Đề thi  vào 10 THPT Chuyên Sư Phạm - Hà Nội (mới nhất)

Sở Giáo dục Hà Nội đã chính thức chốt thời gian làm bài thi vào 10 môn Ngữ Văn: 90 phút, lịch thi lùi lại đến 12/6.

Thời lượng làm bài giảm, theo cô vì vậy đề thi chắc chắn sẽ có sự điều chỉnh với yêu cầu mới. Dưới đây là đề thi thử vào 10 THPT Chuyên Sư phạm, các em tham khảo dạng đề này nhé:

4688


ĐỀ THI THỬ VÀO 10 THPT CHUYÊN SƯ PHẠM

Môn: Văn + Tiếng Việt

Thời gian làm bài: 90 phút​

Câu 1 (3,5 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Tuổi thơ tôi bát ngát cánh đồng
cỏ và lúa và hoa hoang quả dại
vỏ ốc trắng những luống cày phơi ải
bờ ruộng bùn lấm tấm dấu chân cua

Tuổi thơ tôi trắng muốt cánh cò
con sáo mỏ vàng con chào mào đỏ đít
con chim trả bắn mũi tên xanh biếc
con chích chòe đánh thức buổi ban mai

Tuổi thơ tôi cứ ngỡ mất đi rồi
năm tháng trôi qua không bao giờ chảy lại
cái năm tháng mong manh mà vững chãi
con dấu đất đai tươi rói mãi đây này


(Trích Tuổi thơ – Nguyễn Duy

Nguồn: Thơ Nguyễn Duy, NXB Hội nhà văn, 2010, tr.13)

a. (0,5 điểm). Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

b. (0,75 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng nghệ thuật của một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng thành công trong đoạn thơ trên?

c. (0,75 điểm). Trong đoạn thơ trên, những hình ảnh, chi tiết nào đã gắn bó với tuổi thơ của tác giả? Nhận xét về những hình ảnh, chi tiết đó?

d. (1,5 điểm). Từ nội dung được gợi ra trong đoạn thơ, anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của kí ức tuổi thơ đối với sự trưởng thành của mỗi con người.

Câu 2 (6,5 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật Phương Định trong một lần đi phá bom và khi đón trận mưa đá bất ngờ ở cửa hang. (Trích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, Ngữ Văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam 2020).
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa Từ khóa
chuyên sư phạm - hà nội những ngôi sao xa xôi vai trò của tuổi thơ đề có đáp án đề thi mới nhất đề thi vào 10 môn ngữ văn
9K
2
3
Trả lời
Câu 1 (3,5 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Tuổi thơ tôi bát ngát cánh đồng
cỏ và lúa và hoa hoang quả dại
vỏ ốc trắng những luống cày phơi ải
bờ ruộng bùn lấm tấm dấu chân cua

Tuổi thơ tôi trắng muốt cánh cò
con sáo mỏ vàng con chào mào đỏ đít
con chim trả bắn mũi tên xanh biếc
con chích chòe đánh thức buổi ban mai

Tuổi thơ tôi cứ ngỡ mất đi rồi
năm tháng trôi qua không bao giờ chảy lại
cái năm tháng mong manh mà vững chãi
con dấu đất đai tươi rói mãi đây này


(Trích Tuổi thơ – Nguyễn Duy Nguồn: Thơ Nguyễn Duy, NXB Hội nhà văn, 2010, tr.13)

a. (0,5 điểm). Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Thơ tự do

b. (0,75 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng nghệ thuật của một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng thành công trong đoạn thơ trên?

Lặp cú pháp “tuổi thơ tôi…” -> nhấn mạnh, khắc họa trong trí nhớ về tuổi thơ của bản thân. Giống như tiếng reo hò, niềm tự hào, “khoe” cho mọi người biết về tuổi thơ có những gì.

Phép liệt kê: cánh đồng, cỏ, lúa, hoa hoang, quả dại, vỏ ốc trắng, dấu chân cua (đoạn 1)

cánh cò trắng muốt, con sáo mỏ vàng, chào mào đít đỏ, con chim trả, con chích chòe (ở đoạn 2)

-> tác dụng: tạo ra sự đa dạng trong kí ức tuổi thơ. Có quá nhiều thứ thân thuộc, nhỏ bé nhưng đã làm nên tuổi thơ ấy, diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn quá khứ êm đềm nơi thôn quê.

c. (0,75 điểm). Trong đoạn thơ trên, những hình ảnh, chi tiết nào đã gắn bó với tuổi thơ của tác giả? Nhận xét về những hình ảnh, chi tiết đó?

