Hoa nếp mỏng manh trước tầm gió thổi
Hoa diếp vàng cô độc giữa thâm u
Và bên đường hoa nghệ dại ngẩn ngơ
Hoa sim tím một nỗi buồn hoang dã
Hoa lay ơn góc vườn xưa còn nhớ
Mà thấy người cành lá khẽ lung lay…
Hoa mọc dưới chân người, hoa mọc đến chân mây
(Có nhiều thứ hoa còn chưa biết rõ…)
Anh đừng hỏi tên hoa làm chi nữa
Những hoa này chỉ hoa dại mà thôi!
Không phải hoa được ở cùng người
Được chăm sóc những mảnh vườn sạch cỏ
Được khoe đến muôn màu sắc lạ
Và được đời chiêm ngưỡng mùi hương
Không phải hoa được cắm trên bàn
Trong ngày hội của những niềm vui mới
Những hoa này lại nở cho triền núi
Lại nở cho vẻ đẹp của rừng chung
Nên ít ai để ý sắc từng bông
Chỉ thấy núi muôn màu rực rỡ
Đôi khi giẫm lên hoa mà chẳng nhớ…
(Trích Hoa dại núi Hoàng Liên, Tập thơ Tự hát (1984), Xuân Quỳnh)
Từ hình ảnh của những bông hoa dại trong văn bản đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của sự cống hiến thầm lặng trong cuộc đời.
Xuân Quỳnh đã viết về những loài hoa, có loài được trồng trong vườn, hoa nở từng đóa rạng rỡ, hấp dẫn ánh nhìn, được tay người vun xới, chăm sóc, nhổ cỏ, mọi ánh nhìn đều hướng về vẻ đẹp của bông hoa ấy. Bất chợt, liên tưởng này khiến tôi nghĩ về những ca sĩ nổi tiếng trên sân khấu, khi họ cất lên tiếng hát, bao tiếng hò reo tung hô, tất cả ánh sáng hướng về họ, nơi mà họ lấp lánh. Còn có những loài hoa dại, người đi qua dẫm phải chẳng nhớ, nhỏ bé lạ thường, mọc dọc theo triền núi tô điểm cho rừng chung. Phải chăng đó giống như những người lao công làm việc mệt nhoài trong đêm tối để sáng hôm sau, chúng ta lại thấy phố xá tươi đẹp hơn? Phải chăng đó là những người nông dân, cần cù chăm lúa, để chúng ta ăn bát cơm ngon lành, nhưng chẳng hề tự hỏi: Ai đã trồng lúa này nhỉ?
Loài hoa, có bông to bông nhỏ, bông màu đỏ rực rỡ, bông trắng tinh thanh khiết, bông khiến người ta chú ý ngay từ cái nhìn đầu tiên và có bông hoa nếu không chăm chú nhìn, có khi chẳng hề biết tới sự tồn tại. Ai có nhớ loài hoa sài đất vàng vàng nhỏ bé mọc cạnh triền đê, chẳng ai muốn hái nó về cắm bình, vì có cho vào bình cũng chẳng xứng, ấy vậy mà lúc chăn trâu ngồi cạnh triền đê, sắc vàng ấy lại nổi bật, tươi tắn lạ kì. Con đê dài toàn đất bỗng nhiên thơ mộng hẳn, chưa kể, hái về nấu nước tắm có thể trị mụn nhọt. Rồi cây cỏ lau bé xíu, mọc hoa trắng mềm, lác đác vài bông trông cũng tạm, ấy vậy mà nó có sức sống mãnh liệt, bất chấp nắng gió hai ven đường, nở trắng thành thảm, mơ mộng biết bao. Biết đâu, ở ven đường ấy, cố tình trồng cây hoa hồng, nó lại cằn cỗi, héo hon, hoặc có cố nở cũng lạc lõng chẳng ăn nhập. Mỗi loài hoa, dù đẹp đẽ xinh tươi hay nhỏ bé, không sắc lại có một công dụng riêng, một vẻ đẹp riêng. Dù có thể không hấp dẫn ngay từ phút ban đầu, nhưng càng nhìn càng thấy đẹp, và còn đẹp hơn khi chúng cùng nhau tô điểm nơi hoang vắng chẳng ai chăm sóc như vùng núi, vệ đường.
