Newsfeed

Văn Học Trẻ - forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Một người đàn ông tản bộ trên phố đi bộ lúc trời đổ tối, khoác lên mình chiếc áo khoác dài kiểu anh màu nâu trầm, đội chiếc mũ fedora màu đỏ rượu. Ánh đèn đổ xuống hai hàng cây làm anh nhớ tới những đêm nhộn nhịp ở Bắc Kinh. Với bao người, đó cũng là một buổi tối rất đỗi bình thường. Nhưng nó không hề bình thường với người đàn ông này. Đó là một buổi tối anh không thể quên, anh ta không thể quên cái tối mát mẻ nhưng âm u đó, không thể quên quang cảnh lúc đó, không thể quên những giọng nói như trội lên hẳn trong những tiếng còi xe, những bộn bề trên con phố; chiếc lá rơi thẫn thờ trước mặt anh, và cô gái mặc váy đỏ đứng im lìm giữa đám người, mà như là đứng giữa một vòng tròn mặt nạ.
Người đàn ông kia đã ở Việt Nam gần một tháng. Có thể nói, đối với anh đây như là một cuộc nghỉ ngơi ngắn trong vụ án gần đây nhất mà anh vẫn theo đuổi. Công việc của anh không liên quan gì mấy tới chốn này, nên anh đi với tâm trạng bình thản, tận hưởng. Đối với anh, quá khứ cũng bám lấy anh dai dẳng như hiện tại, và tương lai lại cũng sẽ như thế. Đó là lý do mà lúc này, lúc những ánh đèn phả xuống mặt đường từng mảng, những ánh đèn neon chấp chóa trên bảng hiệu những cửa hàng, ánh đèn trong nhà phòng mở phòng tắt…. Phải, những ánh đèn, và những căn phòng, dưới những ồn ào vội vã, anh nhận ra mình đang đi trên phố đi bộ.
Phố đi bộ nằm ngay lòng thành phố, nơi tụ tập tinh hoa của thành phố, nơi có thể tìm thấy những quán ăn sang trọng và những cửa hàng của thương hiệu thời trang đình đám. Ngập trong tiếng cười nói, những tiếng xe cộ, tiếng gió rít lạnh sống lưng, anh cảm giác như mình đang đi trong một khoảng không với những âm thanh vô định đến từ hư không mà không bao giờ dứt. Anh đã đi, đã ngồi, đã nhìn ngắm những cửa hàng xung quanh, đã mua cho mình một ly cà phê của passio. Rồi anh thấy mình thật lãng phí thời gian trên con phố có sức hút lạ thường này. Anh quyết định đi về. Nhưng những giọng nói đã ngăn cản điều đó. Những giọng nói bí ẩn, mà chỉ là mở đầu cho những bí ẩn sau này…
Anh đi tới cạnh cây cột đèn nọ, và thấy một cô gái váy trắng. Vừa mới nhìn anh đã nhận ra cô không chỉ đẹp mà còn ánh lên vẻ lanh lợi trong đôi mắt. Cô có gương mặt trái xoan cùng đôi môi hồng nhẹ, bóng lớp son dưỡng. Mái tóc đen huyền được rẽ đôi và vén qua tai, những lọn xoăn bồng bềnh sau gáy cô. Mí mắt sâu, đôi mắt mang sắc xám. Cô đang đứng tạo dáng. Tư thế tạo dáng của cô rất đơn giản, chỉ vung vẩy đôi tay, lâu lâu cười nhẹ, vơ vụng về vạt váy… Người bình thường nhìn cũng thấy cô đang rất căng thẳng thông qua cặp lông mày đang gồng gượng của cô.
Đối diện cô là một chàng trai tầm 25 tuổi, mái tóc cắt thời trang, với đuôi tóc nhuộm highlight vàng với cái má tì sát vào ống ngắm máy ảnh, nhìn anh có vẻ sốt ruột.
“Em tạo dáng đi chứ, châm thuốc hay cười hay làm gì cũng được. Nếu chỉ đứng yên thì có khác gì chụp ảnh đâu chứ?” Anh nói với cô bằng tiếng anh với giọng Trung Quốc qua khóe miệng.
“Nhưng Dương Vũ, em làm gì bây giờ?”
“Anh vừa nói mà, châm thuốc hay cười gì đó, hoặc cúi đầu…”
“Lúc bình thường em có thể nghĩ ra 1001 kiểu nhưng khi bị chĩa ống kính vào mặt thì đầu óc em trống rỗng, em nghĩ nó là một căn bệnh luôn đấy…” Cô ngừng lại một lúc, rồi bắt đầu lấy chiếc túi da của mình lên vung vẩy, rồi ngó đi chỗ khác, tìm cách để lảng đi. Cuối cùng, cô bước tới gần máy quay và cười.
“Thôi được rồi.” Chàng trai nói trong sự bực bội, có thể cảm thấy viên nén mang tên thức giận đang nghẹn trong cổ họng anh ấy, làm anh ta không thể nói với giọng của người trong trạng thái bình thường được. “Hôm nay có lẽ như vậy thôi, mà ngày mai mình sẽ làm cái gì đó khác, không quay phim được nữa.”
Người quan sát câu chuyện nãy giờ, đứng cách họ cỡ chục bước chân bỗng có cảm giác cô gái này đang trong trạng thái căng thẳng tột độ, một linh hồn ngại ngùng ẩn dưới lớp váy trắng và nụ cười cố.
“Sao em làm được?”
“Em có thể bước đi đâu cũng được mà, bước dọc theo con đường, anh rất muốn quay khung cảnh xung quanh…”
“Đủ rồi, cậu Vũ.” Một giọng nói khác vang lên, nghiêm nghị, khó chịu, tức tối. “Cậu chỉ muốn quay khung cảnh thôi chứ không muốn quay con bé. Tôi nói cho cậu biết, tôi là người thân duy nhất của Lily, và cũng coi nó như người thân duy nhất của mình…”
Một người khác hắng giọng, tỏ ý không vừa lòng. Có thể đoán được người đó là anh em của người đàn ông vừa nói.
“Không có ý gì đâu Harry, đừng quá khắt khe như vậy, anh chỉ nói vậy để rõ vấn đề với cậu nhóc trẻ người non dạ va ngông cuồng đây thôi.” Ông dừng lại một lúc để lấy hơi, và như cũng để bình tĩnh lại. “Nghe này cậu Ngô Dương Vũ” ông nói “ Hời hợt!” ông gần như hét lên vào mặt người tên là Vũ. “Cậu chỉ muốn quay cảnh. Và tôi gọi đó là hời hợt. Cậu không có ý định giúp đỡ tinh thần gì cháu gái tôi.”
“Nhưng điều đó cũng không sai!” Harry nói. Giọng của anh vang và trầm, như khi người ta nói vào một cái hố. Đó là một người cao lớn, với mái tóc hơi hoe đỏ đang đứng đối diện người anh cũng cao ráo nhưng có vẻ mảnh khảnh của mình. “Gabriel, em không nghĩ như vậy là sai, và em hoàn toàn không đồng ý với anh. Em thấy mỗi lần chúng ta tới một chỗ đông đúc nào đó là anh lại tỏ vẻ khó chịu, ít nhất là em nhận thấy như vậy, và anh muốn tránh xa nơi đó ra, anh ghét những nơi mà cả tá người đổ xô tới hằng ngày, những có bao giờ anh nghĩ ngược lại rằng nếu nơi đó được nhiều người tới trong một ngày, thì có phải do nơi đó xứng đáng không?”
“Thứ nhất, nó không liên quan, thứ hai, cẩn - trọng - lời - nói.” Những con chữ chắc chắn thoát ra từ kẽ răng đang nghiến chặt của Gabriel làm mọi người thật sự phải chậm miệng lại một chút cho não suy nghĩ nhiều hơn.
Sau một lúc im lặng, một người đàn ông khác đội mũ lưỡi trai nói “Các quý ông, dừng ngay trò la hét này đi. Có rất nhiều điều ta chưa từng biết. Và cũng có nhiều điều ta không nên nói, dù là với ai, dù là chỉ một lần.”
“Dù sao thì…” Gabriel nói, “cậu đã từng nghe về một kẻ điên hạ chết năm người trong gia đình mình bằng thuốc độc chưa, cậu Ngô?”
“Thưa bác, chắc hẳn cháu đã đọc đâu đó trong một quyển tiểu thuyết trinh thám. Dù sao thì… đó cũng là mô típ quen thuộc trong các câu chuyện tỉnh thám. Theo cháu nhớ thì người đó đã hạ độc người thân bằng cách bỏ thuốc độc vào món ăn. Còn động cơ thì cháu không nhớ.” Anh ngừng lại. Như thường lệ, mỗi lần nói tới những câu chuyện trinh thám thì mắt anh lại ánh lên một vẻ thích thú. Anh ta có sự hứng thú nhất định trong những câu chuyện như vậy. “Cháu nghĩ, có một thời điểm, thời rất xa, lúc đó việc đầu độc hàng loạt diễn ra thật dễ dàng.”
Một bầu không khí tĩnh mịch đáng sợ lại bao trùm nhóm những và luôn cả người đàn ông đang nghe câu chuyện. Gió lại rít lên và anh cảm thấy một cơn buốt chảy ngược từ dưới sống lưng lên cổ anh…

