Như một nét điểm tô vô cùng dịu dàng, đắm thắm trong thi đàn văn nghệ Việt Nam, tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” lại rót thêm một ly mật ngọt hương vị của tình yêu xứ Huế thân thương. Tài năng của Hoàng Phủ Ngọc Tường lại càng được thể hiện rõ nét qua việc khắc họa vẻ đẹp tình tứ của dòng sông Hương qua đoạn trích “sông Hương trong lòng thành phố”.
Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn nặng lòng với xứ Huế mộng mơ, với dòng sông Hương hiền hòa chảy. Có lẽ ông có duyên với mảnh đất và con người nơi đây nên những gì ông viết thường rất bình dị, mộc mạc nhưng lãng mạn và trữ tình. Bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” được xem là thành công của Hoàng Phủ Ngọc Tường khi khắc họa rõ ràng từng đường nét và vẻ đẹp đa chiều của dòng sông Hương. Một vẻ đẹp trầm lắng, dịu dàng, nên thơ và rất mực cổ kính.
Ngay từ khi đọc nhan đề, trong tiềm thức người đọc đã vang lên câu hỏi: “Ai đã đặt tên cho dòng song?” – câu hỏi có dáng dấp ngẩng ngơ rất thi sĩ. Từ thoáng ngẩn ngơ này, bao nhiêu ấn tượng về cái đẹp của sông Hương sẽ ùa về trong tâm trí, khơi lên mạch viết dạt dào cảm xúc về “nhan sắc” thiên phú của dòng nước êm đềm chảy qua Huế cố đô. Vang lên những lần khác trong tác phẩm, câu hỏi biến thành một nỗi suy tư thâm trầm, đánh động bao vốn liếng văn hóa tích tụ trong người viết và cũng đòi hỏi nó phải được hiện diện trên trang giấy. Vậy đó, ta đang nói đến những mạch cảm hứng lớn đã dẫn dắt nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đến và đi với sông Hương, để rồi tiếp nữa, làm một cuộc viễn du vào trong tâm khảm của độc giả, đóng vai người truyền cảm hứng cho họ bộc lộ tình yêu xứ sở hết sức thiết tha của mình.
Sau khi làm “bản trường ca của rừng già” và “rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn” ở khúc thượng nguồn thành “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại” ở ngoại vi thành phố Huế, sông Hương chính thức chảy vào trong thành phố Huế.
Dưới góc nhìn địa lí, sông Hương giáp mặt với Huế ở Cồn Giã Viên, uốn mình một đường cong chảy vào thành phố Huế. Lưu tốc của sông giảm hẳn do có sự hiện diện hai hòn đảo nhỏ và những chi lưu mang nước đi khắp thành phố. Vì thế sông trôi thật chậm như một mặt hồ yên tĩnh.
Dưới góc nhìn tài hoa và mê đắm của Hoàng Phủ Ngọc Tưởng, sông Hương hiện lên với gương mặt riêng. Sông chảy theo hướng tây nam – đông bắc, “kéo một nét thẳng thực yên tâm” “như tìm đúng đường về”, như người con gái đã tìm thấy bến đỗ của tình yêu, vui tươi và yên tâm. Dáng người con gái ấy “mềm mại như dáng lụa”, mềm như “tiếng vâng không nói ra của tình yêu” vừa duyên dáng và ý nhị. Cái nhìn ấy của Hoàng Phủ không chỉ đơn giản là cái nhìn quan sát, khám phá mà là cái nhìn mê đắm của chàng trai dành cho người con gái. Hai bên bờ sông có đủ những cảnh đẹp: xa – gần, cổ kính – bình dị, sang trọng – mộc mạc của cuộc sống cần lao: “những cây đa, cây cừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống những xóm thuyền xúm xít; từ những nơi ấy, vẫn lập lòe trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được”. Tiếp theo đó là dáng nước. Trong cái nhìn của Hàn Mặc Tử, nhịp điệu của sông nước là nhịp buồn:
“Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”
Trong cái nhìn Tố Hữu là nhịp của những tình nghĩa:
“Hương giang ơi, dòng sông êm
Quả tim ta, vẫn ngày đêm tự tình”
Với Thu Bồn lại là nhịp lắng đọng:
“Con sông dùng dằng, con sông không chảy”
So với con sông ở Lê-nin-grát, sông Nê- va, tác giả lại càng thấy nhớ, thấy quý điệu chảy lặng lờ. Bởi điệu chảy của sông Hương là điệu tâm hồn, là nhịp sống chậm, là những giây phút vừa sống vừa cảm nhận, vừa lắng nghe. Nhìn con sông xứ người mà thêm yêu con sông xứ mình. Tác giả đã thực sự trở thành một tri kỉ của sông Hương, hiểu ngọn ngành khí chất của nó.Theo tác giả, sông Hương đã thật “tâm lí” khi “trôi chậm, thực chậm” qua kinh thành Huế, như để an ủi người ta đừng quá sầu muộn về sự biến đổi vô thường của cuộc đời, về sự vèo qua chóng mặt của thời gian. Dòng nước sông đã lặng tờ một cách cố tình để muốn những ánh hoa đăng trong đêm hội rằm tháng Bảy từ điện Hòn Chén trôi về qua Huế “bồng ngập ngừng như muốn đi muốn ở”. Bằng cách trôi rất riêng đó của mình, sông Hương như muốn nhắc người ta rằng cuộc đời này có rất nhiều cái đáng vương vấn. Rồi nữa, nếu không nhờ sự phát hiện đầy tính chất đồng điệu của tác giả đối với sông Hương, mấy ai biết rằng việc sông Hương đột ngột đổi dòng ngay khi vừa chia tay Huế là thuận theo một lí do rất tình cảm, rất “người”: chẳng qua nó muốn gặp lại Huế “để nói một lời thề trước khi về biển cả”. Ở đây có đến ba tháu độ chí tình cùng “hợp lưu” với nhau: chí tình của sông Hương đối với Huế, chí tình của con người Huế trong tình yêu và chí tình của chính tác giả dành cho sông Hương, dành cho cả mảnh đất xưa gọi là Châu hóa. Suy cho cùng nếu không có cái chí tình của tác giả thì cái chí tình của sông Hương không thể trở thành một “khách thể tinh thần” gay ấn tượng sâu đậm đến vậy!