Cánh đồng với hoa hoang, cỏ, lúa, quả dại, bùn đất, vết chân cua, vỏ ốc trắng
Cánh cò, con sáo, chào mào, chim trả, chích chòe

- Đây đều là những thứ thuộc phong cảnh, con vật nơi làng quê, mà bất kì đứa trẻ nào lớn lên từ đồng ruộng đều biết rõ. Những chi tiết ấy vừa giản dị, vừa quen thuộc, mang tính phổ thông với đám trẻ con lớn lên từ làng quê. Chúng như những thành tích, minh chứng cho tuổi thơ của đứa trẻ đã từng bắt cua trong lỗ, bắt chim non nuôi, trộm trứng chim nướng, lang thang khắp bờ lúa buổi trưa hè để cắt cỏ, bắt cào cào…

d. (1,5 điểm). Từ nội dung được gợi ra trong đoạn thơ, anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của kí ức tuổi thơ đối với sự trưởng thành của mỗi con người.

Tuổi thơ với mỗi người giống như giai đoạn cây mạ non, nếu được chăm bẵm, nuôi dưỡng tốt thì cây lớn lên khỏe mạnh, nếu không tưới nước, bón phân thì cây vàng úa, héo hon. Kí ức tuổi thơ chính là gốc rễ quyết định tinh thần của một người sau này sẽ giàu tình yêu thương, hòa đồng với mọi người hay tự ti, cô độc.

Vậy kí ức tuổi thơ là gì? Ký ức tuổi thơ là những điều đã xảy ra trong thời tuổi thơ, thời mà bạn còn được cắp sách tới trường, nằm trong vòng tay âu yếm của bố mẹ. Thực tế cuộc sống đã cho chúng ta thấy, khi con người bộn bề với bao mối lo toan thì họ luôn nghĩ về những kí ức tuổi thơ tươi đẹp của mình. Những gì mà con người được cảm nhận ở tuổi thơ, sẽ là nguồn gốc cho những hành vi và suy nghĩ khi lớn lên. Một người có tuổi thơ được bao bọc, yêu thương, không lo nghĩ, đầy ắp tiếng cười thường sẽ lớn lên thành một người lạc quan, vui vẻ. Sau này khi nhớ lại, họ sẽ bất giác nhoẻn miệng nghĩ sao lúc đó mình lại có thể ngốc như thế, sao lúc đó mình và bạn bè lại vui như thế. Đã từng có nhất định tương lai cũng có thể có được niềm vui như vậy. Tuổi thơ sẽ giống như động lực để chúng ta soi mình vào và cố gắng hơn.

Tuổi thơ cha mẹ không có bên cạnh vì phải đi làm xa hoặc vì quá bận rộn mà nhốt con trong nhà không cho con tiếp xúc với thế giới bên ngoài, những đứa trẻ đó khi lớn thường hay sợ hãi, cô đơn, mất kiểm soát hành vi, yếu đuối và dễ tổn thương. Đây là sự thực, bởi vì tôi đã từng biết một người bạn, luôn mất ngủ, luôn cảm thấy cô đơn nhưng lại không dám tiếp xúc với người lạ, sợ hãi thế giới bên ngoài. Tôi đã cố gắng an ủi cô ấy rất nhiều, và đôi khi cũng nghĩ: giá như…. Giá như cha mẹ không nhốt cô ấy sau cánh cửa kia, để cho bạn của tôi được có một tuổi thơ đẹp bên bạn bè, được vui chơi giống bao người khác, có lẽ sẽ không như vậy.

Tuổi thơ trở thành một miền ý thức độc lập bên trong mỗi cá nhân. Nó quyết định nội tâm sáng tươi hay nhiều miền u ám. Kí ức tuổi thơ vô cùng quan trọng, nó góp phần hình thành tính cách, cá tính mỗi người. Vì vậy, mỗi chúng ta, hãy cố gắng bảo vệ tuổi thơ của trẻ em xung quanh mình. Hãy tử tế và đối xử tốt đẹp với mỗi đứa trẻ, để tương lai sau này, đất nước chúng ta cũng sẽ có nhiều điều đẹp.

