Viết về Nhà thờ đức bà Paris - V.Hugo

Viết về Nhà thờ đức bà Paris - V.Hugo

Choáng ngợp về hình ảnh, choáng ngợp về sự khổ hạnh, cái ác, sự kìm nén và đặc biệt là về tình yêu.

Thời đại : Ông sinh ra trong thời đại quá nhiều những biến động, vô vàn nghịc lí dưới vẻ hào nhoáng. Một Paris thời kì bị chi phối bởi thần học, cái ác và cái thiện lẫn lộn bất phân. Những biểu tượng tượng trưng cho cái thiện, cái đẹp có sự tráo đổi, ẩn sâu trong cái hào hoa phong nhã là những tâm hồn của quỷ dữ, tràn đầy nhục dục. Một Paris tăm tối với những kẻ lang thang, cướp bóc tồn tại ngay trong lãnh địa của Chúa. Đến cuối cùng, người đáng hạnh phúc thì bi kihcj, kẻ đáng đau khổ thì an nhàn

Ý nghĩa tên nhân vật : Quasimodo là ngày lễ chủ nhật đầu tiên sau lễ phục sinh. Thằng gù đặt tên này vì hắn bị bỏ rơi trước cửa nhà thờ đức bà ngày lễ chủ nhật đầu tiên sau lễ phục sinh đó

Hình tượng : Thằng gù Quasimodo là một con quỷ, con quái vật ở Nhà thờ Đức bà. Không ai dám nhìn nó quá lâu, không ai dám tiếp xúc với nó. Một hình nhân dị dạng, quái gở nhưng có một đức tin và sức khoẻ phi thường. Được miêu tả với 1 bên mắt bị chột vưới một cái mụn cóc phía trên, cái mũi thì to bè, hàm răng vỗ lổm chổm, lưng thì gù, bị câm và bị điếc không phải do bẩm sinh mà khi lớn lên ở nhà thờ, nó trở thành người kéo chuông và tiếng chuông làm nó bị điếc. Nó bị chính xã hội Pháp tàn ác bấy giờ hô hào rằng “ treo cổ nó đi” chứ không có chút lòng thương. Quasimodo được phó giám mục nhận làm con nuôi và gã hết lòng phò tá người cha của mình. Hình tượng thằng gù ở nhà thờ Đức bà Paris là một trong những hình tượng kinh điển của văn học thế giới. Tượng trưng cho giới hạn cao nhất của cái đẹp và vĩ đại sâu thẳm của tình yêu, khiến người ta phải thốt lên, tình yêu của một con người tại sao lại có thể cao thượng như vậy. Quasimodo yêu theo cách riêng của cậu, chỉ lặng lẽ ngắm nhìn, lặng lẽ cảm thương, và lặng lẽ hi sinh. Một tình yêu thầm lặng đến mức độ chỉ tới những trang cuối cùng độc giả mới phát hiện ra sự cao quý và thiêng liêng của nó. Esméralda đã bỏ qua một tình yêu như thế. Hình ảnh của một tên gù chiến đấu với phó giám mục và đẩy hắn xuống dưới nhà thờ như cuộc chiến giữa ánh sáng và bóng tối mà phần thắng đã thuộc về ánh sáng. Có rất nhiều ý nghĩa chứa trong đó. Đó là sự phản kháng, sự chối bỏ hoàn toàn cái lốt quỷ, một đêm rùng rợn và bí ẩn bao quanh nhà thờ, là đỉnh điểm của tấn bi kịch làm người và đòi được quyền làm người. Dấu chấm hết cho một thế lực đen tối cực đoan, và sự vùng dậy của một tâm hồn khát khao được làm người. Cho đến cuối cùng Quasimodo đã đấu tranh được cho tình yêu đẫm nước mắt của mình.