[to be continued]
Thêm
Phiên bản khác của "Vụ án viên nhộng xanh"
767
0
0
Hôm nay, tôi cùng các bạn đang đi tham quan bảo tàng lịch Sử Việt Nam. Trong một khu vực trưng bày của Bảo tàng lịch sử có hình ảnh một người cô gái đang chăm sóc cùng với một chàng trai, tôi chợt nhớ ra tôi đã giúp Anh Dậu vượt qua cơn nguy kịch trước khi giặc tới làm cho tôi nghĩ đến hoàn cảnh lịch sử với một câu chuyện mang tên Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Tôi sẽ kể cho các bạn nghe một câu chuyện xảy tra trước cách mạng tháng 8 năm 1945, hồi đó nhà tôi phải bán đi mọi thứ nhưng vẫn không có tiền đủ để nộp thuế cho nhà Hắn kèm theo chồng ốm. Nhưng với sự giúp đỡ của tôi và tình yêu thương của bà con hàng xóm láng giềng, tôi đã giúp chồng tôi vượt qua cơn ốm đau và bảo vệ được gia đình tôi.

Một hôm, tôi nghe tin chồng tôi đang ốm đau dữ rợi làm cho tôi vô cùng lo lắng. Tôi liền chạy sang nhà hàng xóm báo tin, may quá có một bà lão hiền từ, tốt bụng đem một ít gạo để nấu cháo. Sau đó tôi về nhà và sử dụng gạo để nấu một bát cháo ngon lành. Cháo chín, Tôi liền bắc mang ra giữa nhà, ngả mâm bát múc ra la liệt kèm theo tôi lấy quạt cho chóng nguội.

Tiếng trống và tiếng tù và đã thủng thẳng đưa nhau từ phía đầu làng đến đình. Tiếng chó sủa vang các xóm.

Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:

- Bác trai đã khá rồi chứ?

- Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề, lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.

- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm dề dề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn?

- Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã.

Nhịn xuông từ sáng hôm qua đến giờ còn gì.

- Thế thì phải giục Anh Dậu ăn mau mau đi, kẻo nữa người ta sắp sửa keo vào rồi đấy!

Dặn dò chị Dậu xong, bà lão lại lật đật trở về với vẻ mặt băn khoăn.

Cháo đã hơi nguội, Tôi rón rén bưng một bát lớn đến chỗ anh Dậu nằm:

- Thầy hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.


Rồi tôi đón lấy cái Tí và ngồi xuống đó, như có ý chờ xem chồng tôi ăn có ngon miệng hay không.

Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng. Cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng.

Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ:

- Thằng kia, ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp nốt tiền sưu! Mau!

Hoảng quá anh Dậu vội để bát cháo xuống phản, lăn đùng ra đó, không nói được một câu gì. Người nhà lí trưởng cười cách mỉa mai:

- Anh ta sắp phải gió như đêm qua đấy!

Rồi hắn chỉ luôn vào mặt Tôi:

- Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Ðấy chị hãy nói với ông cai, để ông ấy ra đình kêu với quan cho! Chứ ông Lý tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa!

Nghe tin xong tôi cảm thấy vô cùng hoảng sợ:

- Nhà cháu đã túng, lại phải đóng cả xuất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu! Hai ông làm phúc nói với ông lí hãy cho cháu khất...

Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:

- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước, mà dám mở mồm xin khất!

Chị Dậu vẫn cố thiết tha:

- Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!

Cai lệ vẫn giọng hằm hè:

- Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ rỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à?

Rồi hắn quay ra bảo anh người nhà lí trưởng:

- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia Người nhà Lí trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói. Ðùng đùng, Cai lệ giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ Anh Dậu.

Tôi liền xám mặt, vội vàng đặt con cái xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:

- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

- Tha này, tha này!

Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào người Tôi, mấy bịch, rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.

Hình như tức quá không thể chịu được, Tôi liều mạng cự lại:

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ.

Cai lệ tát vào mặt tôi một cái bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu, Tôi nghiến hai hàm răng:

- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Rồi tôi túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến, huơ gậy chực đánh Tôi. Nhanh như cắt, Tôi nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gây ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.


Anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt đắm ngồi lên lại nằm xuống, vừa run vừa rên:

- U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù phải tội.

Tôi vẫn chưa nguôi giận:

- Thà ngồi tù. Ðể cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được...

Nghe câu chuyện tôi kể xong, một bạn chạy lên hỏi tôi:

-câu chuyện này có ý nghĩa gì ạ?

Tôi trả lời:

câu chuyện này đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội phong kiến đương thời khi đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khổ cực. Ngoài ra hình ảnh người phụ nữ nông dân vừa giàu tình yêu thương lại vừa dũng cảm mạnh mẽ.
Thêm
  • Like
Reactions: Ngu Van
785
1
0
...Ngày mai, khi cháu đến tìm chú, hẳn lúc ấy mặt trời đã lên và những cánh phượng cuối cùng của mùa hè đang bắt đầu ứa máu. Nhưng Trà Long yêu thương của chú, chú vẫn tin rằng, dù sao lúc ấy cháu cũng sẽ không khóc, cháu sẽ không khóc, có phải thế không?

Cháu vẫn nhớ đêm ấy là một đêm trăng sáng. Từ khung cửa sổ ngó ra vườn những giọt trăng vàng lấp lánh rơi xuống giàn hoa thiên lý và hình như có một giọt vàng tê tái rụng vào tấm lòng cháu miên man. Chiều nắng nhạt ngày hôm đó, sắc hoa sim tím ắt đã nhạt màu đi một nửa khi chứng kiến một nụ hôn tan vỡ. Ánh mắt mong đợi, bờ môi nồng nàn thêm trái tim thổn thức của cháu, chú Ngạn, chú không hiểu lòng cháu ư?

Đêm ấy, tôi thiếp dần vào giấc mộng ôm ấp một bóng hình dần khuất xa.

