Trong xã hội ngày nay với rất nhiều bạn trẻ có khát vọng đổi đời, muốn mình phải là “người nổi bật nhất căn phòng”, một ý kiến đặt ra rằng “Chữa bệnh ngu quan trọng hơn chữa bệnh nghèo”.
Trước hết, ta nắm rõ khái niệm “bệnh ngu” và “bệnh nghèo” ở đây là gì. Phải chăng thực sự có “bệnh ngu”? Không phải như vậy, “bệnh ngu” là cách nói muốn chỉ những người thiếu hiểu biết trầm trọng về thế giới xung quanh, nói cách khác là khuyết điểm về tri thức và nhận thức. “Bệnh nghèo” thì sao? Đơn giản là sự thiếu thốn về vật chất. Còn “chữa” là làm lại, thậm chí thay đổi quy trình sao cho đúng đắn. Từ đó ta rút ra được thông điệp mà ý kiến muốn truyền tải: Khiếm khuyết tri thức của mỗi con người, dù lớn hay nhỏ đều cần phải được chú trọng bù đắp, đặt trên cái nghèo vật chất, của cải.
Chúng ta sinh ra, may mắn được hưởng mọi quyền lợi, sự kì diệu từ tạo hóa mang lại, được nhìn thấy ánh nắng đẹp đẽ từ phía mặt trời, từ bầu trời xanh thẳm nhưng cả quãng đời sau này lại phụ thuộc vào bản thân mỗi người. Tốt hay xấu, hạnh phúc hay khổ đau đều có thể xảy ra. Việc ngu muội có lẽ đáng lên án hơn việc nghèo khổ, bần cùng nơi xã hội
Bệnh ngu nếu không chữa trị thật sớm, phê phán hay dành sự quan tâm đặc biệt thì có thể dẫn đến đất nước suy vong, xã hội kém phát triển, nền văn minh đi xuống, trì trệ giữa thời buổi thế giới đang đi lên mạnh mẽ, khoa học hay nền công nghệ thông tin đi lên như vũ bão đầy nhanh chóng. Trên thực tế, bệnh nghèo có thể nỗ lực hơn mỗi ngày, có thể tiếp tục cố gắng chăm chỉ với hơn 100% sức lực của bản thân nhưng với bệnh ngu, người ta cứ mãi ở trong bóng tối không biết bản thân nên đi đường nào, phương hướng nào sẽ có ánh sáng. Điều ấy không khác gì con dao hai lưỡi tự dập tắt ngọn lửa bùng cháy sự sống và nhiệt huyết trong trái tim.
Chúng ta có thể ví sự ngu muội giống như một bãi bùn lầy trong khu rừng rậm rạp, nếu có ánh sáng như trái tim chàng dũng sĩ danko đã hy sinh vì dân tộc thì sẽ tìm thấy lối ra, còn ngược lại, con người buộc chấp nhận chết dần chết mòn trong đó, mãi mãi như thế ấy. Nhìn nhận một cách khách quan , bệnh nghèo chỉ là một trong số những vấn đề cấp thiết của đất nước. Người ta có thể nghèo nhưng họ đầy đủ nhận thức, tràn trề ý chí hay lối sống văn minh thì sớm hay muộn họ cũng có thể tự làm chủ cuộc đời mà mình bước đi. Còn bệnh ngu, khi lý trí, cách nhìn nhận xuống mức thấp nhất thậm chí là mức độ âm, tụt hậu với khoảng cách quá lớn , con người khó lòng mà sống , mà hội nhập với năm châu bốn bể.