  • Có một sự xung đột trong Quasimodo là mặc dù hắn yêu Esméralda đến thế nhưng hắn cũng tự chất vấn mình khi đối diện với viên đại úy Phoebus – kẻ mà Esméralda căm ghét tột cùng
  • Tình yêu : Được người cha nuôi khắc nghiệt nuôi dạy, hắn sống trong nhà thờ như một bóng ma nhưng từ ngày gặp Esméralda hắn đã không còn là bóng ma nữa. Hắn đã trở thành con người và cuồng si với tình yêu của mình. Trong ba người đàn ông yêu Esméralda, tình yêu của hắn vĩ đại, vô tư và hiến dâng nhất. Quasimodo cướp nàng không thành và bị bắt, Esméralda đã cứu vớt hắn, chăm sóc hắn và chính sự thương yêu của nàng đã khiến hắn nảy sinh một tình yêu tột bậc. Tên sĩ quan trẻ Phoebus thì yêu nàng bởi nhục dục, phó giám mục yêu nàng vì muốn chiếm đoạt một viên ngọc tinh khiết, còn thằng gù Quasimodo, hắn yêu Esméralda bởi nàng đúng là một con người thực sự, tình yêu của hắn vĩ đại và ở nấc thang cao nhất. Bởi hắn đã không còn là con quỷ nữa từ khi gặp Esméralda, tất cả trái tim, nhiệt huyết và sức lực của hắn đã hiến dâng cho nàng. Tác phẩm kết thúc với hình ảnh của hai bộ xương ôm chặt lấy nhau qua thời gian bão tố, tấn bi kịch giữa thành phố hoa lệ đã kết thúc, những con người đã tìm thấy điểm tựa cuối cùng của mình, ngọt ngào và bình yên. Câu chuyện giữa người đẹp và quái vật đã khép lại nơi Paris một thời đen tối, nay bỗng rực sáng bởi tình yêu của hai nhân vật.
Tác phẩm không tô hồng tình yêu. Nó đặt ra câu hỏi thế nào là tình yêu thật sự. Ba tình yêu vùng vẫy trong sự tuyệt vọng, rốt cuộc chỉ một trong số đó mới tìm ra được thánh ca thật sự của mình. Những con người tự nhân xưng vì tình yêu nói cho cùng cũng chỉ là vị bản thân mình chỉ khao khát muốn chiếm hữu trọn vẹn mà quên đi sự đồng cảm cần có giữa hai người. Cái ác nuốt trọn cái thiện, bởi vậy mà nhà văn đã không để cái kết có hậu khi khép lại tác phẩm, như một hồi chuông cảnh báo về sự tinh vi của cái ác, ngấm ngầm và xảo quyệt trong vỏ bọc đẹp đẽ; đồng thời tiếc thương cho những vẻ đẹp thật sự bị lãng quên.

Nhà thờ : Nhà thờ Đức Bà như một chứng nhân lịch sử bất biến, là nơi đã xảy ra một cuộc hoán đổi ngoạn mục giữa hai con người đại diện cho hai tầng lớp xã hội khác nhau. Những miêu tả của Victor Hugo về nhà thờ vô cùng ấn tượng, tỉ mỉ. Đường lên gác chuông tối om và nguy hiểm, những hình con thú trang trí ở bên ngoài gờ mái như những con quỷ đáng sợ và thằng gù di chuyển trong bóng đêm, leo trèo như một quái nhân duy nhất chiếm lĩnh được mọi ngóc ngách của ngôi nhà thờ hùng vĩ bậc nhất này. Miêu tả nhà thờ giúp làm nổi bật ngòi bút ưa trữ tình ngoại đề, mang lại da thịt cho những vật vô tri, vô giác

Bức tranh rộng lớn trong tác phẩm với mọi sắc thái của nền văn hóa Trung Cổ, từ sinh hoạt đên s phong tục, tập quán đều gắn với nhân dân và làm toát lên sức mạnh vô tận của quần chúng
 
  • nha-tho-duc-ba-paris-0.jpg
    nha-tho-duc-ba-paris-0.jpg
    65.6 KB · Lượt xem: 217
1K
2
0
Trả lời

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.