Soạn văn Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh

Soạn văn Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh

Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh nằm trong chương trình Ngữ Văn 8.
Qua tiết học này, học sinh biết được kiến thức về đoạn văn, về văn bản thuyết minh. Từ đó, học sinh biết về phương pháp viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh một cách chính xác.

Ngày soạn: ..../..../2021

Ngày dạy:..../...../2021




Tiết 83. VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH


4616


Văn bản thuyết minh​
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Qua bài học sinh cần:

1. Kiến thức


- Học sinh biết được kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh.

- Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh.

2. Kỹ năng

- Xác định được chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh.

- Diễn đạt rõ ràng, chính xác.

- Viết một đoạn văn thuyết minh có độ dài 90 chữ.

3. Thái độ

- Hăng hái, tích cực học tập

4. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp...

- Phẩm chất: - Tự tin, tự chủ, tự lập, yêu quê hương đất nước

B. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Tham khảo tài liệu, tích hợp với đoạn văn và cách trình bày nội dung trong đoạn văn, phiếu học tập, máy chiếu

- Học sinh: Học + Đọc bài theo sách giáo khoa.

C. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC:

- Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành...

- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm...

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1. Hoạt động khởi động

* Ổn định tổ chức

* Kiểm tra bài cũ


? Nhắc lại đặc điểm của văn bản thuyết minh?

* Tổ chức khởi động: Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền tin” (GV đưa ra những cụm từ liên quan đến văn thuyết minh, 2 đội chơi, đội nào viết được nhiều từ ngữ sẽ chiến thắng) ...

- Em hãy nêu đặc điểm của văn bản thuyết minh? – GV dẫn vào bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Đoạn văn trong văn bản thuyết minh
- PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm
- KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- NL: nhận thức, tư duy, ...


GV: Thế nào là đoạn văn? Đoạn văn có vai trò gì trong bài văn?
- Yêu cầu học sinh đọc hai đoạn văn
GV: Có thể xếp các đoạn văn trên vào đoạn văn tự sự, miêu tả hay biểu cảm, nghị luận được không? Vì sao?



GV: Vậy hai đoạn văn trên viết ra nhằm mục đích gì?




GV: Nhận xét chung về mục đích viết của hai đoạn văn?
- GV chốt
GV: Vậy thế nào là đoạn văn thuyết minh?
- Chuẩn xác


GV: Trong bài Tập làm văn Thuyết minh về kính đeo mắt, em cần trình bày mấy ý lớn?




GV: Mỗi ý ấy, em viết thành mấy đoạn văn?
GV: Vậy khi viết bài văn thuyết minh, em cần làm gì?
* TL nhóm: 4 nhóm (5 phút).
- Hướng dẫn học sinh thảo luận, phát phiếu học tập cho các nhóm
- Tổ chức cho học sinh thảo luận
(1) Đọc hai đoạn văn rồi xác định chủ đề của đoạn văn là gì?
(2) Tìm câu nêu lên chủ đề của đoạn
(câu chủ đề)?

(3) Xác định từ ngữ chủ đề?
(4) Nội dung của các câu còn lại?











(5) Từ đó, em rút ra điều gì khi viết đoạn văn thuyết minh?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét, chuẩn xác


- Gv chia nhóm theo cặp
- Hướng dẫn học sinh thảo luận
GV: Nội dung chính của đoạn văn?
GV: Phát hiện nhược điểm của các đoạn văn?
GV: Cách sửa chữa?

- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét, chuẩn xác











GV: Từ đó, em rút ra điều gì khi viết đoạn văn thuyết minh?


GV: Qua tìm hiểu 3 ví dụ, em cần chú ý điều gì khi viết đoạn văn thuyết minh?
- Chuẩn xác, chốt ghi nhớ
- Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ
I. Đoạn văn trong văn bản thuyết minh




1. Nhận dạng đoạn văn thuyết minh



- Không vì các đoạn văn trên viết ra
không nhằm kể lại, tái hiện nhân vật, sự việc; cũng không nhằm bộc lộ tình cảm, cảm xúc hay trình bày quan điểm tư tưởng.

- Mục đích của hai đoạn văn: giới thiệu, cung cấp thông tin về nguy cơ thiếu nước ngọt trên thế giới và những nét chính về tiểu sử của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng

- Cung cấp, giới thiệu các thông tin, tri thức khách quan về đối tượng
=> 2 đoạn văn trên là đoạn văn thuyết minh.