Câu 2 (6,5 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật Phương Định trong một lần đi phá bom và khi đón trận mưa đá bất ngờ ở cửa hang. (Trích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, Ngữ Văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam 2020).

Đeo sách bên mình núi nhỏ núi to
Em là cô thông tin hay là cô y tá
Dốc cao quá anh chỉ lo em ngã
Em cười dài khiến dốc bớt chênh vênh”

Đúng vậy, lần đầu tiên đội quân tóc dài được xuất hiện trong kháng chiến và đi vào thơ ca rất đẹp mà cao quý. Đó là những con người có tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm lạc quan trong chiến đấu. Mà có lẽ khi nói đến họ ta không thể nào quên được cây bút truyện ngắn Lê Minh Khuê. Nhà văn chuyên viết về tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn và công cuộc đổi mới sau này. Trong đó tiêu biểu nhất là bài “Những ngôi sao xa xôi”, và để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc đó là nhân vật Phương Định.

Phương Định là một trong ba thành viên của tổ “trinh sát mặt đường” cùng thực hiện một nhiệm vụ quan trọng đảm bảo thông suốt mạch đường máu giao thông:

“Chuyện kể rằng em cô gái mở đường
Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù hứng lấy làn bom”

Phương Định là cô gái Hà Nội nhạy cảm, hồn nhiên và thích mơ mộng, cô thường sống với những kỉ niệm nơi thành phố quê hương mình. Phương Định từng có những tháng ngày học sinh hồn nhiên đẹp và đáng yêu, cô sống vô tư với mẹ. Phương Định có một căn phòng nhỏ gác hai ở một ngõ nhỏ yên tĩnh và thanh bình tại Hà Nội. Và giờ đây trong những ngày tháng căng thẳng ở chiến trường cuộc sống đó đã trở thành kỉ niệm của cô. Những kỉ niệm đó vừa thể hiện khát vọng cuộc sống nơi quê hương vừa là liều thuốc động viên tinh thần Phương Định nơi tuyến lửa khốc liệt. Sống nơi chiến trường đã ba năm, luôn kề bên cái chết nhưng cô vẫn thể hiện sự hồn nhiên thơ mộng. Ở chiến trường Phương Định nổi bật giữa các cô gái với “hai bím tóc dày tương đối mềm, một cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”. Đôi mắt của Phương Định được các anh lái xe bảo “cô có cái nhìn sao mà xa xăm”. Đúng là một cô gái đẹp đã làm bao chàng trai đắm đuối say mê. Có nhiều pháo thủ và lái xe “hỏi thăm” và viết “những bức thư dài gửi đường dây” cho Phương Định. Cô có vẻ kiêu kì là “điệu” khi tiếp xúc với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy, nhưng trong suy nghĩ của cô thì “những người đẹp nhất, thông minh can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ”. Cô biết mình được nhiều người, nhất là các anh lính trẻ chú ý và có thiện cảm, nhưng cô không biểu lộ tình cảm của mình và tỏ ra rất kín đáo vì vậy mà trông cô đáng yêu và duyên dáng hơn.

Phương Định là cô gái rất hồn nhiên yêu đời giàu cá tính, và đặc biệt rất thích hát. Hồi ở nhà cô hát say mê có lúc cô hát ầm ĩ làm ông bác sĩ hàng xóm mất ngủ…Và rồi cô mang cả lòng yêu mến ca hát vào chiến trường Trường Sơn ác liệt. Định thích hát “những bài hành khúc bộ đội, những điệu dân ca quan họ mềm mại dịu dàng, thích ca chiu sa của Hồng quân Liên Xô, thích dân ca Ý trữ tình giàu có” Phương Định còn bịa ra cả những lời hát, thế mà chị Thao vẫn “say mê” chép vào sổ tay. Phương Định hát trong khoảnh khắc “im lặng” khi máy bay trinh sát “rè rè” cơn bão lửa sắp ụp xuống cao điểm Định hát để động viên chị Thao, động viên mình và Nho. Hát khi khi “máy bay rít bom nổ, nổ trên cao điểm, cách cái hàng này khoảng 300m”. Hát trong không khí ngột ngạt “khói lên và cửa hang bị che lấp”. Đúng là “tiếng hát át tiếng bom” của cô gái trong tổ trinh sát mặt đường, của những con người “khao khát làm nên những sự tích anh hùng”. Tiếng hát đã át đi những cái gì dữ dội của bom đạn khốc liệt nơi chiến trường để nhường chỗ cho một cái gì đó yên ả, thơ mộng và lãng mạn hơn. Qua đó ta thấy được Phương Định hiện ra trước mắt ta là một cô gái trẻ trung thông minh tinh nghịch nhiều mơ mộng. Thật đáng yêu.

