Chia Sẻ Bài thơ: Ánh trăng (Nguyễn Duy)

Chia Sẻ  Bài thơ: Ánh trăng (Nguyễn Duy)

“Ánh trăng” (Nguyễn Duy) như một lời tự nhắc về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc củng cố người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn” ân nghĩa, thủy chung cùng quá khứ.

Chúng mình cùng nhau đọc lại bài thơ “Ánh trăng” (Nguyễn Duy) nhé!

5322

ÁNH TRĂNG

(Nguyễn Duy)


"Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ

Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa

Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường

Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình."

TP. Hồ Chí Minh, 1978

Nguồn:
1. Nguyễn Duy, Ánh trăng, NXB Tác phẩm mới, 1984
2. Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1995

Đọc xong bài thơ “Ánh trăng” (Nguyễn Duy) bạn có những cảm nhận nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!
 
Từ khóa Từ khóa
ánh trăng nguyễn duy trang
847
0
1
Trả lời
Bài thơ "Ánh trăng" giống như một câu chuyện giàu chất thơ, đầy hiện thực đời sống. "Ánh trăng" giản đơn, nhẹ nhàng về câu chữ; tự nhiên thuần thục về kết cấu; bình dị, dễ hiểu về ý thơ mà vẫn đọng lại trong người đọc bao suy ngẫm xót xa.
 

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.