Con người ta cũng thế, có người làm bác sĩ, ca sĩ, người làm nông dân, lái xe. Người ăn mặc bảnh bao, lụa là cá tính, luôn thu hút sự chú ý của người khác, người lại bịt kín, ngày nào cũng cùng bộ đồng phục nghề nghiệp. Chiếc váy triệu đô của người mẫu có thể khiến bạn ngưỡng mộ, nhưng chiếc áo lính, bộ quân trang hay một sắc màu ùa ra từ khu công nghiệp nào đó lại khiến bạn thấy gần gũi, thân thương, đó mới chính là hơi thở cuộc sống. Nghề nào cũng đáng nhận được sự tôn trọng, nghề nào cũng mang lại ích lợi riêng cho xã hội, ca sĩ mang tiếng ca, nhà văn đem lại tác phẩm, người nông dân cho lúa, cho rau, anh bộ đội giìn giữ đất nước…. thậm chí còn nhiều con người thầm lặng mà nghề nghiệp của họ cũng khó có thể khiến ta nghĩ đến như anh thanh niên coi trạm khí tượng trên đỉnh núi, người xuất khẩu lao động ở một đất nước xa xôi, tình nguyện viên sang Châu Phi, người đào mộ huyệt, cô giáo vùng cao….Dù vậy, tôi xin dành lời ca ngợi tới những con người thầm lặng ấy, những người ta chẳng biết mặt biết tên nhưng vẫn đang nỗ lực cống hiến sức mình để làm đẹp cho đất nước ta mỗi ngày, để lấp đi những cằn cỗi mà chỉ có họ mới có thể làm được. Họ chẳng được ca ngợi trên mặt báo, chẳng được người khác nhìn bằng ánh nhìn ngưỡng mộ, chỉ âm thầm làm công việc của mình, có thể chỉ với suy nghĩ kiếm cái ăn cái mặc qua ngày song chân chất, lương thiện, tự làm ra tất cả từ đôi tay và sức lực của mình.
Chẳng ai là nhỏ bé khi mang trong mình giá trị giúp ích cho đời, chẳng bông hoa nào là không mang hương, sắc, chỉ là chúng ta có cảm nhận bằng tình cảm chân thật để nhận ra hương – sắc mà loài hoa ấy, con người ấy mang lại hay không. Sự cống hiến thầm lặng giống như bông quỳnh nở muộn trong đêm, tỏa hương không ai hay ai biết, để rồi một ngày ta nhận ra bỗng thấy nó đẹp đẽ, sáng trong vô cùng.
Hoa diếp vàng cô độc giữa thâm u
Và bên đường hoa nghệ dại ngẩn ngơ
Hoa sim tím một nỗi buồn hoang dã
Hoa lay ơn góc vườn xưa còn nhớ
Mà thấy người cành lá khẽ lung lay…
Hoa mọc dưới chân người, hoa mọc đến chân mây
(Có nhiều thứ hoa còn chưa biết rõ…)
Anh đừng hỏi tên hoa làm chi nữa
Những hoa này chỉ hoa dại mà thôi!
Không phải hoa được ở cùng người
Được chăm sóc những mảnh vườn sạch cỏ
Được khoe đến muôn màu sắc lạ
Và được đời chiêm ngưỡng mùi hương
Không phải hoa được cắm trên bàn
Trong ngày hội của những niềm vui mới
Những hoa này lại nở cho triền núi
Lại nở cho vẻ đẹp của rừng chung
Nên ít ai để ý sắc từng bông
Chỉ thấy núi muôn màu rực rỡ
Đôi khi giẫm lên hoa mà chẳng nhớ…
(Trích Hoa dại núi Hoàng Liên, Tập thơ Tự hát (1984), Xuân Quỳnh)
Từ hình ảnh của những bông hoa dại trong văn bản đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của sự cống hiến thầm lặng trong cuộc đời.
Xuân Quỳnh đã viết về những loài hoa, có loài được trồng trong vườn, hoa nở từng đóa rạng rỡ, hấp dẫn ánh nhìn, được tay người vun xới, chăm sóc, nhổ cỏ, mọi ánh nhìn đều hướng về vẻ đẹp của bông hoa ấy. Bất chợt, liên tưởng này khiến tôi nghĩ về những ca sĩ nổi tiếng trên sân khấu, khi họ cất lên tiếng hát, bao tiếng hò reo tung hô, tất cả ánh sáng hướng về họ, nơi mà họ lấp lánh. Còn có những loài hoa dại, người đi qua dẫm phải chẳng nhớ, nhỏ bé lạ thường, mọc dọc theo triền núi tô điểm cho rừng chung. Phải chăng đó giống như những người lao công làm việc mệt nhoài trong đêm tối để sáng hôm sau, chúng ta lại thấy phố xá tươi đẹp hơn? Phải chăng đó là những người nông dân, cần cù chăm lúa, để chúng ta ăn bát cơm ngon lành, nhưng chẳng hề tự hỏi: Ai đã trồng lúa này nhỉ?