Sự thiếu hiểu biết và nhận thức hạn hẹp về thế giới xung quanh gây ra sự thiếu thốn về vật chất. Vật chất tồn tại nhờ sự vận động của thế giới con người bao hàm vũ trụ. Vật chất thay đổi nhờ sự phát triển của con người, sự vật, và các hiện tượng. Và con người tạo ra hiện tượng để thay đổi quá trình biến chuyển của vật chất. Cho nên giá trị của vật chất thay đổi theo từng thời kỳ. Trong thời cổ đại, người dân trao đổi đồ dùng cần thiết cho người khác để nhận lại những gì mình muốn hoặc cần thiết. Con người vẫn đang ở trong thời kỳ phát triển về mặt nhận thức. Có thể thấy sự thay đổi về thời gian đã tác động tới nhận thức của con người. Vậy nên qua các thời kỳ hiện đại hơn, xã hội loài người đã phát triển và họ cần phương thức giao dịch ổn định thì họ đã chuyển qua tiền tệ. Thời tiền sử, các công việc lao động chân tay là thiết yếu, nhằm để tiếp tục sự sinh tồn của loài người. Các công việc chân tay, đánh bắt từng chiếm vị thế quan trọng hàng đầu của xã hội loài người. Theo các cuộc cách mạng xảy ra, nhu cầu sinh tồn của con người dần đi vào sự an toàn.Bộ óc, nhận thức của con người dần tiến hóa ( sự phát triển tự nhiên của loài người, cho tới giờ vẫn chưa có giải đáp tại sao con người lại có thể tiến hóa nhanh hơn các loài khác ), họ cho ra các sản phẩm, thành tựu. Từ đó tác động đến sự phát triển nhân loại, thành quả đã nâng nhân loại lên một bước tiến mới, giá trị lao động chân tay dần bị thế chỗ bởi giá trị của các thành tựu lớn. Sự ra đời của các thành tựu khoa học kĩ thuật đã thay đổi xã hội loài người. Các thành tựu đã đáp ứng được nhu cầu khám phá, hạnh phúc, và an toàn của loài người, con người tiếp tục bước phát triển tri thức. Tri thức đã trở thành sự cần thiết trong việc đổi mới nhân loại. Khi lao động chân tay không còn là quan trọng trong xã hội loài người, được thế chỗ bởi các sản phẩm công nghệ phục vụ nông nghiệp, sự lao động con người không được trọng dụng, và họ có thể bị thay thế bất kỳ lúc nào. Giá trị vật chất họ nhận lại cũng ít và ngược lại, khi lao động tri thức, có sự tác động tới sự tiến hóa nhân loại, giá trị vật chất họ nhận lại nhiều không có tri thức. Con người sẽ không thể tiến hóa và phát triển, vật chất sẽ không tồn tại để đáp ứng công sức đó. Như vậy, chữa bệnh ngu quan trọng hơn chữa bệnh nghèo bởi bệnh ngu là xuất phát sâu xa gây ra bệnh nghèo.
Chúng ta hãy thử làm một phép so sánh hình ảnh đất nước ngu dốt với một đất nước nghèo nàn sẽ như thế nào. Điển hình như Trung Hoa những năm 1919, sự mê muội lạc hậu đã ăn mòn sự sống người dân. Một không gian u mê tăm tối bao trùm cả không gian, quan hệ con người với con người là ăn thịt nhau. Bởi thế mà đẩy đất nước vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc, long đong suốt mười mấy năm trời. Khi có tiến bố về mặt tư tưởng, ánh sáng cách mạng, họ đã đứng dậy, không kể nghèo hay giàu sang, nổi dậy đấu tranh chính là điển hình cho việc chữa bệnh ngu sẽ có tác động lớn lao tới nhường nào
Một ví dụ khác cũng điển hình không kém về vấn đề bệnh ngu cướp mất cơ hội làm người, trở thành một công dân tốt, có ích cho toàn cầu. Những nạn nhân phong kiến, dấn thân vào con đường giới thượng lưu, dối trá như Xuân Tóc Đỏ - (Số đỏ- vũ trọng phụng) mất hết nhân tính tình người, cái cảm giác hạnh phúc với đạo , với chữ “ người” cao quý. Còn những người nghèo như chị Dậu, họ vẫn dám đứng lên đòi quyền sống, quyền tự do mưu cầu hạnh phúc, như Thị Nở dành cho Chí Phèo hương vị bát cháo hành đã đưa anh về với bến bờ cõi thiện lương. Họ nghèo nhưng họ được là con người, còn ngu dốt thì quyền hạn đó đâu có còn trong tầm kiểm soát của chính mình. Thật đáng buồn thay!