Chú Ngạn ra đi bỏ tôi và Đo Đo ở lại. Là do chú không còn thương tôi hay là do chú vẫn còn thương mẹ tôi? Chú dặn tôi không được khóc vậy mà giọt mắt tôi thấm ướt, nhòe hết cả nét chữ trong bức thư chú gửi. Tôi thương Đo Đo bởi vì tôi thương chú, ngày ấy chú Ngạn rời đi tôi cũng chẳng tìm đâu ra lý do để ở lại. Nơi rừng sim tím, những bụi chà là, suối Lá đi câu, thị vàng, thiên lý,... những nơi tôi đi qua, bước chân nào cũng vương vấn hình bóng của người đàn ông ấy. Chú đã quyết tắt đi tình yêu với mẹ tôi năm nào, gạt đi niềm nhớ thương si mê đôi Mắt biếc. Tình cảm nảy nở giữa tôi và chú đơn thuần chỉ là sự nối dài của sợi dây tình ái năm xưa, chú thì muốn cắt đứt đi còn tôi lại muốn đan dài thêm hơn nữa. Vì lẽ đó tôi chẳng dám rời đi, tôi ở lại Đo Đo chắt gặn một giọt hy vọng: rằng chú sẽ trở về.

Mùa hè phượng vỹ ra hoa, màu hoa đỏ như trái tim tôi rỉ máu. Mùa hè năm nay là một mùa hè nuối tiếc. Trời ươm nắng hạ chim vẫn cất tiếng reo ca, rừng sim nở rộ muôn hoa chỉ tiếc là không còn tiếng đàn của chú Ngạn. Trên những con đường làng, bước chân tôi cũng không còn song song cùng bước chân của chú, tôi lẻ loi lững thững bước một mình.

Nghỉ hè, tôi lên thành phố thăm mẹ. Cửa hàng may của mẹ vẫn phát triển rất tốt, Trà Vinh em trai tôi hè này trông cũng đã lớn phổng phao. Từ ngày mẹ biết chuyện chú Ngạn rời đi, mẹ cũng không còn nhắc tới chú trước mặt tôi nữa vì mẹ biết lòng tôi vẫn thấm đẫm nước mắt trực trào. Thật ra, lòng tôi vẫn âm thầm ghen tị với mẹ, người ta nói mẹ con tôi giống nhau như giọt nước, đôi mắt biếc si mê này tôi cũng may mắn được mẹ di truyền. Vậy tại sao chú Ngạn lại thương mẹ mà không thể thương tôi?

Yêu mến ơi,
Ở bên kia thời gian và khoảng cách
Khi nhớ em
Anh có đợi mùa hè ?

Tôi nhớ lại câu hát của chú Ngạn năm xưa, mùa hè ở một nơi xa lắc lơ nào đó, liệu rằng chú Ngạn có nhớ tới tôi không?

- Trà Long, con dẫn Trà Vinh ra hiệu sách chơi nghen. Mẹ ở nhà may nốt đồ cho khách nè.

Nỗi nhớ bâng khuâng dần tan biến, tôi dắt tay Trà Vinh tới hiệu sách gần trung tâm thành phố. Đôi mắt của Trà Vinh mang nét khác biệt với tôi, mắt nó lí lắc, vui tươi, sáng rực rỡ không mang một chút nét đượm buồn. Trong lúc Trà Vinh loay hoay lựa sách ở quầy thiếu nhi thì tôi lại vu vơ ngó nghía qua quầy âm nhạc. Tôi khẽ khàng với tay chọn lấy cuốn sách “Tự học đàn ghi-ta”, nhưng kệ sách cao quá, tôi nhón chân mà chẳng thể với nổi. Một bàn tay gầy gầy, xương xương nhẹ nhàng lướt qua tay tôi với lấy cuốn sách, đưa cho tôi rồi anh lặng mỉm cười.

- Cô cũng thích học đàn ghi-ta à?

Tôi đáp, giọng thẫn thờ:

- À vâng, cảm ơn anh. Tôi chỉ tò mò một chút thôi.

Chàng trai ấy đâu biết rằng, tôi tò mò cuốn sách chỉ vì lòng tôi đang nhớ tới chú Ngạn, tôi nhớ lại những buổi chiều trên rừng sim, chú đàn rồi hát cho tôi nghe, những tia nắng lấp lánh nhún nhảy trên từng ngón tay của chú.

- Tôi là Hoàng, thầy giáo dạy đàn ghi-ta. Nếu cô muốn học đàn thì cứ liên hệ với tôi nhé.

Chàng trai trẻ vô tư giới thiệu và đưa cho tôi một tấm danh thiếp. Tới giờ tôi mới ngẩn ngơ để ý tới dáng người của anh ta, vừa cao vừa gầy, quần áo thì giản dị, sau lưng là một cây đàn ghi-ta màu nâu đã cũ và Hoàng còn thoáng chút nét tình si. Tôi không thể phủ nhận rằng Hoàng mang đôi chút thân quen, thoảng qua là bóng hình chú Ngạn.

Tôi đưa bàn tay ra đón lấy tấm danh thiếp, đáp lại Hoàng:

- Tôi là Trà Long...

Định lòng tôi còn tính là sẽ giới thiệu nghề nghiệp, tuổi tác nhưng đúng lúc ấy Trà Vinh chạy tới, kéo tôi đi thanh toán chồng truyện tranh thiếu nhi dày cộp mà nó đã lựa chọn. Tôi ngượng ngùng cười, gật đầu với Hoàng rồi rời đi. Hoàng đưa tay chào, nở một nụ cười tạm biệt.

Sau ngày hôm ấy, bóng hình của Hoàng cứ thấp thoáng, ẩn hiện trong lòng tôi, chiếc áo sơ mi sờn vai, đàn ghi-ta màu nâu đã cũ và nụ cười tạm biệt hôm ấy cứ chốc chốc lại lóe ra trong đầu. Lạ thật!

Kỳ nghỉ hè sắp kết thúc, tôi chuẩn bị hành lý trở về Đo Đo bắt đầu một năm học mới. Chợt thấy tấm danh thiếp của Hoàng, tôi ngẩn người so đo vì muốn gặp lại Hoàng thêm lần nữa nhưng cũng ngại ngần vì mình là phận con gái. Vân vê tấm danh thiếp một hồi, tôi quyết định cất nó vào túi xách.

Gặp lại Đo Đo sau ba tháng hè xa cách, làng vẫn vậy vẫn đầy ắp kỷ niệm thuở ban xưa, ở nơi đâu đó vẫn len lỏi những tiếng cười, lời nói của tôi và chú Ngạn. Chỉ là sắp tới thôi lòng tôi sẽ thay đổi đôi chút, tôi sẽ bớt nhớ tới chú hơn vì đã có ai đó bất ngờ tiến bước vào trái tim đang rỉ máu này mà băng bó, mà chữa lành.

Tiếng trống trường giục giã vang lên, học sinh thắm tươi khăn quàng đỏ, tháng chín tới rụng yêu thương, hy vọng vào túi áo. Tôi lặng lẽ ngồi cạnh Hoàng - Thầy giáo âm nhạc mới của trường tiểu học Đo Đo, thay cho thầy Minh Thức đã nghỉ hưu. Lần gặp gỡ đầu tiên ấy hóa ra không phải chỉ là một lần thoáng qua, tôi gặp lại Hoàng trong sự ngỡ ngàng khó nói, ngại ngùng xen lẫn niềm vui.

- Trà Long.

Hoàng cũng bất ngờ lắm khi chúng tôi vô tình gặp lại nhau, anh thốt tên tôi, nở nụ cười đã từng khiến tôi ngơ ngẩn. Nụ cười ấy ngỡ như kéo theo cả vệt nắng phía chân trời xa làm bừng lên sự tươi mới, vui vẻ trong tiềm thức đã ủ rũ từ lâu của tôi. Làng Đo Đo thêm một con người, thêm sức sống, thêm tươi tắn. Cây bàng già giữa chợ bật thêm bao nụ hoa non, xanh ngát giữa trời cao vời vợi. Hương thơm từ những trái thị vàng trong vườn nhà ông Cửu Hòanh thêm ngọt ngào, xuyến xao. Hoa phượng đỏ đã tàn dần theo thời gian cũng tựa như trái tim ai đó đã thôi chảy máu.