Không chỉ hồn nhiên yêu đời mà Phương Định còn có một tâm hồn rất nhạy cảm. Chỉ qua cơn mưa đá vụt qua ở cuối truyện đã làm những kỉ niệm về thành phố quê hương, về gia đình, tuổi thơ… mở tung trong cô. Nhưng tâm lý của Phương Định thể hiện rõ nhất tinh tế nhất khi cô phá bom “tôi một quả bom trên đồi Nho hai quả dưới lòng đường, chị Thao một quả dưới chân hầm barie cũ”. Trước khung cảnh, cảnh vật bị hủy diệt: cây cỏ xơ xác đất nóng khói đen vật vờ từng cụm trong không trung Phương Định đã dũng cảm và bình tĩnh đến gần quả bom “đàng hoàng mà bước tới” “tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí. Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng”. Hai mươi phút đã trôi qua, khi tiếng còi của chị Thao nổi lên là lúc “tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào châm ngòi dây mìn cài, cong, mềm. Tôi khỏa đất rồi lại chỗ ẩn nấp của mình”. Tiếng còi lần thứ hai của chị Thao nổ lên cũng là lúc quả bom nổ.

Thế là đã xong bốn quả bom đã nổ. Chị Thao vấp ngã, vết sẹo bóng lên, mảnh dù bay trên lưng, chị cười “răng trắng đôi mắt mở to”. Nhưng công việc phá bom lần này Nho đã bị thương vì hầm sập. Phương Định moi đất bế Nho lên máu túa ra ngấm vào đất, chị Thao nghẹn ngào. Phương Định rửa vết thương cho Nho, tiêm thuốc pha sữa cho Nho. Dù Nho bị thương nhưng cô đã được đồng đội của mình chăm sóc lo lắng và chữa trị vết thương. Từ đó, ta thấy được trong công việc phá bom Định rất bình tĩnh dũng cảm hăng say, không hề sợ nguy hiểm. Và đặc biệt trong cô luôn chứa một tình yêu thương ấm áp dành cho đồng đội của mình.

Phá bom là công việc rất nguy hiểm nhưng ta thấy được Phương Định, Thao, Nho rất dũng cảm trong khói lửa, bom đạn mà vẫn ngời sáng như những ngôi sao. Chiến công thầm lặng của họ bất tử với năm tháng và lòng người. Tổ quốc và nhân dân sẽ không bao giờ quên những nữ anh hùng Đồng Lộc, những nữ anh hùng trên con đường chiến lược Trường Sơn.

Như vậy, Phương Định cô gái Hà Nội xinh đẹp, dũng cảm trong lửa đạn giàu tình yêu thương đồng đội cũng thích làm duyên như cô thôn nữ ngày xưa soi mình xuống giếng làng vừa mỉm cười vừa vuốt tóc. Phương Định tiêu biểu cho thế hệ trẻ tràn đầy lòng nhiệt huyết sẵn sàng hi sinh cho đất nước cho dân tộc:

“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
 
  • Like
Reactions: Trần Ngọc 2021
Câu 1 (3,5 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Tuổi thơ tôi bát ngát cánh đồng
cỏ và lúa và hoa hoang quả dại
vỏ ốc trắng những luống cày phơi ải
bờ ruộng bùn lấm tấm dấu chân cua

Tuổi thơ tôi trắng muốt cánh cò
con sáo mỏ vàng con chào mào đỏ đít
con chim trả bắn mũi tên xanh biếc
con chích chòe đánh thức buổi ban mai

Tuổi thơ tôi cứ ngỡ mất đi rồi
năm tháng trôi qua không bao giờ chảy lại
cái năm tháng mong manh mà vững chãi
con dấu đất đai tươi rói mãi đây này


(Trích Tuổi thơ – Nguyễn Duy Nguồn: Thơ Nguyễn Duy, NXB Hội nhà văn, 2010, tr.13)

a. (0,5 điểm). Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Thơ tự do

b. (0,75 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng nghệ thuật của một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng thành công trong đoạn thơ trên?