Câu chuyện ngụ ngôn “Con cá và cần câu” đã gửi gắm tới chúng ta thông điệp về suy nghĩ về cách sống. Chỉ đơn thuần cho người ăn xin con cá lúc đói, cho cần câu, kinh nghiệm câu để người ăn xin kiếm sống thì chưa chắc người ăn xin sẽ có cơm ăn áo mặc sau này. Cốt lõi là phải thay đổi được niềm tin mù quáng bấy lâu nay về số phận của mình của người ăn xin, rằng số phận mình đã an bài, số khổ từ bụng mẹ, sinh ra đã nghèo khổ nên có siêng năng làm lụng cũng không khá lên được. Như vậy, sự sung túc lâu dài muốn có được phải bắt đầu từ sự thay đổi nhận thức, quan niệm sống; phải rèn luyện ý chí, nghị lực, xây dựng niềm lạc quan, cái nhìn tích cực với đời thì ta mới có thể vượt lên hoàn cảnh, hoàn thiện bản thân!
Bill Gates cũng từng nói: “Sinh ra trong nghèo khó không phải là lỗi của bạn nhưng chết đi trong nghèo khó thì đó là lỗi của bạn.” quả đúng. Chúng ta cần phải thay đổi suy nghĩ, dang tay ôm lấy thách thức và xem nó là cơ hội để phát triển bản thân, bỏ đi suy nghĩ lạc hậu và bảo thủ thì mới có thể làm được việc lớn. 17 năm trước, Mark Zuckerberg, đã mời 5 người đến phòng ký túc xá tại Harvard của mình để nói về một cơ hội kinh doanh. Chỉ có 2 người đến gặp anh và nghe anh nói và cuối cùng chấp nhận thử thách. Và hôm nay, cả hai đều là TỶ PHÚ đô la, Dustin Moskovitz với hơn 12 tỷ USD và Eduardo Saverin với hơn 3,4 tỷ USD.
Cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn khi con người ta nhận ra tầm quan trọng của việc tiếp thu và tích lũy tri thức cho tương lai lâu dài, chứ không dừng lại ở vật chất nhất thời. Trong guồng quay phát triển không ngừng của xã hội, để có thể hòa nhập buộc chúng ta phải chạy đua cùng nó, hay nói cách khác, chúng ta phải thay đổi chính mình. Thanh xuân rực rỡ, hãy tận dụng sức trẻ thật hữu ích, để có thể gặt hái được những quả ngọt lâu bền! Vì tương lai của nhân loại, chữa “bệnh ngu” là việc làm cấp thiết, trước mắt để từng bước chinh phục thế giới!
Trước hết, ta nắm rõ khái niệm “bệnh ngu” và “bệnh nghèo” ở đây là gì. Phải chăng thực sự có “bệnh ngu”? Không phải như vậy, “bệnh ngu” là cách nói muốn chỉ những người thiếu hiểu biết trầm trọng về thế giới xung quanh, nói cách khác là khuyết điểm về tri thức và nhận thức. “Bệnh nghèo” thì sao? Đơn giản là sự thiếu thốn về vật chất. Còn “chữa” là làm lại, thậm chí thay đổi quy trình sao cho đúng đắn. Từ đó ta rút ra được thông điệp mà ý kiến muốn truyền tải: Khiếm khuyết tri thức của mỗi con người, dù lớn hay nhỏ đều cần phải được chú trọng bù đắp, đặt trên cái nghèo vật chất, của cải.
Chúng ta sinh ra, may mắn được hưởng mọi quyền lợi, sự kì diệu từ tạo hóa mang lại, được nhìn thấy ánh nắng đẹp đẽ từ phía mặt trời, từ bầu trời xanh thẳm nhưng cả quãng đời sau này lại phụ thuộc vào bản thân mỗi người. Tốt hay xấu, hạnh phúc hay khổ đau đều có thể xảy ra. Việc ngu muội có lẽ đáng lên án hơn việc nghèo khổ, bần cùng nơi xã hội
Bệnh ngu nếu không chữa trị thật sớm, phê phán hay dành sự quan tâm đặc biệt thì có thể dẫn đến đất nước suy vong, xã hội kém phát triển, nền văn minh đi xuống, trì trệ giữa thời buổi thế giới đang đi lên mạnh mẽ, khoa học hay nền công nghệ thông tin đi lên như vũ bão đầy nhanh chóng. Trên thực tế, bệnh nghèo có thể nỗ lực hơn mỗi ngày, có thể tiếp tục cố gắng chăm chỉ với hơn 100% sức lực của bản thân nhưng với bệnh ngu, người ta cứ mãi ở trong bóng tối không biết bản thân nên đi đường nào, phương hướng nào sẽ có ánh sáng. Điều ấy không khác gì con dao hai lưỡi tự dập tắt ngọn lửa bùng cháy sự sống và nhiệt huyết trong trái tim.