Loài hoa, có bông to bông nhỏ, bông màu đỏ rực rỡ, bông trắng tinh thanh khiết, bông khiến người ta chú ý ngay từ cái nhìn đầu tiên và có bông hoa nếu không chăm chú nhìn, có khi chẳng hề biết tới sự tồn tại. Ai có nhớ loài hoa sài đất vàng vàng nhỏ bé mọc cạnh triền đê, chẳng ai muốn hái nó về cắm bình, vì có cho vào bình cũng chẳng xứng, ấy vậy mà lúc chăn trâu ngồi cạnh triền đê, sắc vàng ấy lại nổi bật, tươi tắn lạ kì. Con đê dài toàn đất bỗng nhiên thơ mộng hẳn, chưa kể, hái về nấu nước tắm có thể trị mụn nhọt. Rồi cây cỏ lau bé xíu, mọc hoa trắng mềm, lác đác vài bông trông cũng tạm, ấy vậy mà nó có sức sống mãnh liệt, bất chấp nắng gió hai ven đường, nở trắng thành thảm, mơ mộng biết bao. Biết đâu, ở ven đường ấy, cố tình trồng cây hoa hồng, nó lại cằn cỗi, héo hon, hoặc có cố nở cũng lạc lõng chẳng ăn nhập. Mỗi loài hoa, dù đẹp đẽ xinh tươi hay nhỏ bé, không sắc lại có một công dụng riêng, một vẻ đẹp riêng. Dù có thể không hấp dẫn ngay từ phút ban đầu, nhưng càng nhìn càng thấy đẹp, và còn đẹp hơn khi chúng cùng nhau tô điểm nơi hoang vắng chẳng ai chăm sóc như vùng núi, vệ đường.
Con người ta cũng thế, có người làm bác sĩ, ca sĩ, người làm nông dân, lái xe. Người ăn mặc bảnh bao, lụa là cá tính, luôn thu hút sự chú ý của người khác, người lại bịt kín, ngày nào cũng cùng bộ đồng phục nghề nghiệp. Chiếc váy triệu đô của người mẫu có thể khiến bạn ngưỡng mộ, nhưng chiếc áo lính, bộ quân trang hay một sắc màu ùa ra từ khu công nghiệp nào đó lại khiến bạn thấy gần gũi, thân thương, đó mới chính là hơi thở cuộc sống. Nghề nào cũng đáng nhận được sự tôn trọng, nghề nào cũng mang lại ích lợi riêng cho xã hội, ca sĩ mang tiếng ca, nhà văn đem lại tác phẩm, người nông dân cho lúa, cho rau, anh bộ đội giìn giữ đất nước…. thậm chí còn nhiều con người thầm lặng mà nghề nghiệp của họ cũng khó có thể khiến ta nghĩ đến như anh thanh niên coi trạm khí tượng trên đỉnh núi, người xuất khẩu lao động ở một đất nước xa xôi, tình nguyện viên sang Châu Phi, người đào mộ huyệt, cô giáo vùng cao….Dù vậy, tôi xin dành lời ca ngợi tới những con người thầm lặng ấy, những người ta chẳng biết mặt biết tên nhưng vẫn đang nỗ lực cống hiến sức mình để làm đẹp cho đất nước ta mỗi ngày, để lấp đi những cằn cỗi mà chỉ có họ mới có thể làm được. Họ chẳng được ca ngợi trên mặt báo, chẳng được người khác nhìn bằng ánh nhìn ngưỡng mộ, chỉ âm thầm làm công việc của mình, có thể chỉ với suy nghĩ kiếm cái ăn cái mặc qua ngày song chân chất, lương thiện, tự làm ra tất cả từ đôi tay và sức lực của mình.
Chẳng ai là nhỏ bé khi mang trong mình giá trị giúp ích cho đời, chẳng bông hoa nào là không mang hương, sắc, chỉ là chúng ta có cảm nhận bằng tình cảm chân thật để nhận ra hương – sắc mà loài hoa ấy, con người ấy mang lại hay không. Sự cống hiến thầm lặng giống như bông quỳnh nở muộn trong đêm, tỏa hương không ai hay ai biết, để rồi một ngày ta nhận ra bỗng thấy nó đẹp đẽ, sáng trong vô cùng.