Lặp cú pháp “tuổi thơ tôi…” -> nhấn mạnh, khắc họa trong trí nhớ về tuổi thơ của bản thân. Giống như tiếng reo hò, niềm tự hào, “khoe” cho mọi người biết về tuổi thơ có những gì.

Phép liệt kê: cánh đồng, cỏ, lúa, hoa hoang, quả dại, vỏ ốc trắng, dấu chân cua (đoạn 1)

cánh cò trắng muốt, con sáo mỏ vàng, chào mào đít đỏ, con chim trả, con chích chòe (ở đoạn 2)

-> tác dụng: tạo ra sự đa dạng trong kí ức tuổi thơ. Có quá nhiều thứ thân thuộc, nhỏ bé nhưng đã làm nên tuổi thơ ấy, diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn quá khứ êm đềm nơi thôn quê.

c. (0,75 điểm). Trong đoạn thơ trên, những hình ảnh, chi tiết nào đã gắn bó với tuổi thơ của tác giả? Nhận xét về những hình ảnh, chi tiết đó?

Cánh đồng với hoa hoang, cỏ, lúa, quả dại, bùn đất, vết chân cua, vỏ ốc trắng
Cánh cò, con sáo, chào mào, chim trả, chích chòe

- Đây đều là những thứ thuộc phong cảnh, con vật nơi làng quê, mà bất kì đứa trẻ nào lớn lên từ đồng ruộng đều biết rõ. Những chi tiết ấy vừa giản dị, vừa quen thuộc, mang tính phổ thông với đám trẻ con lớn lên từ làng quê. Chúng như những thành tích, minh chứng cho tuổi thơ của đứa trẻ đã từng bắt cua trong lỗ, bắt chim non nuôi, trộm trứng chim nướng, lang thang khắp bờ lúa buổi trưa hè để cắt cỏ, bắt cào cào…

d. (1,5 điểm). Từ nội dung được gợi ra trong đoạn thơ, anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của kí ức tuổi thơ đối với sự trưởng thành của mỗi con người.

Tuổi thơ với mỗi người giống như giai đoạn cây mạ non, nếu được chăm bẵm, nuôi dưỡng tốt thì cây lớn lên khỏe mạnh, nếu không tưới nước, bón phân thì cây vàng úa, héo hon. Kí ức tuổi thơ chính là gốc rễ quyết định tinh thần của một người sau này sẽ giàu tình yêu thương, hòa đồng với mọi người hay tự ti, cô độc.

Vậy kí ức tuổi thơ là gì? Ký ức tuổi thơ là những điều đã xảy ra trong thời tuổi thơ, thời mà bạn còn được cắp sách tới trường, nằm trong vòng tay âu yếm của bố mẹ. Thực tế cuộc sống đã cho chúng ta thấy, khi con người bộn bề với bao mối lo toan thì họ luôn nghĩ về những kí ức tuổi thơ tươi đẹp của mình. Những gì mà con người được cảm nhận ở tuổi thơ, sẽ là nguồn gốc cho những hành vi và suy nghĩ khi lớn lên. Một người có tuổi thơ được bao bọc, yêu thương, không lo nghĩ, đầy ắp tiếng cười thường sẽ lớn lên thành một người lạc quan, vui vẻ. Sau này khi nhớ lại, họ sẽ bất giác nhoẻn miệng nghĩ sao lúc đó mình lại có thể ngốc như thế, sao lúc đó mình và bạn bè lại vui như thế. Đã từng có nhất định tương lai cũng có thể có được niềm vui như vậy. Tuổi thơ sẽ giống như động lực để chúng ta soi mình vào và cố gắng hơn.

Tuổi thơ cha mẹ không có bên cạnh vì phải đi làm xa hoặc vì quá bận rộn mà nhốt con trong nhà không cho con tiếp xúc với thế giới bên ngoài, những đứa trẻ đó khi lớn thường hay sợ hãi, cô đơn, mất kiểm soát hành vi, yếu đuối và dễ tổn thương. Đây là sự thực, bởi vì tôi đã từng biết một người bạn, luôn mất ngủ, luôn cảm thấy cô đơn nhưng lại không dám tiếp xúc với người lạ, sợ hãi thế giới bên ngoài. Tôi đã cố gắng an ủi cô ấy rất nhiều, và đôi khi cũng nghĩ: giá như…. Giá như cha mẹ không nhốt cô ấy sau cánh cửa kia, để cho bạn của tôi được có một tuổi thơ đẹp bên bạn bè, được vui chơi giống bao người khác, có lẽ sẽ không như vậy.