Chúng ta có thể ví sự ngu muội giống như một bãi bùn lầy trong khu rừng rậm rạp, nếu có ánh sáng như trái tim chàng dũng sĩ danko đã hy sinh vì dân tộc thì sẽ tìm thấy lối ra, còn ngược lại, con người buộc chấp nhận chết dần chết mòn trong đó, mãi mãi như thế ấy. Nhìn nhận một cách khách quan , bệnh nghèo chỉ là một trong số những vấn đề cấp thiết của đất nước. Người ta có thể nghèo nhưng họ đầy đủ nhận thức, tràn trề ý chí hay lối sống văn minh thì sớm hay muộn họ cũng có thể tự làm chủ cuộc đời mà mình bước đi. Còn bệnh ngu, khi lý trí, cách nhìn nhận xuống mức thấp nhất thậm chí là mức độ âm, tụt hậu với khoảng cách quá lớn , con người khó lòng mà sống , mà hội nhập với năm châu bốn bể.
Sự thiếu hiểu biết và nhận thức hạn hẹp về thế giới xung quanh gây ra sự thiếu thốn về vật chất. Vật chất tồn tại nhờ sự vận động của thế giới con người bao hàm vũ trụ. Vật chất thay đổi nhờ sự phát triển của con người, sự vật, và các hiện tượng. Và con người tạo ra hiện tượng để thay đổi quá trình biến chuyển của vật chất. Cho nên giá trị của vật chất thay đổi theo từng thời kỳ. Trong thời cổ đại, người dân trao đổi đồ dùng cần thiết cho người khác để nhận lại những gì mình muốn hoặc cần thiết. Con người vẫn đang ở trong thời kỳ phát triển về mặt nhận thức. Có thể thấy sự thay đổi về thời gian đã tác động tới nhận thức của con người. Vậy nên qua các thời kỳ hiện đại hơn, xã hội loài người đã phát triển và họ cần phương thức giao dịch ổn định thì họ đã chuyển qua tiền tệ. Thời tiền sử, các công việc lao động chân tay là thiết yếu, nhằm để tiếp tục sự sinh tồn của loài người. Các công việc chân tay, đánh bắt từng chiếm vị thế quan trọng hàng đầu của xã hội loài người. Theo các cuộc cách mạng xảy ra, nhu cầu sinh tồn của con người dần đi vào sự an toàn.Bộ óc, nhận thức của con người dần tiến hóa ( sự phát triển tự nhiên của loài người, cho tới giờ vẫn chưa có giải đáp tại sao con người lại có thể tiến hóa nhanh hơn các loài khác ), họ cho ra các sản phẩm, thành tựu. Từ đó tác động đến sự phát triển nhân loại, thành quả đã nâng nhân loại lên một bước tiến mới, giá trị lao động chân tay dần bị thế chỗ bởi giá trị của các thành tựu lớn. Sự ra đời của các thành tựu khoa học kĩ thuật đã thay đổi xã hội loài người. Các thành tựu đã đáp ứng được nhu cầu khám phá, hạnh phúc, và an toàn của loài người, con người tiếp tục bước phát triển tri thức. Tri thức đã trở thành sự cần thiết trong việc đổi mới nhân loại. Khi lao động chân tay không còn là quan trọng trong xã hội loài người, được thế chỗ bởi các sản phẩm công nghệ phục vụ nông nghiệp, sự lao động con người không được trọng dụng, và họ có thể bị thay thế bất kỳ lúc nào. Giá trị vật chất họ nhận lại cũng ít và ngược lại, khi lao động tri thức, có sự tác động tới sự tiến hóa nhân loại, giá trị vật chất họ nhận lại nhiều không có tri thức. Con người sẽ không thể tiến hóa và phát triển, vật chất sẽ không tồn tại để đáp ứng công sức đó. Như vậy, chữa bệnh ngu quan trọng hơn chữa bệnh nghèo bởi bệnh ngu là xuất phát sâu xa gây ra bệnh nghèo.
