Cái hay, cái đẹp trong “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử

Cái hay, cái đẹp trong “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử

Như dòng suối chảy vào mùa xuân, như nắng vàng nhuộm chín mùa lúa ,như dải lụa tơ dệt nên những kỳ vĩ muôn màu của cõi sống, “Mùa xuân chín” chính là tuyệt tác của Hàn Mặc Tử dành cho nền văn học Việt Nam. Với cuộc đời ngắn ngủi, mong manh nhưng tâm hồn lại đa cảm, Hàn Mặc Tử đã để lại cho đời những giai điệu rất riêng, cái chất riêng của chính nội tâm tác giả. Trong không gian của một buổi giao mùa, ông nhớ làng, nhớ quê với tình yêu mãnh liệt, để lại trong độc giả một cái gì đó rất mơ hồ, ảo mộng…

Mở đầu bài thơ, Hàn Mặc Tử đã tô điểm một cách rất chân thực khoảng khắc của cảnh vật trong không khan vừa mộng,vừa thực:

“Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,

Đôi mái nhà tranh lẫm tấm vàng”



Tính từ “ửng” làm ta liên tưởng đến ngay cái màu “chín ửng” của quả đào, quả hồng, cái “ưng ửng” hây hây của đôi má các cô gái trong tiết lạnh đầu xuân. Cũng như vậy, xuân đang “chín” lên trong cái “ửng” của nắng. Những làn khói sương tan trong nắng, lượn lờ, bồng bềnh nâng tâm hồn thi sĩ cất lên thật cao,bay xa theo không gian,thoát khỏi cuộc sống thực tại. “Lấm tấm vàng” ở đây chỉ hạt nắng hay chính là những ảo ảnh trong đôi mắt của người đang say. Không phải cái say “quên trời, quên đất”, cái say của nhà thơ là những phút giây đắm chìm, mê mải, chăm chú, cả âm thanh, cả hình ảnh, màu sắc cũng hòa làm một: khói tan, mái nhà lấm tấm vàng, gió sột soạt tà áo, giàn thiên lí. Đó là “bóng xuân”. Chỉ là “bóng”, rất mơ hồ, huyền ảo, mùa xuân cô gái đẹp, đẹp như trong mơ, đẹp như quả chín, đẹp hoàn hảo lướt qua trong tâm hồn nhà thơ.

“Sột soạt gió trêu tà áo biếc

Trên giàn thiên lý bóng xuân sang”

Mở đầu đoạn thơ tiếp đến,hình ảnh con người chêm vào không gian nhẹ như tơ, hoà vào cảnh vật như được sắp đặt sẵn:

“Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời

Bao cô thôn nữ hát trên đồi”.

Ngày mai trong đám xuân xanh ấy

Có kẻ theo chồng bò cuộc chơi

“Xuân xanh” là một ẩn dụ để chỉ những cô gái trẻ trung, xinh đẹp. Tuổi xuân của họ tươi đẹp, rực rỡ như mùa xuân của đất trời. Chính vì vậy, niềm vui của những cô thôn nữ hoà trong không khí mùa xuân chính là tình xuân.nhưng chính tiếng hát của những cô gái ấy đã đánh thức Hàn Mặc Tử, đưa nhà thơ trở lại với thực tại. Toàn khổ thơ là tâm trạng tiếc nuối, ngậm ngùi .Nhà thơ nghĩ đến ngày mai đây, cảnh vật, con người sẽ đổi thay, những cô gái sẽ không còn giây phút hồn nhiên, vô tư ca hát với mùa xuân, cũng như xuân rồi cũng sẽ qua, “xuân chín” rồi thì xuân sẽ tàn. Tâm hồn đa cảm ấy, không thể không rung lên xúc động. “Đám xuân xanh ấy” mùa xuân tươi đẹp của đời người, cũng là mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên mà thi sĩ vẽ ra trước mắt người đọc làm ta không khỏi suy tư.

Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi ,

Hổn hển như lời của nước máy…

Thầm thi với ai ngồi dưới trúc

Nghe ra ý vị và thơ ngây…

Những âm thanh không bay cao, bay xa mà vẫn “thầm thì với ai ngồi dưới trúc”. Đại từ “ai” ấy cho ta thấy những cảm xúc vô cùng tinh tế trong tâm hồn thi sĩ. Tiếng hát bay khắp không gian, ấy vậy mà thi sĩ “thu”lại chỉ riêng cho “ai”. Đó có thể là người thương, cũng có thể là với chính bản thân mình. Để rồi, khi tâm tình, sẻ chia, con người có thể lắng nghe được những “ý vị và thơ ngây” trong lòng mình. Ta thấy dâng lên trong lòng nhà thơ một nỗi niềm bâng khuâng, xao xuyến, muốn níu giữ cái hương sắc tươi đẹp của cuộc đời. Để rồi ở khổ kết bài thơ, Hàn Mặc Tử hoá thân thành một người “khách xa”, bày tỏ nỗi nhớ nhung của chính nột tâm tác giả:

“Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng
-Chị ấy, năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang”.