Rừng sim khoác lên mình một màu tím biếc, tôi và Hoàng thong dong cùng nhau đón hoàng hôn sau mỗi ngày tan trường. Hoàng đàn và hát cho tôi nghe những khúc ca mà anh sáng tác, nơi này thêm một lần nữa chứng kiến chuyện tình yêu. Hoàng thay chú Ngạn hái chà là cho tôi, cùng tôi vác cần đi câu ở suối Lá, bàn chân tôi từ ngày ấy song song có một bàn chân kề cạnh. Chắc hẳn thượng đế đã nhủ lòng thương tôi mà bù đắp cho cuộc đời này thêm một người đàn ông vào khắc tuổi đời chớm bước qua ngưỡng thanh xuân.

- Hoàng, anh có nhìn thấy em không?

Tôi nấp sau những bụi chà là kế bên Hoàng để cho anh tìm kiếm. Mỗi lần Hoàng không tìm được, tôi ló đầu ra từ bụi cây cười ngặt nghẽo. Tôi cùng Hoàng chơi những trò thuở bé năm xưa mà tôi đã từng chơi cùng chú Ngạn, tôi biết rằng lòng tôi vẫn còn đang nhớ chú nhưng tôi cũng biết rằng giữa tôi và Hoàng đã nảy nở một thứ tình cảm khó gọi tên. Mối nhân duyên giữa tôi và Hoàng tới một cách thật kì lạ, tôi đã đi tìm hình của bóng chú Ngạn trong con người này suốt mấy tháng qua. Phút ban đầu Hoàng khiến tôi có cảm giác rất quen thuộc, tôi đã từng có ý định dùng Hoàng để lấp đầy vết thương mà chú Ngạn đã để lại trong lòng. Nhưng thời gian trôi qua, càng tìm càng không thấy giống, Hoàng là duy nhất và tôi cũng không thể ích kỉ chữa lành nỗi đau của mình bằng tấm lòng của người khác, vì chỉ có bản thân mới biết rằng mình đang đau đớn ở chốn nào.

- Trà Long, em ở đâu đó, anh tìm hoài không ra.

Không giống chú Ngạn, Hoàng không bao giờ dọa nạt sẽ bỏ tôi lại một mình, anh sẽ đi tìm tôi tới bao giờ tôi chịu ló mặt ra. Lòng đang thầm nghĩ tôi vô tình khua ngón tay vô bụi chà là, một giọt máu đỏ chảy từ ngón tay rơi thấm nền đất nâu.

- Ui cha, tay em chảy máu rồi.

Hoàng hớt hải chạy tới, ngó nghiêng xem tay tôi chảy máu ở đâu, rồi lôi từ trong túi quần ra một tấm khăn trắng, quấn vết thương lại giúp tôi. Tôi cười tươi, nói nhỏ:

- Hông có sao đâu, từ bé tới giờ em bị chà là đâm không biết bao nhiêu lần rồi.

Nếu là chú Ngạn, chú sẽ ngậm chặt lấy ngón tay tôi cho tới khi nào máu ngừng chảy. Nhưng Hoàng lại khác, anh băng bó vết thương cho tôi rồi ân cần nói:

- Cẩn thận không nhiễm trùng đó.

Mắt trời đi ngang qua khu rừng, vệt nắng đổ dài trên bờ vai vững chãi của Hoàng. Gió ngưng thổi lá cây ngưng xào xạc, chim muông trong rừng ngưng cất tiếng véo von, tất cả im bặt chờ đợi một điều kì diệu nào đó sắp tới trong phút chốc. Bỗng Hoàng nắm chặt lấy tay tôi, tay tôi run rẩy trong bàn tay anh run rẩy. Anh cúi xuống hôn tôi mang theo bao hồi ức tươi đẹp nhất, đôi môi tôi hòa vào tình yêu anh như cháy bỏng, mắt nhắm nghiền miên man và con tim đang reo lên vì hạnh phúc.

Chú Ngạn ơi, chú về với cháu rồi đấy ư? Cháu đã ở lại Đo Đo để đợi chú và hy vọng chú quay về. Nhưng chú Ngạn ơi, hôm nay cháu đã thật sự yêu. Tình yêu cháu dành cho Hoàng không phải là sự nối dài của sợi dây tình ái cháu dành cho chú, tình yêu của cháu dành cho Hoàng bao trùm lên tình thương cảm cháu dành cho chú năm xưa. Chú Ngạn ơi cháu sẽ không khóc nữa, vì Hoàng đã bên cạnh chăm sóc cháu thay cho chú rồi, chú Ngạn ơi.

- Hoàng! Trà Long yêu anh.

Tác giả: Dưa
Thêm
Mối tình Trà Long (Ngoại truyện Mắt biếc)
676
3
0
Kỉ niệm là báu vật đời người.

Ai bảo dĩ vãng chỉ đẹp nhưng không có ích? Ai bảo những rạn vỡ ngày xưa chỉ để nuôi giọt nước mắt cay đắng con người? Ai bảo chuyện qua rồi thì đừng nên nhắc lại? Hay là họ sợ? Họ không dám đối mặt với cuộc chơi…Họ xem quá khứ là cô nàng kĩ nữ, yêu thương nhau trong một sớm một tàn. Rồi đi.

Chuyện luân lí trên đời không ai không tỏ. Nếu nhắc lại, thành ra nó nhàm. Nếu mặc sức quên đi, nó cũng thành những luân lí mới.
Tôi có phần ngược ngạo.

Ngày rời làng Đo Đo, phải chi tôi nhìn em với tất thảy giọt buồn thì lòng không còn âu sầu chi thêm nữa. Nhưng tôi chọn cách ra đi không một lời từ biệt. Thứ còn sót lại sau chừng ấy năm dài là bức thư tay. Mà thư tay thì có ai hay? Tình mình trên thư ít quá, chữ mình cũng có đẹp gì đâu, giấy mình gửi em chỉ là trang giấy nhỏ…Ai có đong tình, đếm thương, cân nhớ, có lẽ họ sẽ phủ phàng rằng: Thằng Ngạn nó có để Hà Lan vào trái tim của nó. Toàn là những ảo tưởng trong kí ức vội xếp thành hàng, đến khi đau chân mỏi gối, nó rời hàng đi đâu. Sao mà kiểm soát!

Nhưng tôi biết em đến bây giờ vẫn còn gìn giữ. Em xem lá thư ấy như người ta trân quý những thứ ngàn vàng. Tôi thấy đẹp nhất là thứ tình ban sơ. Tụi trẻ e thẹn dưới bóng hoàng lan khi được người yêu cho biết vị ngọt hơn đường. Tụi nó làm gì thơ thẩn như mình, cầm cây đàn rong chơi suốt những mùa gió nổi. Ngày tươi xanh ấy, đã đượm vào hồn của tôi.

