nhập và dâng hiến của nhà thơ Thanh Hải qua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
BÀI LÀM MẪU
"Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình ?”
(Tố Hữu – Một khúc ca)
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình ?”
(Tố Hữu – Một khúc ca)
Đó là những lời tâm niệm chân thành của người chiến sĩ cách mạng Tố Hữu, cũng là của thế hệ cha anh một thời đất nước chìm trong máu lửa. Nhà thơ Thanh Hải, giống như bao người con đất Việt ở thời đại ông, đã có một ước nguyện thật cao cả: được sống và cống hiến cho quê hương, xứ sở. Những tâm niệm ấy giản dị mà chân thành, sâu sắc và cảm động biết bao. Tất cả những ước vọng ấy được thể hiện trong thi phẩm "Mùa xuân nho nhỏ".
Tinh yêu quê hương đất nước tha thiết của Thanh Hải đã giúp ông “thức nhọn các giác quan” để cảm nhận được vẻ đẹp và sự đổi thay, chuyển vận của đất trời. Quê hương trong con mắt nhà thơ mới đẹp và tràn đầy sức sống làm sao:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiên
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.”
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiên
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.”
Mùa xuân đất nước hiện lên với những hình ảnh rộn ràng, màu sắc tươi sáng, âm thanh trong trẻo của cây lá, chim chóc… Ta nhận ra trong những dòng thơ ấy một tình yêu tha thiết, một niềm tự hào sâu sắc của nhà thơ đối với quê hương, đất nước.
Mùa xuân đất nước đẹp dường ấy. Là một người con đất Việt, phải làm gì cho quê hương đây? Tâm hồn, trái tim của một người nặng lòng với non sông đã cất vang lên những nguyện ước chân thành nhất. Những ước nguyện của Thanh Hải thật giản dị mà cao đẹp biết bao:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”
Lời thơ da diết, ngân vang như tiếng ca tha thiết, như điệu Nam ai, Nam bình nhẹ nhàng trôi trên dòng Hương giang. Từ “tôi” ở đầu bài thơ đã được chuyển thành “ta” đầy ý nghĩa. Nếu như “tôi” chỉ một cá nhân, một con người cụ thể, thích hợp để bày tỏ những cảm xúc, rung cảm cá nhân thì “ta” lại thích hợp với tâm thế hoà nhập, sẻ chia. “Ta” ở đây đâu chỉ là nhà thơ mà còn là tất cả mọi người. Thanh Hải thật khéo léo khi chọn lựa những hình ảnh thiên nhiên để thể hiện tâm niệm nung nấu trong tim mình. Nó nhỏ bé, đơn sơ như là một con chim, một nhành hoa, một nốt trầm… mà giàu sức gợi, mà mang những ý nghĩa ẩn tàng sâu sắc, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn con người. Nhầ thơ nguyện được làm một chú chim cất tiếng hót trong veo làm rộn ràng hơn mùa xuân đất nước, muốn làm một cành hoa thơm ngát toả hương cho khu vườn cuộc đời, muốn làm một.nốt nhạc trầm trong bản hoà tấu muôn điệu của cung đàn mùa xuân đất nước. Nguyện ước ấy thật giản dị và khiêm tốn. Chỉ là một chú chim nhỏ bé, một bông hoa mỏng manh, một nốt trầm không lảnh lót, nhưng không thể thiếu trong bản hoà ca để làm “xao xuyến” lòng người. Thanh Hải ý thức rất rõ vai trò, sự đóng góp của mỗi cá nhân là rất nhỏ bé giữa cuộc đời rộng lớn, cũng giống như một nốt trầm có thể “tan biến trong hoà ca”, nhưng là những nét làm nên bản sắc. Bản sắc của Thanh Hải được thể hiện độc đáo nhất trong ước muốn được làm “một mùa xuân nho nhỏ” để góp phần làm nên mùa xuân lớn của đất nước. Đây là điểm nhấn sáng tạo nhất của Thanh Hải trong toàn bộ thi phẩm. Hình ảnh mùa xuân vừa là một mùa xuân thực với dòng sông, bông hoa, tiếng chim nhưng còn là ẩn dụ về một cuộc đời, một khát vọng, một lẽ sống cao đẹp : ước mong được cống hiến, được sống có ích cho quê hương, để đất nước mãi mãi là mùa xuân. Khát vọng ấy cháy bỏng bất chấp cả thời gian, tuổi tác:
“Dù lù tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
Dù là khi tóc bạc”
Điệp từ “dù là” càng có ý nghĩa nhấn mạnh, khẳng định thái độ quyết tâm, bền bỉ của tấm lòng, của khát vọng thiết tha đối với quê hương đất nước. Cống hiến cho quê hương từ khi tuổi còn trẻ cho đến khi đã da mồi, tóc bạc. Hai hình ảnh hoán dụ, đối lập ấy cho ta thấy thời gian, tuổi tác không thể làm hao mòn đi bầu nhiệt huyết của những con người trọn đời cống hiến cho đất nước. Khát vọng sống, cống hiến cuộc đời để làm đẹp cho đất nước thật đáng quý biết bao. Đó là quan niệm sống đầy trách nhiệm và thật đáng trân trọng. Những câu thơ không chỉ là lời tâm niệm mà còn là sự tổng kết của nhà thơ về cuộc đời mình – cuộc đời một chiến sĩ, thi sĩ đã cống hiến trọn vẹn cho non sông, đất nước. Giờ đây, ngay cả khi cái chết cận kề, trái tim và tâm trí con người ấy vẫn cháy bỏng một khát vọng duy nhất : được cống hiến cho quê hương.