Nếu biết cất tiếng người, hẳn sông Hương sẽ nói rằng nó đã thực sự yên tâm khi chọn trang viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường để hóa thân. Có lẽ chính nhà văn cũng nhận thấy, cũng hiểu niềm tin cậy đó, nên từng câu văn của ông bay bổng, diễm ảo lạ thường. Nhiều lúc độc giả có cảm tưởng ngôn từ trong bài bút kí không phải là của tác giả dùng để miêu tả sông Hương mà chính là ngon từ của sông Hương đang hát lên bài ca cho mình. Ngôn từ ấy trôi chảy hết sức tự nhiên, nếu có “luyến láy” thì cũng “luyến láy” một cách tự nhiên bởi chất hào hoa, đa tình vốn đã là cái gì thuộc về căn cốt của người viết rồi. Thiên bút kí đưa đến rất nhiều thông tin mà đọc lên vẫn thấy thanh thoát là nhờ thế. Rất nhiều trải nghiệm của một đời viết luôn gắn bó với con người, dân tộc và đất nước đã được đưa vào đây. Yêu sông Hương nhưng tình yêu ấy không ngăn cản ta yêu những dòng sông khác có trên trái đất. Và ngược lại, niềm thích thú được quan sát dáng nét độc đáo của những dòng sông thuộc các vùng khác nhau lại làm tươi mười trong ta nỗi rung động bổi hồi rất đặc biệt trước dòng sông quê hương đã nuôi lớn cuộc đời mình.
Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn nặng lòng với xứ Huế mộng mơ, với dòng sông Hương hiền hòa chảy. Có lẽ ông có duyên với mảnh đất và con người nơi đây nên những gì ông viết thường rất bình dị, mộc mạc nhưng lãng mạn và trữ tình. Bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” được xem là thành công của Hoàng Phủ Ngọc Tường khi khắc họa rõ ràng từng đường nét và vẻ đẹp đa chiều của dòng sông Hương. Một vẻ đẹp trầm lắng, dịu dàng, nên thơ và rất mực cổ kính.
Ngay từ khi đọc nhan đề, trong tiềm thức người đọc đã vang lên câu hỏi: “Ai đã đặt tên cho dòng song?” – câu hỏi có dáng dấp ngẩng ngơ rất thi sĩ. Từ thoáng ngẩn ngơ này, bao nhiêu ấn tượng về cái đẹp của sông Hương sẽ ùa về trong tâm trí, khơi lên mạch viết dạt dào cảm xúc về “nhan sắc” thiên phú của dòng nước êm đềm chảy qua Huế cố đô. Vang lên những lần khác trong tác phẩm, câu hỏi biến thành một nỗi suy tư thâm trầm, đánh động bao vốn liếng văn hóa tích tụ trong người viết và cũng đòi hỏi nó phải được hiện diện trên trang giấy. Vậy đó, ta đang nói đến những mạch cảm hứng lớn đã dẫn dắt nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đến và đi với sông Hương, để rồi tiếp nữa, làm một cuộc viễn du vào trong tâm khảm của độc giả, đóng vai người truyền cảm hứng cho họ bộc lộ tình yêu xứ sở hết sức thiết tha của mình.
Sau khi làm “bản trường ca của rừng già” và “rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn” ở khúc thượng nguồn thành “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại” ở ngoại vi thành phố Huế, sông Hương chính thức chảy vào trong thành phố Huế.
Dưới góc nhìn địa lí, sông Hương giáp mặt với Huế ở Cồn Giã Viên, uốn mình một đường cong chảy vào thành phố Huế. Lưu tốc của sông giảm hẳn do có sự hiện diện hai hòn đảo nhỏ và những chi lưu mang nước đi khắp thành phố. Vì thế sông trôi thật chậm như một mặt hồ yên tĩnh.