Nhưng tôi cũng biết, tình đẹp chóng tàn, tình nồng vội tan. Người ta cằn cỗi là khi họ nhận ra tình yêu không chỉ có trái tim bản năng con người. Nó còn là trách nhiệm, sự chịu đựng, vì nhau. Cái Hồng rũ bỏ tất cả công việc ở Huế, em theo tôi vào Quy Nhơn bắt đầu cuộc sống mới. Tôi vẫn làm một anh giáo, em ở nhà nội trợ và dạy kèm cho lũ nhỏ cấp 3. Mấy đứa ở thành phố tính ra cũng dễ hiểu, không cứng đầu như Trà Long. Năm năm nay, đây là lần đầu tiên tôi dám nhớ về những con người ở làng Đo Đo quen thuộc. Và Hồng có bảo với tôi rằng:” Tết này về thăm quê chớ? Anh không thấy nhớ gì sao?”. Em thừa biết rằng người đàn ông nào không đau đáu về người tình của anh. Người tôi nghĩ đến đầu tiên là cô gái nhỏ Trà Long, con bé dễ thương và trong sáng như mẹ của nó. Người tình bé nhỏ ấy cũng cho tôi một bài học lúc trưởng thành:Không phải cứ yêu là đợi cứ thương là chờ, đôi khi mình phải biết ai là người trăm năm phù hợp, ai đang bên mình và ai đang mong mình hạnh phúc. Người thứ hai tôi muốn ghé thăm là em, Hà Lan. Cả hai ta của 5 năm về trước, đều trốn tránh thực tại, có ai chịu nhìn nhau để nói hết thực lòng. Ta của bây giờ, đều yêu nhau theo cách một đôi tri kỉ đã gắn bó quá nửa đời người. Ta có trong nhau khoảng trời thơ ấu. Ta cũng có những tình yêu riêng, là bản thân, con cái và gia đình.

Thời gian trong xanh như đôi mắt biếc, nó đẹp nhưng buồn. Hồng có tâm sự với tôi, em bảo hơi ghen tị về tình yêu tôi dành cho” mắt biếc”. Mà đâu biết rằng “mắt biếc” chính là những kỉ niệm, những tổn thương, hạnh phúc. Mắt biếc trong tôi có Hà Lan, Trà Long, làng Đo Đo và chuyến tàu hôm chủ nhật. “+Mắt biếc” bây giờ là Hồng, người vợ của tôi. Tôi và em đã đi qua hết buồn vui tại đây. Cũng thầm biết ơn vùng trời Quy Nhơn đã cho tôi và em tựa đầu. Để những lúc ngỡ rằng mình tuyệt vọng nhất, mình không thể chôn chân, mình thèm cái làng Đo Đo ấy thì Quy Nhơn vẫn yêu thương và níu giữ. Đâu chỉ có tình người là sản vật, tình quê, tình đất cũng đắm đuối trong khoảng kí ức tâm hồn.

Trà Long nó cũng giỏi giấu. Yêu anh nào tận 5 năm, đến lúc gửi thiệp hồng cho chú nó mới biết con bé đã lớn khôn. Giận trong lòng vì không cùng nó san sẽ những thắc mắc tuổi lứa đôi. Nhưng lúc này, thấy lòng mình vui sướng. Những người thân yêu của mình, ai cũng có hạnh phúc, ai cũng có tình yêu. Mà ngày trước, mình tìm đến nó lỡ nhịp cung đàn, nên đành phải chờ, chờ một chuyến xa xôi.

Chuyến tàu hôm nay rời ga sớm. Chắc nó nôn lòng như vị khách của nó muốn được quay về thăm hỏi chốn xưa.
Mắt người rồi sẽ mờ phai. Đôi “mắt biếc” trong kho tàng kí ức vẫn còn đó, đeo đuổi người ta hết suốt cuộc đời. Dễ gì mờ, dễ gì phai, dễ gì không đi cùng ta hết năm dài tháng rộng. Tôi tin là như thế.

Hồng khẽ chạm vai tôi:” Anh, tới Đo Đo rồi”

Tôi để kí ức đi chơi, tôi vui với những ngày sau này, những ngày không còn trong kí ức…
Thêm
  • Like
Reactions: Phong Cầm
2K
1
1

Viet Phong

Du Mục Số
28/8/19
66
45
17,999
39
Vietnam
dumucso.vn
Xu
0
sáng tác Sáng tác ngoại truyện
Tiêu đề có 2 từ "sáng tác" để làm gì vậy bạn??

Và cũng không có tag cho bài nữa. Tag là từ khoá, cụm từ phải có trong bài bạn nhé.

5562
 
Ngoại truyện: Chuyện người con gái Nam Xương - Cuộc sống thiếu mẹ từ góc nhìn bé Đản (Giờ đã lớn khôn)

Lúc Đản đã lớn, trở thành một chàng trai mười lăm tuổi cao lớn, rắn rỏi, Đản vẫn không nguôi ngoai về câu chuyện của mẹ cậu năm xưa. Từ lúc lọt lòng, sớm tối đều bên mẹ. Mẹ của Đản luôn dịu dàng luôn ôm ấp, chở che, quạt gió, hát ru cậu trong những đêm hè. Thế mà, một ngày nọ, mẹ đi mãi không về. Lúc ấy, Đản còn nhỏ, chỉ biết khóc khi nhớ mẹ, cậu khóc tới khàn cổ, khóc tê tâm phế liệt, tới mức bà Dậu nhà bên cũng phải chạy sang ôm cậu vào lòng mà khóc theo, mà mẹ vẫn nãi không xuất hiện. Mẹ bỏ Đản rồi ư? Khi lớn thêm chút, dù chẳng ai nói rõ với Đản năm ấy xảy ra chuyện gì, vì sao mẹ biến mất, nhưng cậu đã nghe ngóng người ta nói mà đoán được tám, chín phần.

“Nhìn này, nó là con trai Trương sinh đó, mẹ chết con còn bé tí tội nghiệp chưa?”

“Mày có nhớ mẹ không con? Mẹ mày chết rồi, bỏ con cái bơ vơ, khốn nạn thế không biết”

“Nghe bảo mẹ nó mất nết bị chồng ghen, đánh chửi nhục quá nên đầm sông phỏng?” – “Không phải đâu, tôi nghe bà Dần gần nhà nói họ Trương đó đi xa về, chẳng biết sao nghe con nói thế nào lại ghen bóng ghen gió, đánh đập nhục nhã vợ, ai ngăn cũng không nghe,
Vũ nương oan quá, nhục quá nhảy sông Hoàng Giang”

Cũng có người thương xót nó, gọi nó lại cho cái bánh kẹo, dúi cho nó quả chuối quả na, rồi bảo nó tội nghiệp. Nó chả biết đầm sông tự tử là gì, hư nết là gì. Thế rồi, những thứ đó như ám ảnh theo nó tới khi nó lớn. Nó ngây thơ hỏi bà, hỏi bố, hỏi những người nó biết:

“Hư thân là gì hả bố?”

“Mẹ đi đầm sông là đi đâu hả bà?”


Không ai trả lời cậu, chỉ thở dài thườn thượt, xoa đầu cậu rồi quay đi. Lúc Đản hiểu hết, cậu luôn áy náy trong lòng. Phải chăng mình không nói những câu ngu xuẩn kia thì mẹ không phải chịu oan khuất nhường ấy. Ôi, giá như Đản không đòi bố, giá như năm ấy Đản thôi ngốc nghếch để nhận ra làm gì có người cha nào giống cái bóng chẳng biết nói năng, chẳng có mặt mũi mà cậu vẫn một lòng coi đó là cha mình. Mẹ của Đản, lúc nuôi con một mình chờ ngày chồng về, đã vừa làm mẹ, vừa làm cha, cực khổ không kêu, mệt mỏi không bỏ. Càng nghĩ lòng Đản càng thắt lại. Đản càng chú ý hơn đến những người phụ nữ quanh mình, giúp đỡ, tôn trọng họ hơn. Có lẽ bởi vậy, có người nói cậu ẻo lả chẳng được tích sự gì. Đàn ông phải làm chủ gia đình, phải có công danh, gánh vác việc lớn, còn đàn bà thì chẳng được tích sự gì, đàn bà là giống tiểu nhân, chỉ đứng sau phụ việc. Than ôi, công danh để làm gì khi vợ con còn khổ, làm chủ gia đình làm gì khi không giúp đỡ một việc gì trong nhà, chỉ ở đó quát nạt, mắng nhiếc chứng tỏ địa vị, dùng vũ lực với người yếu thế, cả đời chờ đợi cái thứ gọi là công danh rạng danh dòng tộc, phù phiếm biết bao. Đản chẳng màng, cũng không để ý lời người đồn đoán.

