Từ sự sóng đôi của “anh” và “tôi” trong từng dòng thơ của bài thơ “Đồng chí” đến sự gần gũi “anh với tôi” trong một dòng thơ và đến thành một đôi nhưng “đôi người xa lạ” rồi mới thành “đôi tri kỉ” – đôi bạn chí cốt, hiểu nhau sâu sắc và cao hơn nữa là “Đồng chí”. Câu thơ như một bản lề gắn kết hai đoạn thơ, khép lại ý thơ đoạn trên, mở ra ý thơ đoạn dưới. Câu thơ ngắn như một dấu gạch nối gắn kết đoạn đầu với đoạn thứ hai: nguồn gốc của tình đồng chí và những biểu hiện đẹp đẽ, sâu nặng của tình cảm thiêng liêng ấy.
Đề bài: Ý nghĩa của dòng thơ “Đồng chí” trong tác phẩm cùng tên
Dòng thơ đặc biệt “Đồng chí": trong tác phẩm cùng tên, nhà thơ Chính Hữu đã vẽ lên một thứ tình cảm giữa những người lính được đẩy lên cao nhất. Từ tình người, tình đời (tri kỉ), thành tình đồng chí – kết tinh mọi tình cảm, cảm xúc.
Câu thơ thứ bảy chỉ gồm hai chữ “Đồng chí” và dấu chấm than tạo một nốt nhấn, như một tiếng gọi thiết tha, xúc động, vừa như một phát hiện, một kết luận, như một lời khẳng định: những con người ra đi từ miền quê nghèo khó, cùng nhau tụ họp trong hàng ngũ cách mạng, cùng nhau chiến đấu, chia sẻ gian lao là những người đồng chí. Câu thơ như một bản lề gắn kết hai đoạn thơ, khép lại ý thơ đoạn trên, mở ra ý thơ đoạn dưới. Câu thơ ngắn như một dấu gạch nối gắn kết đoạn đầu với đoạn thứ hai: nguồn gốc của tình đồng chí và những biểu hiện đẹp đẽ, sâu nặng của tình cảm thiêng liêng ấy. “Đồng chí” như một tiếng gọi tha thiết, thiêng liêng cất lên từ trái tim những người cùng chí hướng, tiếng gọi được khai sinh từ cuộc kháng chiến chống Pháp, một tiếng gọi trầm xúc động từ trong tim.
Giờ đây chỉ một tiếng gọi hai tiếng đồng chí thì giữa người lính đã có biết bao yêu thương, gần gũi, sẻ chia. Chính từ “đồng chí” được đưa vào tạo nên một câu thơ kết tinh nhất phong cách Chính Hữu: nói ít mà cô động nhiều.
Đề bài: Ý nghĩa của dòng thơ “Đồng chí” trong tác phẩm cùng tên
Bài làm
Dòng thơ đặc biệt “Đồng chí": trong tác phẩm cùng tên, nhà thơ Chính Hữu đã vẽ lên một thứ tình cảm giữa những người lính được đẩy lên cao nhất. Từ tình người, tình đời (tri kỉ), thành tình đồng chí – kết tinh mọi tình cảm, cảm xúc.
Câu thơ thứ bảy chỉ gồm hai chữ “Đồng chí” và dấu chấm than tạo một nốt nhấn, như một tiếng gọi thiết tha, xúc động, vừa như một phát hiện, một kết luận, như một lời khẳng định: những con người ra đi từ miền quê nghèo khó, cùng nhau tụ họp trong hàng ngũ cách mạng, cùng nhau chiến đấu, chia sẻ gian lao là những người đồng chí. Câu thơ như một bản lề gắn kết hai đoạn thơ, khép lại ý thơ đoạn trên, mở ra ý thơ đoạn dưới. Câu thơ ngắn như một dấu gạch nối gắn kết đoạn đầu với đoạn thứ hai: nguồn gốc của tình đồng chí và những biểu hiện đẹp đẽ, sâu nặng của tình cảm thiêng liêng ấy. “Đồng chí” như một tiếng gọi tha thiết, thiêng liêng cất lên từ trái tim những người cùng chí hướng, tiếng gọi được khai sinh từ cuộc kháng chiến chống Pháp, một tiếng gọi trầm xúc động từ trong tim.
Giờ đây chỉ một tiếng gọi hai tiếng đồng chí thì giữa người lính đã có biết bao yêu thương, gần gũi, sẻ chia. Chính từ “đồng chí” được đưa vào tạo nên một câu thơ kết tinh nhất phong cách Chính Hữu: nói ít mà cô động nhiều.