Baivanhay Cảm nhận bài "Chiếc thuyền ngoài xa" - Nguyễn Minh Châu

Baivanhay Cảm nhận bài "Chiếc thuyền ngoài xa" - Nguyễn Minh Châu

Lan Hương
Lan Hương
  • Thành viên BQT
  • Truyền thông VHT 19
Hình ảnh con người miền biển - nơi có đầy nắng và gió hoà cùng vị muối mặn của biển đem đến cho con người cảm giác hoà mình cùng với thiên nhiên. Những hình ảnh đó luôn là cảm hứng của thi, ca, nhạc, hoạ,... Chính vẻ đẹp đó là cảm hứng giúp Nguyễn Minh Châu sáng tác bài "Chiếc thuyền ngoài xa" để đem đến cho người đọc câu chuyện đáng thương của người đàn bà làng chài

Cảm nhận bài "Chiếc thuyền ngoài xa" - Nguyễn Minh Châu
Bài làm
Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu cho những tác phẩm văn học hướng đến giá trị cuộc sống trong thời kỳ đổi mới. Những đứa con tinh thần của ông đều để lại ý nghĩa và ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả như Mảnh trăng cuối rừng, Bức tranh khai thác tinh tế nội tâm nhân vật cùng giọng văn chân thực, gần gũi. Tiêu biểu nhất là tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa với cảnh gia đình bi kịch cùng với câu chuyện đáng thương của người đàn bà hàng chài.
Trung tâm của truyện ngắn là nhân vật Phùng, và điểm nhìn của Phùng cũng chính là điểm nhìn của Nguyễn Minh Châu. Qua nhân vật này, nhà văn muốn gửi gắm những suy nghĩ, chiêm nghiệm của mình về nghệ thuật và cuộc đời. Người nghệ sĩ có khi bắt gặp những mâu thuẫn, éo le trong nghề nghiệp vì vậy cần phải có cái nhìn đúng đắn, nhiều chiều và đa diện, phát hiện bản chất sự thật sau vẻ bề ngoài của hiện tượng.
Nhân vật Phùng là người quý trọng và say mê nghề nghiệp nhiếp ảnh của mình, anh được trưởng phòng giao nhiệm vụ chụp một bức ảnh thuyền và biển trong sương mù vào giữa tháng bảy để in trong bộ lịch năm sau. Chính vì muốn tới những nơi mới lạ và đẹp đẽ cho nên Phùng đã tìm về vùng ven biển miền trung nơi chiến trường xưa. Trước vẻ đẹp toàn bích của cảnh vật, tâm hồn người nghệ sĩ trở nên khó tả “tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì đó bóp thắt vào… tôi tưởng như chính mình vừa tham gia vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn. Nhân vật Phùng vốn là người lính vào sinh ra tử, căm ghét mọi bất công và sẵn sàng xả thân vì lẽ công bằng vì thế anh thực sự xúc động trước vẻ đẹp tinh khôi trước ánh nắng ban mai của thuyền và biển nhưng trái tim anh cũng thắt lại trước nỗi đau của con người. Trong lúc tâm hồn bay bổng của người nghệ sĩ thì anh phải chứng kiến người đàn bà mệt mỏi bị người đàn ông đánh đập thô bạo, chửi rủa độc địa và đứa con trai vì không kìm được đã đánh lại cha khiến người nghệ sĩ từ ngạc nhiên đến hụt hẫng, chết lặng và không dám tin vào mắt mình.
Người đàn bà mà Phùng chứng kiến khoảng ngoài 40, cái tên cũng không có, khi tác giả gọi là “mụ”, khi gọi là “chị ta”. Người đàn bà ấy có một ông chồng chỉ biết say xỉn, chửi bới và đánh đập. Nhưng bằng tình thương yêu con cái, chị vẫn cố gắng bám lấy biển, giữ lấy nhà, đùm bọc con cái. Chị nhẫn nhịn chịu đánh, “ba ngày trận nhẹ, năm ngày trận nặng” bởi chị hiểu rằng con thuyền giữa biển khơi cần một người đàn ông chèo chống. Tấm ảnh về chiếc thuyền thì rất đẹp, nhưng cuộc sống đích thực của gia đình dân chài trên chiếc thuyền ấy chẳng có gì là đẹp. Sự nghịch lí ấy đặt ra vấn đề đối với người nghệ sĩ về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.
Đằng sau sự toàn bích của thiên nhiên mà Phùng bắt gặp thì cái ác hiện hữu ngay trong đó, hạnh phúc con người luôn tiềm ẩn những bất hạnh. Và nhân vật Phùng cũng hiểu rằng không thể đánh giá bản chất con người hoặc sự vật bằng vẻ bên ngoài được. Bởi như vậy là hời hợt và thiếu sâu sắc. Còn người đàn bà thất học, quê mùa mà Phùng chứng kiến là người thấu đáo, mang triết lý của người từng trải, chấp nhận thiệt thòi để con trai không bị tổn thương và chúng có đầy đủ cha mẹ. Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha và đức hi sinh.
Người kể chuyện là sự hóa thân của tác giả vào nhân vật Phùng đã tạo ra một điểm nhìn trần thuật sắc sảo. Lời kể trở nên khách quan, chân thật giàu sức thuyết phục. Ngôn ngữ nhân vật phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người. Việc sử dụng ngôn ngữ sáng tạo đã góp phần khắc sâu hơn chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
Với truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa, tác phẩm đã cho người đọc nhìn nhận đúng đắn về cuộc sống và con người. Cần có một cách nhìn đa dạng nhiều chiều về sự vật hiện tượng. Đồng thời tác phẩm in đậm phong cách tự sự triết lí của nhà văn.
 
Sửa lần cuối:
1K
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top