2. Cách viết đoạn văn thuyết minh
a. Xét ví dụ

a1: Ví dụ 1
- Bài văn thuyết minh về chiếc kính đeo mắt bao gồm những ý lớn sau:
+ Lịch sử hình thành; Cấu tạo của kính
+ Các loại kính
+ Công dụng của kính
+ Cách sử dụng và bảo quản

- Mỗi ý trên được viết thành một đoạn văn
-> Cần xác định rõ các ý lớn, mỗi ý viết thành một đoạn văn
a2: Ví dụ 2
* Đoạn (a):
- Chủ đề của đoạn: thế giới đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng
- Câu chủ đề: câu 1
- Từ ngữ chủ đề: Nước sạch, nước ngọt, lượng nước
- Các câu 2,3,4,5 bổ sung thông tin làm rõ ý câu chủ đề.
* Đoạn (b):
- Chủ đề: Phạm Văn Đồng là nhà cách mạng nổi tiếng và là nhà văn hóa lớn của dân tộc.
- Câu chủ đề: câu 1
- Từ ngữ chủ đề là : Phạm Văn Đồng, nhà cách mạng, nhà văn hóa, ông
- Các câu tiếp theo cung cấp thông tin về Phạm Văn Đồng theo lối liệt kê các họat động đã làm nhằm làm rõ nội dung đã nêu ở câu chủ đề

-> Khi viết đoạn văn cần trình bày rõ ý chủ đề của đoạn:
+ Chủ đề của đoạn được thể hiện rõ ở câu chủ đề
+ Các câu còn lại phải hướng vào làm rõ nội dung của câu chủ đề

a3: Ví dụ 3
* Đoạn văn a
- Nội dung: Thuyết minh về cấu tạo của bút bi
- Nhược điểm: Các ý trình bày lộn xộn, lẫn cả ý của đoạn văn khác (các loại bút bi, cách sử dụng bút bi), chưa có câu chủ đề
- Sửa: + Sắp xếp các ý theo thứ tự hợp lí: từ ngoài vào trong( nêu cấu tạo của vỏ bút-> ruột bút); theo thứ tự, vị trí chính phụ( nêu cấu tạo ruột bút-> vỏ bút)
+ Viết câu chủ đề
+ Các ý giới thiệu về các loại bút và cách sử dụng bút tách thành đoạn văn riêng
* Đoạn (b)
- Nội dung: Thuyết minh về cấu tạo của chiếc đèn bàn
- Nhược điểm:
+ Các ý sắp xếp lộn xộn
+ Các câu triển khai chưa liên kết chặt chẽ với câu chủ đề
- Sửa: + Sắp xếp lại các ý cho hợp lí.
Ví dụ:
- Phần đế đèn
- Phần đèn: bóng đèn, đui đèn, dây điện, công tắc.
- Phần chao đèn
+ Thêm phương tiện liên kết

-> Khi viết cần tránh lẫn ý của đoạn văn khác
- Các ý trong đoạn văn cần sắp xếp theo thứ tự hợp lí

b. Ghi nhớ /sgk
3. Hoạt đông luyện tập.

Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành...
- KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- NL: tư duy, giao tiếp...
GV: Viết đoạn mở bài và kết bài cho đề văn “Giới thiệu trường của em’’?
- Gv chia nhóm, giao nhiệm vụ
+ Nhóm 1: Viết mở bài
+ Nhóm 2: Viết kết bài
- Gọi đại diện trình bày, nhận xét
- Nhận xét chung
GV: Cho chủ đề ‘’Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam’’. Hãy viết thành một đoạn văn thuyết minh?
- Giáo viên cho một số gợi ý để học sinh hoàn thành đoạn văn.
- GV yêu cầu HS viết đoạn văn.
- HS trả lời, nhận xét
- GV nhận xét, đánh giá.


1. Bài tập 1:







2. Bài tập 2
4. Hoạt động vận dụng

- So sánh đoạn văn thuyết minh với đoạn văn miêu tả, tự sự, biểu cảm?

- Viết một đoạn văn thuyết minh về công dụng của sen.

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

* Tìm hiểu thêm về văn thuyết minh, đoạn văn

* Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 3,4 trong SGK tr129.

* Chuẩn bị : Soạn bài “ Thuyết minh về một phương pháp”

+ Đọc kĩ các VD và trả lời câu hỏi

+ Tìm hiểu cách làm cấc món ăn hoặc món đồ chơi ….
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
soạn văn thuyết minh văn bản văn bản thuyết minh đoạn văn
  • Like
Reactions: Duyên trần
1K
1
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Top