Chúng ta hãy thử làm một phép so sánh hình ảnh đất nước ngu dốt với một đất nước nghèo nàn sẽ như thế nào. Điển hình như Trung Hoa những năm 1919, sự mê muội lạc hậu đã ăn mòn sự sống người dân. Một không gian u mê tăm tối bao trùm cả không gian, quan hệ con người với con người là ăn thịt nhau. Bởi thế mà đẩy đất nước vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc, long đong suốt mười mấy năm trời. Khi có tiến bố về mặt tư tưởng, ánh sáng cách mạng, họ đã đứng dậy, không kể nghèo hay giàu sang, nổi dậy đấu tranh chính là điển hình cho việc chữa bệnh ngu sẽ có tác động lớn lao tới nhường nào
Một ví dụ khác cũng điển hình không kém về vấn đề bệnh ngu cướp mất cơ hội làm người, trở thành một công dân tốt, có ích cho toàn cầu. Những nạn nhân phong kiến, dấn thân vào con đường giới thượng lưu, dối trá như Xuân Tóc Đỏ - (Số đỏ- vũ trọng phụng) mất hết nhân tính tình người, cái cảm giác hạnh phúc với đạo , với chữ “ người” cao quý. Còn những người nghèo như chị Dậu, họ vẫn dám đứng lên đòi quyền sống, quyền tự do mưu cầu hạnh phúc, như Thị Nở dành cho Chí Phèo hương vị bát cháo hành đã đưa anh về với bến bờ cõi thiện lương. Họ nghèo nhưng họ được là con người, còn ngu dốt thì quyền hạn đó đâu có còn trong tầm kiểm soát của chính mình. Thật đáng buồn thay!
Câu chuyện ngụ ngôn “Con cá và cần câu” đã gửi gắm tới chúng ta thông điệp về suy nghĩ về cách sống. Chỉ đơn thuần cho người ăn xin con cá lúc đói, cho cần câu, kinh nghiệm câu để người ăn xin kiếm sống thì chưa chắc người ăn xin sẽ có cơm ăn áo mặc sau này. Cốt lõi là phải thay đổi được niềm tin mù quáng bấy lâu nay về số phận của mình của người ăn xin, rằng số phận mình đã an bài, số khổ từ bụng mẹ, sinh ra đã nghèo khổ nên có siêng năng làm lụng cũng không khá lên được. Như vậy, sự sung túc lâu dài muốn có được phải bắt đầu từ sự thay đổi nhận thức, quan niệm sống; phải rèn luyện ý chí, nghị lực, xây dựng niềm lạc quan, cái nhìn tích cực với đời thì ta mới có thể vượt lên hoàn cảnh, hoàn thiện bản thân!
Bill Gates cũng từng nói: “Sinh ra trong nghèo khó không phải là lỗi của bạn nhưng chết đi trong nghèo khó thì đó là lỗi của bạn.” quả đúng. Chúng ta cần phải thay đổi suy nghĩ, dang tay ôm lấy thách thức và xem nó là cơ hội để phát triển bản thân, bỏ đi suy nghĩ lạc hậu và bảo thủ thì mới có thể làm được việc lớn. 17 năm trước, Mark Zuckerberg, đã mời 5 người đến phòng ký túc xá tại Harvard của mình để nói về một cơ hội kinh doanh. Chỉ có 2 người đến gặp anh và nghe anh nói và cuối cùng chấp nhận thử thách. Và hôm nay, cả hai đều là TỶ PHÚ đô la, Dustin Moskovitz với hơn 12 tỷ USD và Eduardo Saverin với hơn 3,4 tỷ USD.
Cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn khi con người ta nhận ra tầm quan trọng của việc tiếp thu và tích lũy tri thức cho tương lai lâu dài, chứ không dừng lại ở vật chất nhất thời. Trong guồng quay phát triển không ngừng của xã hội, để có thể hòa nhập buộc chúng ta phải chạy đua cùng nó, hay nói cách khác, chúng ta phải thay đổi chính mình. Thanh xuân rực rỡ, hãy tận dụng sức trẻ thật hữu ích, để có thể gặt hái được những quả ngọt lâu bền! Vì tương lai của nhân loại, chữa “bệnh ngu” là việc làm cấp thiết, trước mắt để từng bước chinh phục thế giới!