Lời nguyện ước cuối cùng của nhà thơ mang đậm dấu ấn của một người con xứ Huế – đó là cất lên tiếng ca để đón chào mùa xuân. “Câu Nam ai Nam bình” thấm đượm chất Huế, nhẹ nhàng, da diết thể hiện niềm tin yêu, gắn bó thiết tha của nhà thơ với quê hương mình. Hiểu hoàn cảnh sáng tác bài thơ (những ngày Thanh Hải đang nằm trên giường bệnh, cận kề với cái chết) ta càng trân trọng và cảm phục hơn một tấm lòng yêu đời, nặng lòng với quê hương, khát khao sống và cống hiến. Khúc hát ấy chính là “một mùa xuân nho nhỏ” Thanh Hải “lặng lẽ dâng cho đời”, sẽ mãi ngân vang, lắng đọng trong tâm trí những người dân Việt Nam.
Từ ước nguyện chân thành của nhà thơ Thanh Hải, ta chợt nghĩ tới thế hệ trẻ ngày nay. Cũng là người Việt Nam, là công dân của đất nước, được hưởng trọn vẹn dòng máu tổ tiên, chúng ta phải có nghĩa vụ và trách nhiệm như thế nào với mảnh đất quê hương?
Trong những cuộc chiến tranh, khi đất nước lâm nguy, cống hiến cho quê hương là góp sức mình để giành lại độc lập và chủ quyền dân tộc. Thời đại đó là thời đại của những người “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, sẵn sàng xả thân vì màu xanh hoà bình trên mảnh đất quê hương. Trong thời đại ngày nay, khi đất nước đã hoà bình, thống nhất và đang trên đà phát triển, là một người con của đất nước, nhiệm vụ của chúng ta là phải gắng phấn đấu học tập, lao động để phục vụ, xây dựng đất nước vững mạnh đi lên, “sánh vai với các cường quốc năm châu”, để mỗi ngày được ngắm nhìn quê hương thay da đổi thịt, lớn mạnh, hùng cường. Cống hiến cho đất nước là nghĩa vụ và bổn phận của tất cả người dân Việt Nam. Mỗi người, với khả năng của mình, hãy cố gắng đóng góp cho đất nước mình để đưa quê hương ngày càng giàu đẹp hơn. Để là người sống có trách nhiệm với đất nước, chúng ta phải sống có mục đích, ước mơ, lí tưởng. Chính những mơ ước, lí tưởng ấy là cơ sở để chúng ta xây dựng đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Đặc biệt, tuổi trẻ chúng ta cần tránh xa những tệ nạn xã hội, biết sống một cách lành mạnh và có trách nhiêm. Có như thế, ta mới là người sống có trách nhiệm với đất nước mình bởi mỗi người chỉ có thể có trách nhiệm với người khác khi có trách nhiệm với chính bản thân mình.
Tinh yêu dành cho đất nước là thứ tình cảm máu thịt, luôn cất tiếng gọi những người con hướng về nguồn cội, tổ tiên. Nó đánh thức trong ta trách nhiệm của một người công dân, thôi thúc ta hành động.
Là một người trẻ tuổi, một thành viên của thế hệ trẻ ngày nay, tôi cũng đang tự nhủ phải từng ngày, từng giờ, cố gắng học tập và phấn đấu thật tốt để có thể đóng góp công sức nhỏ bé của mình làm nên những “mùa xuân” đẹp tươi của đất nước ta như nguyện ước ngày nào của nhà thơ Thanh Hải.
Các bạn có thể xem thêm các bài viết cùng chủ đề: TẠI ĐÂY