5544

(Ảnh minh họa: Vũ nương nuôi con một mình chờ ngày chồng về)

Mấy hôm trước, Đản có nghe chuyện Đỗ nương làng bên, bị đồn hư thân, vụng trộm với Vinh đồ tể, chẳng biết là thật hay hư, nhưng dòng họ bên chồng, dòng họ Đỗ đều quyết định cạo đầu Đỗ nương, cho vào lồng heo thả trôi dòng. Vinh đồ tể sau đó cũng bị đánh một trận bầm dập mặt mày. Đản có tình cờ gặp lão đang say khướt, nói chuyện với ông chủ ở quán nhậu, chẳng biết ông chủ có nghe cậu nói hay không, nhưng có lẽ lão chỉ muốn giãi bày nói ra. Chuyện với Đỗ nương, lão với thị oan lắm, giá như lão không ghẹo thị cười, không trêu đùa tặng thị thêm xắt mỡ khi thị mua khúc dồi, bị người ta nhìn thấy người ta đồn đoán chắc thị cũng không cần chết. Đỗ nương bị giết chết, lão luôn ám ảnh nhiều ngày chưa nguôi. Ánh mắt hằn tơ máu, tóc rũ rượi bù xù, miệng bịt giẻ không cho thị giải thích lấy một lời. Thị mấy hôm trước lão gặp, còn là thiếu phụ xinh đẹp thướt tha, có hơi hay xấu hổ làm người ta muốn ghẹo câu cho thị cười. Vậy mà nay… không nhịn được lão khóc nấc lên, mạng người sao rẻ rúng quá.

Còn chồng Đỗ nương thì sau đó nhanh chóng mời bà mối đi hỏi vợ khác, đến mồ mả không làm cho vợ cũ. Nghe mà nguội lạnh trong lòng. Có phải mẹ cậu ngày đó không đầm sông, thì cái kết cũng chẳng khác Đỗ nương là bao?

Từ khi hiểu chuyện, Đản sinh lòng giận cha, giận mình, ngày càng ít nói hơn. Đản thường ngẩn ngơ nhìn xa xăm. Đản sang làng bên hỏi chuyện Linh Phi, người làm nghề chèo đò mà tích nhiều công đức nên được thần trả ơn. Sau khi được thần cứu nạn, Linh Phi kể với mọi người trong làng, dân làng càng tin, càng thờ phượng thần, lập miếu bên sông thờ thần. Cũng nhờ ông mà mẹ Đản được bà, được bố lập đàn giải oan, nhưng sau bao năm, nỗi đau trong lòng cậu chẳng thể nguôi. Sau những buổi học chữ thầy Nho, Đản thường không ở nhà mà ra bến sông ngồi nhìn dòng nước xiết, nhặt cá, cua, rùa, ốc mắc cạn mà thả chúng. Đản ăn chay, tích đức, cúng chùa quét miếu, hi vọng một ngày được thần nhìn thấy tấm lòng của cậu mà ban ơn phước cho cậu được gặp lại mẹ.

Tháng năm dần trôi, bố Đản đã lấy thêm vợ, Đản có thêm em. Cậu cảm thấy sống một cuộc sống mà không cách nào hòa nhập vào trong đó, giống như một lữ khách lang thang trên đường tìm đích đến của mình, chỉ tạm dừng chân nơi đây. Trương sinh luôn cảm thấy có lỗi với đứa con trai cả, ngoài dốc lòng nuôi nấng, cũng không chửi đánh, không thể gần gũi thêm. Đản cảm thấy, cha mình đã vượt qua được tội lỗi trong lòng, tiếp nhận cuộc sống mới, nhưng với cậu, cuộc sống cứ bình đạm trôi qua mắt cậu giống bèo trôi theo dòng nước, không vui, không buồn. Đản chỉ vui khi cứu vớt được những sinh linh nhỏ, đọc kinh cầu siêu, thắp nén hương trầm cho Vũ nương, cho Đỗ thị và những người phụ nữ oan khuất.

Rồi một ngày, vẫn chiều chiều như thường ngày cậu đi ra bờ sông, thơ thẩn tìm tựa lưng vào cạnh miếu nhìn xuống dòng nước trôi. Chiều nay, lại có chuyện khác thường. Đản nhìn thấy một cô gái khóc lóc bên sông, thương tâm lắm, có lẽ đã gặp chuyện buồn, chuyện oan khuất trong cuộc sống. Chẳng biết cô gái khóc ở đấy tự bao giờ, nhìn mái tóc vấn cao, cài trâm, Đản đoán được cô gái đã có gia đình. Cô gái nức nở dường như không ngừng được, nàng lấy tay quệt ngang nước mắt, sau đó chậm rãi đứng lên, lại đứng sững ở đó hồi lâu, đột nhiên như quyết tâm điều gì, cô gái đi tới bên rìa sông, nhảy xuống.

Đản quan sát cô gái từng chút một, nhưng vẫn thấy đột ngột quá, chẳng hề suy nghĩ, Đản nhảy xuống bơi theo dòng nước siết. Sông Hoàng Giang nhìn rõ đôi bờ, nhưng bơi qua mới biết dòng sông rộng, nước siết biết mấy. Đản dùng hết sức bình sinh mà bơi đến chỗ cô gái, ngụp lặn kiếm tìm hồi lâu mới túm được cô gái. Đản chống chọi dòng nước, kéo thêm một người nặng theo mình, cố sức lắm mới kéo được vào bờ. Thở dốc, Đản nhìn cô gái trắng bệch gương mặt, chẳng biết còn sống không, Đản lại cõng nàng trên lưng, nặng nề đi theo hướng nhà thầy lang trong làng.

Cô gái ấy tên là Hoàng Nhan ở bên bờ bên kia sông, mới cưới chồng, một đám môn đăng hộ đối vừa lòng đẹp ý họ hàng đôi bên. Ấy thế mà sau đêm tân hôn, chồng nàng làm ầm ĩ lên là nàng thất tiết trước khi cưới, đêm tân hôn không có máu trinh. Cả họ hàng bên chồng kéo lê nàng trở về nhà mẹ đẻ trả con. Cô gái mới 15 tuổi, chẳng biết điều gì, cũng không hiểu tại sao mình không có máu trinh tiết như bao người khác. Từ nhỏ nàng đã được nuôi dạy cẩn thận, ngoan ngoãn có tiếng, cập kê tới, nàng trổ mã xinh đẹp yêu kiều, lại con nhà gia giáo, nhiều bà mối tới cửa làm mai. Nếu ông trời có mắt, sao nàng lại phải chịu nỗi oan khuất này. Nàng muốn hỏi các Ngài lí do. Được người cứu sống, nàng cũng chẳng biết nên vui hay nên buồn.

Đản nhìn cô gái, cô gái nhìn Đản, hai người nhìn nhau chẳng nói gì, từ ánh mắt trống rỗng của nàng, tương lai mờ mịt, chẳng biết đi đâu về đâu bây giờ. Đản quay đi, tựa lưng bên hiên cửa, ngước mắt nhìn trời. Cậu cũng muốn hỏi ý tứ của thần tại sao?

Đêm hôm đó, Đản mơ thấy mẹ của mình. Sau bao năm tháng, Vũ nương vẫn trẻ, vẫn đẹp như thế. Chỉ khác là, người mẹ đôn hậu, dịu dàng của Đản, giờ cài trâm ngọc rực rỡ, quý phái vô cùng. Vẫn gương mặt ấy nhưng giống như được tăng thêm lớp hiệu ứng lung linh, khí chất khác biệt, không còn giống trí nhớ của cậu. Mẹ cậu thấy cậu, liền mỉm cười cất tiếng nói:

“Là Đản, đứa con trần gian gắn bó với xác thịt của ta đấy ư?”


Đản ngơ ngác, đứng yên không nói.