Tuổi thơ trở thành một miền ý thức độc lập bên trong mỗi cá nhân. Nó quyết định nội tâm sáng tươi hay nhiều miền u ám. Kí ức tuổi thơ vô cùng quan trọng, nó góp phần hình thành tính cách, cá tính mỗi người. Vì vậy, mỗi chúng ta, hãy cố gắng bảo vệ tuổi thơ của trẻ em xung quanh mình. Hãy tử tế và đối xử tốt đẹp với mỗi đứa trẻ, để tương lai sau này, đất nước chúng ta cũng sẽ có nhiều điều đẹp.

Câu 2 (6,5 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật Phương Định trong một lần đi phá bom và khi đón trận mưa đá bất ngờ ở cửa hang. (Trích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, Ngữ Văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam 2020).

Đeo sách bên mình núi nhỏ núi to
Em là cô thông tin hay là cô y tá
Dốc cao quá anh chỉ lo em ngã
Em cười dài khiến dốc bớt chênh vênh”

Đúng vậy, lần đầu tiên đội quân tóc dài được xuất hiện trong kháng chiến và đi vào thơ ca rất đẹp mà cao quý. Đó là những con người có tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm lạc quan trong chiến đấu. Mà có lẽ khi nói đến họ ta không thể nào quên được cây bút truyện ngắn Lê Minh Khuê. Nhà văn chuyên viết về tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn và công cuộc đổi mới sau này. Trong đó tiêu biểu nhất là bài “Những ngôi sao xa xôi”, và để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc đó là nhân vật Phương Định.

Phương Định là một trong ba thành viên của tổ “trinh sát mặt đường” cùng thực hiện một nhiệm vụ quan trọng đảm bảo thông suốt mạch đường máu giao thông:

“Chuyện kể rằng em cô gái mở đường
Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù hứng lấy làn bom”

Phương Định là cô gái Hà Nội nhạy cảm, hồn nhiên và thích mơ mộng, cô thường sống với những kỉ niệm nơi thành phố quê hương mình. Phương Định từng có những tháng ngày học sinh hồn nhiên đẹp và đáng yêu, cô sống vô tư với mẹ. Phương Định có một căn phòng nhỏ gác hai ở một ngõ nhỏ yên tĩnh và thanh bình tại Hà Nội. Và giờ đây trong những ngày tháng căng thẳng ở chiến trường cuộc sống đó đã trở thành kỉ niệm của cô. Những kỉ niệm đó vừa thể hiện khát vọng cuộc sống nơi quê hương vừa là liều thuốc động viên tinh thần Phương Định nơi tuyến lửa khốc liệt. Sống nơi chiến trường đã ba năm, luôn kề bên cái chết nhưng cô vẫn thể hiện sự hồn nhiên thơ mộng. Ở chiến trường Phương Định nổi bật giữa các cô gái với “hai bím tóc dày tương đối mềm, một cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”. Đôi mắt của Phương Định được các anh lái xe bảo “cô có cái nhìn sao mà xa xăm”. Đúng là một cô gái đẹp đã làm bao chàng trai đắm đuối say mê. Có nhiều pháo thủ và lái xe “hỏi thăm” và viết “những bức thư dài gửi đường dây” cho Phương Định. Cô có vẻ kiêu kì là “điệu” khi tiếp xúc với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy, nhưng trong suy nghĩ của cô thì “những người đẹp nhất, thông minh can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ”. Cô biết mình được nhiều người, nhất là các anh lính trẻ chú ý và có thiện cảm, nhưng cô không biểu lộ tình cảm của mình và tỏ ra rất kín đáo vì vậy mà trông cô đáng yêu và duyên dáng hơn.