Nhớ về quê xưa, hình ảnh đầu tiên đến với cái “sực nhớ” của tác giả là hình ảnh của người con gái. “Chị ấy” có thể là chị ruột, chị họ hàng hay thậm chỉ là một người hơi quen biết. Ấy là điều mà ta không thể đoán được. Nhưng ta hiểu được rằng tác giả đã dành sẵn một tình cảm rất trân trọng, rất tha thiết cho người con gái ấy. Tại sao hình ảnh đầu tiên mà tác giả nhớ không phải là cha mẹ, anh em, mái nhà xưa .Bởi vì đây là cái “sực nhớ”, điều mà ý thức không kiêm soát được mà là của con tim đang dồn dập, nóng bỏng vì nỗi nhớ điều khiển. Những từ, tiếng vần liền “trắng, nắng”, “chang chang” tạo cho người đọc cảm giác rõ rệt về một bờ sông cát trắng, nắng chói rất thật rất rõ ràng tạo thành hình ảnh con người thật đẹp.

Mùa xuân luôn cảm hứng của bao nhiêu thi sĩ. Thế nhưng trong “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử vẫn rất đặc sắc vẫn rất sâu đậm, không những chỉ có “Mùa xuân chín” mà còn “chín” cả lòng người thi sỉ, “chín” cả nỗi nhớ làng, nhớ người xưa trong thơ Hàn Mặc Tử.

Đến đây, có lẽ ta đã hiểu trọn vẹn được ý nghĩ của nhan đề.Không quá phô trương, bày vẽ mà chỉ giản đơn, nhẹ nhàng .“Mùa xuân chín” tượng trưng cho cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân trong bài thơ đang ở độ tươi đẹp nhất, viên mãn nhất. Nhưng trạng thái đó cũng đồng nghĩa với việc mùa xuân đang và sẽ trôi qua, cái đẹp không tồn tại vĩnh hằng, mãi mãi, để lại trong lòng nhà thơ sự nuối tiếc khôn nguôi.

Bài thơ dạt dào cảm xúc khiến lòng người bâng khuâng. Với tâm hồn lãng mạn cùng những lời thơ trữ tình đặc sắc, Hàn Mặc Tử đã để lại cho đời Bức tranh mùa xuân đẹp, xanh tươi, đầy sức sống qua tình yêu tha thiết, mãnh liệt và một nỗi nhớ nhung khắc khoải, da diết của nhân vật trữ tình về một thế giới tươi đẹp giờ chỉ còn trong kí ức. Người thì đã đi xa nhưng những giá trị ngòi bút của ông vẫn là văn chương chân chính-nấc thang nâng tầm giá trị nhân sinh, nghệ thuật trong tâm hồn con người qua dòng chảy cuộc sống

1673010305986.png
 
1K
3
4
Trả lời
Bài phân tích rất đạt về nội dung nhưng chưa cẩn thận khi sử dụng dấu câu (dấu chấm, phẩy, và dấu cách). Thậm chí không có cả dấu chấm hết. Làm người đọc thấy hơi tiếc cho một bài văn hay.
 
Bài viết diễn đạt khá tốt. Văn giàu cảm xúc và thể hiện được những đánh giá riêng của người viết về bài thơ. Tuy nhiên, nếu tác giả bài viết dành vài câu văn hoặc dành một đoạn văn đánh giá về nghệ thuật của bài thơ thì sẽ nâng cao giá trị của bài viết.
 
Sửa lần cuối:
  • Love
Reactions: Trần Thùy
Bài viết diễn đạt khá tốt. Văn dào cảm xúc và thể hiện được những đánh giá riêng của người viết về bài thơ. Tuy nhiên, nếu tác giả bài viết dành vài câu văn hoặc dành một đoạn văn đánh giá về nghệ thuật của bài thơ thì sẽ nâng cao giá trị của bài viết.
Triều AnhDạ vâng ❤️
 
  • Love
Reactions: Triều Anh

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.