“Có lẽ, con không biết, thân xác của ta đã làm mồi cho cá tôm, linh hồn ta trở lại nơi thủy cung này, trở thành tiên nữ dưới thủy cung. Con hãy sống cuộc sống tự do của mình đi, nương ở đây tốt lắm, trải qua sinh tử, trải qua kiếp nạn, cái ta lo lắng cũng chỉ còn có con. Nay ta thấy con lớn khôn, lại làm nhiều điều thiện đức, mai sau có lẽ sẽ được phúc phận quan thầy không kém. Ta mừng vui lắm. Hãy trở về và đừng lưu luyến chuyện năm xưa nữa. Nương đi đây”

Nói rồi, Vũ nương biến mất, Đản chợt tỉnh mộng, hẳn là mẹ báo mộng cho Đản, mọi thứ hiện ra rõ mồn một trong đầu cậu. Đản thấy lòng nhẹ hẳn. Cậu lại nhớ tới cô gái mình cứu hôm qua, vội chỉnh tề mũ áo qua nhà thầy lang xem. Tiếc là, ngay trong đêm cô đã đi mất, chỉ để lại lá thư cám ơn cho Đản và thầy lang, ơn nghĩa này suốt đời nàng không quên.

Cầm lá thư sững người hồi lâu, người con gái ấy một thân một mình biết đi về đâu, về nhà liệu nàng có được dung chứa, đi nơi khác cũng có chỗ dung thân. Rồi chính cậu cũng chẳng biết, nếu đuổi theo nàng, tìm được nàng, cậu có thể làm gì để giúp nàng, để thay đổi. Chẳng thể làm gì. Đản cáo biệt thầy lang rồi đi về. Chân cậu lại không dừng ở nhà, mà lững thững bước về phía ngôi chùa cũ. Cậu bước vào chùa, quỳ xuống dưới chân tượng Phật, cúi đầu.

Tác giả: Phong Cầm - Văn học trẻ bài viết
Thêm
Ngoại truyện Người con gái Nam Xương - Cuộc sống thiếu mẹ
  • Like
Reactions: Viet Phong
523
1
0
Chị Dậu chạy trên cánh đồng giữa đêm đen mưa gió, bão bùng. Sấm chớp xé rạch ngang trời đinh tai, nhức óc. Chị không dám ngoái cổ nhìn lại phía sau và cũng không dám đứng lại nữa. Gió cứ giật và mưa trút xuống, sấm chớp đì đoàng tưởng như sẽ gieo mình nơi hoang vắng. Chị chạy chầm chậm lại nhưng cứ sợ quan cụ hiện ra trước mặt. Chị hoảng hốt chạy tiếp và dường như có ma đang đuổi sau mình thì phải. Chị cố gắng chạy nhưng tiếng của lão quan cụ ấy vẳng vẳng bên tai “ Đào ơi…ơi…ơi… chờ tao với…ơi…ơi…với…với..với…”. Chị lấy lại sức bình sinh, lên thế chuẩn bị đối phó lại với lão nếu lão đuổi theo. Lúc này, chị nghĩ lại cái cảnh bọn nhà cường hào lí trưởng kéo vào nhà bắt chồng chị lên nhốt trên sân đình vì không nộp thuế. Chị dừng lại nói trong vô hư:

- Mày lại đây! Bà cho mày xem! Mày già rồi nhá!

Nhưng đang chuẩn bị cho việc ẩu đả với lão quan cụ thì chị nghe Bà Đất hỏi:

- Này mẹ đĩ Dậu, sao tối tăm thế này mà lại quanh quẩn nơi đồng không mông quạnh thế kia?

Chị Dậu giật thót người quay lại, tưởng quan cụ hiện hình:

- Mày lại đây, lại đây…bà cho mày xem!

Bà Đất run lên miệng lắp bắp:

- Ơ! Sao lại gọi bà là mày? Bà Đất thổ địa ở đây mà!

Chị Dậu quát lớn:

- Không đất với đai gì hết. Cút ngay không tao giáng cho một trận nghe! Đời bà khổ lắm rồi! Con cái thì bị bán đi. Chồng thì ở nhà trông hai đứa nhỏ, không biết giờ này ra sao? Cút…

Chị Dậu thở hổn hển và lấy lại bình tĩnh rồi ngộ ra trước mặt mình là một bà hiền hậu, vui vẻ. Bà Đất tâm sự với chị Dậu hồi lâu trong đêm rồi đưa chị vào lùm cây bên đường bảo chị ngủ đi chờ trời sáng thì khắc biết.

Chị Dậu không còn vội vàng chạy nữa mà ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Trong giấc mơ, chị mơ thấy cái Tý đã lớn khôn và được trở về đoàn tụ với gia đình, mẹ con rau cháo có nhau sau bao nhiêu năm trời đi ở đợ cho Nghị Quế. Cái Tý bước vào nhà với vẻ như một thiếu nữ, tóc dài đen mun, nhoẻn cười chào mẹ, cha:

Thầy, u ơi! Con được về với thầy u và các em rồi này!

Dần ơi, cái Tĩu ơi! Chị về với các em rồi này, bao nhiêu năm xa các em, chị nhớ lắm! Kẹo Hải Hà chị mua này, các em ăn đi! Đừng ăn rễ khoai lang nữa! Ăn đi rồi chị kể cho các em sao mà chị về được với các em nhé!

Thằng Dần đã lớn, ngạc nhiên không nhận ra chị Tý hồi còn nhỏ. Nó đứng tần ngần hồi lâu rồi mới nhớ lại:

- Chị Tý của em đây ư? Sao chị đẹp quá vậy? Vào nhà đi chị. Nhà mình thầy u không còn khốn khó như trước nữa. Hồi chị đi, cái Tĩu còn đang bú mẹ, giờ nó lớn rồi này chị.

Cái Tĩu chẳng hiểu gì cứ lén lút nhìn chị Tý rồi lại quay sang nhìn anh Dần. Vẻ e thẹn không dám lại lại chị Tý.

Cái Tý nhìn cha mẹ vỗ về:

- Thầy u ơi! Con mua cho thầy u bộ quần áo đẹp này, bỏ mấy bộ quần áo rách đó đi. U ơi! Bỏ cái mê nón rách đi! Con mua cho u cái nón bài thơ xứ Huế bán ở chợ Rồng Nam Định đấy, đẹp u nhỉ?

Chị Dậu đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Và tự hỏi:

- Tý à! Sao con mua cho thầy u và các em nhiều thế? Chứ đồ đạc sắm sửa cho con đâu?

Cái Tý liến thoắng:

- Thầy u đừng lo cho con. Hồi còn ở đợ cho nhà Nghị Quế con làm siêng năng được ông Nghị thương mỗi tháng cho hai cắc bạc, con dành dụm lại để ngày nào đó về để mua quà cho thầy u và các em. Thế là con sung sướng hẳn ra thầy u ạ!

Chị Dậu lo lắng:

- Ông thương con và cho con như vầy chứ bà có biết không? Hôm u mang con với đàn chó đi bán, bà Nghị bủn xỉn nói te tát vào mặt u “tiền tao có phải vỏ hến đâu mà bỏ ra cho mày. Thấy bở đào mãi” rồi nguýt cho một cái rõ dài, con có nghe đấy là gì?

Cái Tý phân bua:

- Bà vậy đấy, lúc nào cũng choang choác nhưng chẳng biết chữ gì đâu u. Thất học y như mình thôi. Cứ người ta mua gì viết vào giấy là bó tay à. Nói một thành mười cũng có hay đâu.

Hai mẹ con tranh luận về những món đồ cao sang ấy, anh Dậu thấy vậy liền thêm vào:

- Con có lấy trộm của ông bà Nghị gì không? Nếu có thì nói với u mang trả đi con kẻo mang vạ vào thân. Người nhà cường hào lí trưởng lại lao vào bắt bớ thì nguy con ạ!

Cái Tý quả quyết:

- Không có mà! Thầy u yên tâm đi! Con đã khôn lớn rồi, ít nhiều con cũng hiểu đời một chút chứ!

Chị Dậu thấy con cứ khăng khăng là không có chuyện làm xấu nên rất yên tâm và tin tưởng. Cái Tý chìa ra số tiền dành dụm trong cái dãi quần cho thầy u thấy rồi hỏi xem còn nợ ai thì mang đi giả hết.

Từ khi cái Tý về, gia đình chị Dậu vui vẻ hẳn lên. Nhà cửa sửa sang lại và cuộc sống thay đổi nhiều. Gia đình vui vẻ quây quần bên nhau…Anh Dậu như khỏe hẳn ra…

Bỗng tiếng sét gầm vang loãng trong không gian tĩnh mịch, chị Dậu thức giấc thì trời vẫn tối đen như mực. Bà Đất hiền từ hồi nãy không biết đã đi đâu, chị gọi trong vô vọng:

- Bà Đất ơi! Bà đâu rồi? Chờ cháu với..ơi..ới!

Bà Đất lại hiện lên:

- Bà đây! Bà đây! Cháu ngủ có ngon không?

Chị Dậu thỏ thẻ:

- Bà ơi! Cháu cảm ơn bà nhiều lắm! Có bà mà cháu mới được giấc ngủ ngon lành nhưng…

Chị ngập ngừng, Bà Đất hoảng hốt:

- Nhưng sao hở cháu?

- Nhưng các con của cháu và chồng cháu đâu?

- Sao? Cháu mơ thấy gì mà ngạc nhiên thế?

- Cháu mơ thấy cái Tý nay đã lớn lắm rồi, mua cho cháu đủ thứ: nào là quần áo, cái nón bài thơ xứ Huế và mua bánh kẹo đắt tiền cho các em rồi còn khuyên các em đừng ăn rễ khoai lang nữa bà ạ!

Bà Đất thấy chị Dậu vui vẻ cũng vui lây. Rồi thúc giục:

- Trong giấc mơ, cháu mơ giấc mơ đẹp đấy! Mai này rồi cũng sẽ thành hiện thực thôi! Yên tâm đi, trời có mắt, đời người mà " Sông có khúc, người có lúc", lẽ nào mà nắm tay từ sáng đến tối!

Chị thấy Bà Đất nói cũng có lý. Mong một mai thì thêm tươi đời mới. Chị vui vẻ kể cho Bà Đất không sót một chi tiết nhỏ nào về chồng, thằng Dần, cái Tĩu đã không còn khổ sở như ngày xưa. Ai cũng đã đổi thay. Bà Đất an ủi:

- Đời mình khổ nhiều phải không cháu. Cháu mơ thấy cuộc đoàn tụ gia đình là có điềm lành đấy! Bà thiết nghĩ như vầy: Cánh đồng này, nơi bà và cháu đang tâm sự sao bà thấy ai cũng khổ thế cơ chứ. Nhiều khi Bà thương người nông dân lắm, trời chưa tỏ đất đã mò mẫm cày cấy đồng sâu. Rồi khi thu hoạch lúa lại chất đống vào nhà Nghị Quế. Nghe đâu, hai vợ chồng chẳng biết chữ gì mà là địa chủ nước ác chứ. Thôi! Mai này cuộc sống đỡ vất vả hơn như trong giấc mơ của cháu!

Bà an ủi:

- Mẹ đĩ Dậu ạ! Âu cũng là số phận! Đời này khốn khổ, đời sau ắt sẽ sung sướng hơn. Bà cháu mình gặp nhau ở đây là hạnh phúc lắm rồi. Trời sắp sáng rồi, bà phải về với đất.

Chị tự hỏi chính mình:

- Thì ra, nãy giờ mình được Bà Đất hiền lành cứu giúp.

Chị lại nghĩ về các con và chồng chị không biết giờ này có ngon giấc ngủ canh chầy hay đang mong chờ mình ngày nào trở lại để tháng ngày rau cháo bên nhau, chia sầu, chia tủi. Trời lại lất phất mưa. Chị gọi con thảng thốt một mình trong đêm:

- Tý con ơi! Giờ con ở nơi nao?

Nước mắt chị lại giàn giụa chảy trong mưa và gió thổi. Chị vuốt những giọt nước mưa chảy xuống mặt và bước trong đêm cứ hướng phía chân trời sang sáng mà đi, trời sáng ra cũng sẽ biết đường về với chồng, với con.

Chị bước đi tron đêm một mình, trời vẫn còn tối lắm. Trong bóng tối lờ mờ, chị nhìn rõ một cặp cò trắng lặn lội kiếm ăn. Chị liên tưởng đến bài ca dao “con cò” mà người nông dân hay hát ru con ngủ và bài ca dao này chị cũng đã từng hát ru các con chị: “À ơi… Con cò mà đi ăn đêm/Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao/Ông ơi! Ông vớt tôi nao/Tôi có lòng nào, tôi sẽ xáo măng/Có xáo thì xáo nước trong/Đừng xáo nước đục đau lòng cò….à à con”

Hình ảnh các con chị cứ hiện rõ trong suy nghĩ, thương cái Tý còn bé mà phải chịu cảnh cơ cực “đi ở đợ” cho địa chủ để cho cha mẹ trả nợ. Ông trời ơi! Bất công quá đi thôi! Tý ơi, u có tội với con nhiều lắm! Mới 10 tuổi đầu mà phải chịu cảnh cơ cực đi làm tôi mọi cho người ta. Thương thằng Dần khi bán cái Tý đi mà van xin: Thầy u ơi đừng bán chị Tý đi để cho chị ở nhà chơi với con và em con! Nghe mà thương, mà xót. Bức bách chị phải nhắm mắt để bán con. Văng vẳng bên tai chị tiếng van xin của cái Tý:

- Con lạy thầy, con lạy u. Thầy u đừng bán con đi tội nghiệp. Thầy u để con ở nhà chơi với em con.

Càng nghĩ, chị càng đau đớn. Cuộc sống đói nghèo vương vào cuộc đời chị để rồi chị phải rẽ sang “ ngã đời” đi ở vú theo lời dụ dỗ của người khác cho đến hôm nay bước ra vẫn chưa hết cái vòng luẩn quẩn ấy.

Trời sáng hẳn, mưa tạnh. Phía chân trời đông, mặt trời hé sáng. Chị mệt mỏi, thất thểu đi một mình về phía xóm làng xa, nơi ấy chồng con chị đang đứng đợi ở đấy. Người dân làng yêu dấu đang chờ đón một ngày mới an lành, cuộc sống đủ đầy trong tương lai.

Chuyện một thời đã qua đọng mãi cho tới bây giờ mỗi khi đọc lại. Ôi! Thương…

Bài của Phùng Văn Định
Ảnh minh họa từ Internet.jpg

(Chị Dậu. Ảnh sưu tầm từ internet)
Thêm
Ngoại truyện: Chị Dậu mơ thấy các con
824
4
4

Trang cá nhân

“Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Truyện này tớ đăng đầu tiên ở Wattpad (khi ấy học lớp tám), giờ đọc lại thấy sến thật sự nhưng khi tớ cho chị họ xem bản thảo thì chị ấy lại khen hay. Tớ cũng nhen nhóm ý định phát triển bộ này thành truyện dài luôn nhưng mà hồi ấy tớ chưa đủ thời gian, đến giờ thì bản thân lại không theo kịp cảm xúc khi ấy.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau
"Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa."
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Thìn 2024!
An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý~
Trò chuyện trực tiếp
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. Thích Văn Học @ Thích Văn Học:
    Hiện tại không có giá trị qui đổi gì em nhé
Top