Phương Định là cô gái rất hồn nhiên yêu đời giàu cá tính, và đặc biệt rất thích hát. Hồi ở nhà cô hát say mê có lúc cô hát ầm ĩ làm ông bác sĩ hàng xóm mất ngủ…Và rồi cô mang cả lòng yêu mến ca hát vào chiến trường Trường Sơn ác liệt. Định thích hát “những bài hành khúc bộ đội, những điệu dân ca quan họ mềm mại dịu dàng, thích ca chiu sa của Hồng quân Liên Xô, thích dân ca Ý trữ tình giàu có” Phương Định còn bịa ra cả những lời hát, thế mà chị Thao vẫn “say mê” chép vào sổ tay. Phương Định hát trong khoảnh khắc “im lặng” khi máy bay trinh sát “rè rè” cơn bão lửa sắp ụp xuống cao điểm Định hát để động viên chị Thao, động viên mình và Nho. Hát khi khi “máy bay rít bom nổ, nổ trên cao điểm, cách cái hàng này khoảng 300m”. Hát trong không khí ngột ngạt “khói lên và cửa hang bị che lấp”. Đúng là “tiếng hát át tiếng bom” của cô gái trong tổ trinh sát mặt đường, của những con người “khao khát làm nên những sự tích anh hùng”. Tiếng hát đã át đi những cái gì dữ dội của bom đạn khốc liệt nơi chiến trường để nhường chỗ cho một cái gì đó yên ả, thơ mộng và lãng mạn hơn. Qua đó ta thấy được Phương Định hiện ra trước mắt ta là một cô gái trẻ trung thông minh tinh nghịch nhiều mơ mộng. Thật đáng yêu.

Không chỉ hồn nhiên yêu đời mà Phương Định còn có một tâm hồn rất nhạy cảm. Chỉ qua cơn mưa đá vụt qua ở cuối truyện đã làm những kỉ niệm về thành phố quê hương, về gia đình, tuổi thơ… mở tung trong cô. Nhưng tâm lý của Phương Định thể hiện rõ nhất tinh tế nhất khi cô phá bom “tôi một quả bom trên đồi Nho hai quả dưới lòng đường, chị Thao một quả dưới chân hầm barie cũ”. Trước khung cảnh, cảnh vật bị hủy diệt: cây cỏ xơ xác đất nóng khói đen vật vờ từng cụm trong không trung Phương Định đã dũng cảm và bình tĩnh đến gần quả bom “đàng hoàng mà bước tới” “tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí. Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng”. Hai mươi phút đã trôi qua, khi tiếng còi của chị Thao nổi lên là lúc “tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào châm ngòi dây mìn cài, cong, mềm. Tôi khỏa đất rồi lại chỗ ẩn nấp của mình”. Tiếng còi lần thứ hai của chị Thao nổ lên cũng là lúc quả bom nổ.

Thế là đã xong bốn quả bom đã nổ. Chị Thao vấp ngã, vết sẹo bóng lên, mảnh dù bay trên lưng, chị cười “răng trắng đôi mắt mở to”. Nhưng công việc phá bom lần này Nho đã bị thương vì hầm sập. Phương Định moi đất bế Nho lên máu túa ra ngấm vào đất, chị Thao nghẹn ngào. Phương Định rửa vết thương cho Nho, tiêm thuốc pha sữa cho Nho. Dù Nho bị thương nhưng cô đã được đồng đội của mình chăm sóc lo lắng và chữa trị vết thương. Từ đó, ta thấy được trong công việc phá bom Định rất bình tĩnh dũng cảm hăng say, không hề sợ nguy hiểm. Và đặc biệt trong cô luôn chứa một tình yêu thương ấm áp dành cho đồng đội của mình.

Phá bom là công việc rất nguy hiểm nhưng ta thấy được Phương Định, Thao, Nho rất dũng cảm trong khói lửa, bom đạn mà vẫn ngời sáng như những ngôi sao. Chiến công thầm lặng của họ bất tử với năm tháng và lòng người. Tổ quốc và nhân dân sẽ không bao giờ quên những nữ anh hùng Đồng Lộc, những nữ anh hùng trên con đường chiến lược Trường Sơn.

Như vậy, Phương Định cô gái Hà Nội xinh đẹp, dũng cảm trong lửa đạn giàu tình yêu thương đồng đội cũng thích làm duyên như cô thôn nữ ngày xưa soi mình xuống giếng làng vừa mỉm cười vừa vuốt tóc. Phương Định tiêu biểu cho thế hệ trẻ tràn đầy lòng nhiệt huyết sẵn sàng hi sinh cho đất nước cho dân tộc:

“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
Phong CầmCảm ơn bạn @Phong Cầm đã chia sẻ đáp án! Đáp án rất chi tiết và chính xác.
 

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.