Dưới góc nhìn tài hoa và mê đắm của Hoàng Phủ Ngọc Tưởng, sông Hương hiện lên với gương mặt riêng. Sông chảy theo hướng tây nam – đông bắc, “kéo một nét thẳng thực yên tâm” “như tìm đúng đường về”, như người con gái đã tìm thấy bến đỗ của tình yêu, vui tươi và yên tâm. Dáng người con gái ấy “mềm mại như dáng lụa”, mềm như “tiếng vâng không nói ra của tình yêu” vừa duyên dáng và ý nhị. Cái nhìn ấy của Hoàng Phủ không chỉ đơn giản là cái nhìn quan sát, khám phá mà là cái nhìn mê đắm của chàng trai dành cho người con gái. Hai bên bờ sông có đủ những cảnh đẹp: xa – gần, cổ kính – bình dị, sang trọng – mộc mạc của cuộc sống cần lao: “những cây đa, cây cừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống những xóm thuyền xúm xít; từ những nơi ấy, vẫn lập lòe trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được”. Tiếp theo đó là dáng nước. Trong cái nhìn của Hàn Mặc Tử, nhịp điệu của sông nước là nhịp buồn:
“Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”
Trong cái nhìn Tố Hữu là nhịp của những tình nghĩa:
“Hương giang ơi, dòng sông êm
Quả tim ta, vẫn ngày đêm tự tình”
Với Thu Bồn lại là nhịp lắng đọng:
“Con sông dùng dằng, con sông không chảy”
So với con sông ở Lê-nin-grát, sông Nê- va, tác giả lại càng thấy nhớ, thấy quý điệu chảy lặng lờ. Bởi điệu chảy của sông Hương là điệu tâm hồn, là nhịp sống chậm, là những giây phút vừa sống vừa cảm nhận, vừa lắng nghe. Nhìn con sông xứ người mà thêm yêu con sông xứ mình. Tác giả đã thực sự trở thành một tri kỉ của sông Hương, hiểu ngọn ngành khí chất của nó.Theo tác giả, sông Hương đã thật “tâm lí” khi “trôi chậm, thực chậm” qua kinh thành Huế, như để an ủi người ta đừng quá sầu muộn về sự biến đổi vô thường của cuộc đời, về sự vèo qua chóng mặt của thời gian. Dòng nước sông đã lặng tờ một cách cố tình để muốn những ánh hoa đăng trong đêm hội rằm tháng Bảy từ điện Hòn Chén trôi về qua Huế “bồng ngập ngừng như muốn đi muốn ở”. Bằng cách trôi rất riêng đó của mình, sông Hương như muốn nhắc người ta rằng cuộc đời này có rất nhiều cái đáng vương vấn. Rồi nữa, nếu không nhờ sự phát hiện đầy tính chất đồng điệu của tác giả đối với sông Hương, mấy ai biết rằng việc sông Hương đột ngột đổi dòng ngay khi vừa chia tay Huế là thuận theo một lí do rất tình cảm, rất “người”: chẳng qua nó muốn gặp lại Huế “để nói một lời thề trước khi về biển cả”. Ở đây có đến ba tháu độ chí tình cùng “hợp lưu” với nhau: chí tình của sông Hương đối với Huế, chí tình của con người Huế trong tình yêu và chí tình của chính tác giả dành cho sông Hương, dành cho cả mảnh đất xưa gọi là Châu hóa. Suy cho cùng nếu không có cái chí tình của tác giả thì cái chí tình của sông Hương không thể trở thành một “khách thể tinh thần” gay ấn tượng sâu đậm đến vậy!
Nếu biết cất tiếng người, hẳn sông Hương sẽ nói rằng nó đã thực sự yên tâm khi chọn trang viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường để hóa thân. Có lẽ chính nhà văn cũng nhận thấy, cũng hiểu niềm tin cậy đó, nên từng câu văn của ông bay bổng, diễm ảo lạ thường. Nhiều lúc độc giả có cảm tưởng ngôn từ trong bài bút kí không phải là của tác giả dùng để miêu tả sông Hương mà chính là ngon từ của sông Hương đang hát lên bài ca cho mình. Ngôn từ ấy trôi chảy hết sức tự nhiên, nếu có “luyến láy” thì cũng “luyến láy” một cách tự nhiên bởi chất hào hoa, đa tình vốn đã là cái gì thuộc về căn cốt của người viết rồi. Thiên bút kí đưa đến rất nhiều thông tin mà đọc lên vẫn thấy thanh thoát là nhờ thế. Rất nhiều trải nghiệm của một đời viết luôn gắn bó với con người, dân tộc và đất nước đã được đưa vào đây. Yêu sông Hương nhưng tình yêu ấy không ngăn cản ta yêu những dòng sông khác có trên trái đất. Và ngược lại, niềm thích thú được quan sát dáng nét độc đáo của những dòng sông thuộc các vùng khác nhau lại làm tươi mười trong ta nỗi rung động bổi hồi rất đặc biệt trước dòng sông quê hương đã nuôi lớn cuộc đời mình.
Sửa lần cuối: