Hướng dẫn "Ánh trăng" (Nguyễn Duy) - Ý nghĩa nhan đề

Hướng dẫn "Ánh trăng" (Nguyễn Duy) - Ý nghĩa nhan đề

Trăng - hình ảnh giản dị mà quen thuộc, trong sáng và trữ tình. Trăng đã trở thành đề tài thường xuyên xuất hiện trên những trang thơ của các thi sĩ qua bao thời đại. Nếu như “Tĩnh dạ tứ” của Lí Bạch tả cảnh đêm trăng sáng tuyệt đẹp gợi lên nỗi niềm nhớ quê hương, “Vọng nguyệt” của Hồ Chí Minh thể hiện tâm hồn lạc quan, phong thái ung dung và lòng yêu thiên nhiên tha thiết của Bác thì đến với bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, chúng ta bắt gặp hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lí sâu sắc. Đó chính là đạo lí “uống nước nhớ nguồn”.

5256


“Ánh trăng” là một nhan đề đa nghĩa. Hãy phân tích

- Chúng ta đã từng biết đến vầng trăng nhớ cố hương của tiên thi Lý Bạch, từng rung cảm trước vẻ đẹp của ánh trăng - người bạn tri âm với người tù cộng sản Hồ Chí Minh (Vọng nguyệt- Nhật kí trong tù). Và với bài thơ "Ánh trăng", Nguyễn Duy đã làm phong phú và giàu có thêm vẻ đẹp cũng như ý nghĩa của vầng trăng đã quen thuộc từ ngàn đời.

+ Trước hết, ánh trăng của Nguyễn Duy là hình ảnh đẹp của thiên nhiên với tất cả những gì là thi vị, gần gũi, hồn nhiên, tươi mát. Trong hai khổ thơ đầu, vầng trăng hiện ra trong không gian của ruộng đồng, sông biển, núi rừng. Đó là vầng trăng của “hồi nhỏ sống với đồng”, Ánh trăng gắn với tuổi ấu thơ của tác giả (d/c). Vầng trăng ấy hồn nhiên như cuộc sống, như đất trời (d/c)

+ Nhưng nếu chỉ có vậy, ánh trăng của Nguyễn Duy sẽ lẫn với vô vàn ánh trăng khác trong thơ ca hiện đại. Cũng giống như trăng của người bạn tù, vầng trăng của Nguyễn Duy đã thành “tri kỉ”- người bạn tình nghĩa. Ánh trăng thời chiến như chia sẻ những thử thách của chiến tranh, như cùng nhà thơ và đồng đội trải qua những kỉ niệm của thời “ở rừng”. Vầng trăng tri kỉ, vầng trăng tình nghĩa ấy: dấu ấn của một thời gian khó: “ngỡ không bao giờ quên”.

+ Nhưng nhan đề “Ánh trăng” còn thực sự sâu sắc, ý nghĩa bởi vầng trăng ấy còn là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình - kí ức gắn với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước cam go mà hào hùng. Cuộc sống hoà bình “ánh điện cửa gương, buyn đinh” đã khiến cho nhà thơ nhìn ánh trăng như một “người dưng qua đường”. Con người từng một thời chiến đấu, từng ngang dọc trên nhiều chiến trường đã có lúc như lãng quên quá khứ. Nhưng rồi thình lình đèn điện tắt….: “đột ngột vầng trăng tròn”. Vầng trăng ấy đã đánh thức kí ức của tác giả, của thế hệ trẻ Việt Nam trong những ngày đánh Mĩ, thắng Mĩ.

Kết luận: “Ánh trăng” lặng lẽ toả sáng trong bài thơ hay lặng lẽ như lời nhắc nhở giản dị mà sâu lắng: không được phép lãng quên quá khứ, có những thử thách, những hi sinh, những tổn thất thời đánh Mĩ ác liệt mới có cuộc sống hoà bình ngày hôm nay.
 
Từ khóa
ánh trăng nguyễn duy nhan đề
514
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top