Mùa hè luôn là chủ đề nóng bỏng như tia nắng cho các thi nhân gieo vần gõ chữ. Đọc bài thơ của Hoài Vũ “Lối cũ ta về”, tôi mênh mang nỗi niềm muốn viết một điều gì đó về bài thơ ấy, bởi có những cảm xúc “chạm” tôi mới có thể chấp bút mà viết ra được câu từ.
Có một bài hát “Lối cũ ta về” của nhạc sĩ Thanh Tùng dỗ ta về miền ký ức xa xăm của mối tình nào đó trong quá khứ chưa kịp ngủ quên. Còn “Lối cũ ta về” của Hoài Vũ thì dẫn ta về ký ức mùa hè của một người mênh mang nhớ khi “Ta về nhặt cánh hoa rơi/ Mùa hạ đã đến bên trời bâng khuâng”.
Thường thì giữa hai chiều quên nhớ, cảm xúc sẽ choáng hết lý trí nên “bâng khuâng” sẽ dội về những bảng lảng của ngày tháng xa xưa. Tâm hồn thi sĩ cũng neo vịn vào đó mà nhớ về một mùa hạ. Vậy Hoài Vũ đã nhớ gì?
“Cánh diều no gió chơi vơi
Ai mang trăng khuyết giữa trời chênh chao
Lúa chiêm trĩu hạt dạt dào
Ấm như tình mẹ lao xao mùa vàng”
Cả một khổ thơ là những câu chữ rơi như nốt nhạc bâng khuâng trong khuôn nhớ. Tác giả nhớ về cánh diều được ví như “trăng khuyết giữa trời chênh chao”. Tôi rất thích câu thơ này vì nó vừa có nhạc, có tình với đầy đủ chất thơ “ý tại ngôn ngoại”. Còn nữa “Lúa chiêm trĩu hạt dạt dào”, chẳng phải lúa chiêm được gieo hạt ủ mầm từ mùa đông, sang xuân phát triển và đến mùa hè mới trổ bông gục ngọn sao? Tứ thơ này tác giả viết thật đắt giá bởi có trải qua những ký ức mùa hè, những” đục trong kiếp người” rồi mới ra được vần thơ chắt chiu đến vậy? Câu thơ ấy cũng trưởng thành như lúa chiêm và từ đó ta thấy mùa hè trong thơ tác giả dần dần hiện ra rõ nét hơn.
“Mùa hạ nắng trải mênh mang
Đêm về bát ngát thếp vàng ánh trăng
Ta về đây giữa tháng năm
Mưa rơi lối cũ rêu phong đường về”
Thấy chưa, mùa hạ của tác giả thật tinh tế khi cho người đọc cảm giác từ xa tới gần. Đầu tiên là nỗi nhớ bâng khuâng dẫn mùa hạ hiện về như được giăng một làn sương mỏng. Nhưng đến khổ thơ thứ ba thì mùa hạ hiện ra rõ nét với ban ngày “nắng trải mênh mang”, “đêm về bát ngát thếp vàng ánh trăng”. Hai câu thơ lại tung vũ điệu gieo vần rất đẹp với lối ví von để ta được thấy mùa hè không thiếu nắng và bầu trời chẳng thiếu trăng. Có nhớ da diết rồi tác giả lại bâng khuâng trong khuông nhạc như một nốt trầm “Ta về đây giữa tháng năm/Mưa rơi lỗi cũ rêu phong đường về”. Một cơn mưa mùa hạ bất chợt một ngày không có nắng. Một người sẵn tâm hồn nhạy cảm ắt hẳn cơn mưa tháng năm sẽ làm “lối cũ rêu phong đường về”.
Xôn xao ngọn gió chân quê
Cánh phượng cháy đỏ ngủ mê ban ngày
Ve kêu dạ khúc chiều nay
Ta về tình đã đong đầy hạ ơi
Khổ thơ như nút thắt hình bông hoa của nỗi nhớ khi có hình ảnh của “ngọn gió chân quê”, cánh phượng đỏ cháy”, “ve kêu dạ khúc…” chỉ có bốn câu thơ mà hiện lên cả một mùa hè rực lửa ấy cũng là cái tài của tác giả.
Hẳn “Lối cũ ta về” là một nỗi nhớ riêng của Hoài Vũ nhưng cũng là nỗi nhớ chung của biết bao người. Mùa hạ đẹp thế, giá mà ta được ngủ mê nơi ký ức tuổi thơ ngày ấy thì hạnh phúc biết bao! Cảm ơn Hoài Vũ cho tôi mượn những hình ảnh trong thơ của tác giả để tôi mênh mang một miền nhớ tròn xoe ký ức mùa hạ riêng tôi.
Link bài viết : https://forum.vanhoctre.com/threads/loi-cu-ta-ve-hoai-vu.5851/
Có một bài hát “Lối cũ ta về” của nhạc sĩ Thanh Tùng dỗ ta về miền ký ức xa xăm của mối tình nào đó trong quá khứ chưa kịp ngủ quên. Còn “Lối cũ ta về” của Hoài Vũ thì dẫn ta về ký ức mùa hè của một người mênh mang nhớ khi “Ta về nhặt cánh hoa rơi/ Mùa hạ đã đến bên trời bâng khuâng”.
Thường thì giữa hai chiều quên nhớ, cảm xúc sẽ choáng hết lý trí nên “bâng khuâng” sẽ dội về những bảng lảng của ngày tháng xa xưa. Tâm hồn thi sĩ cũng neo vịn vào đó mà nhớ về một mùa hạ. Vậy Hoài Vũ đã nhớ gì?
“Cánh diều no gió chơi vơi
Ai mang trăng khuyết giữa trời chênh chao
Lúa chiêm trĩu hạt dạt dào
Ấm như tình mẹ lao xao mùa vàng”
Cả một khổ thơ là những câu chữ rơi như nốt nhạc bâng khuâng trong khuôn nhớ. Tác giả nhớ về cánh diều được ví như “trăng khuyết giữa trời chênh chao”. Tôi rất thích câu thơ này vì nó vừa có nhạc, có tình với đầy đủ chất thơ “ý tại ngôn ngoại”. Còn nữa “Lúa chiêm trĩu hạt dạt dào”, chẳng phải lúa chiêm được gieo hạt ủ mầm từ mùa đông, sang xuân phát triển và đến mùa hè mới trổ bông gục ngọn sao? Tứ thơ này tác giả viết thật đắt giá bởi có trải qua những ký ức mùa hè, những” đục trong kiếp người” rồi mới ra được vần thơ chắt chiu đến vậy? Câu thơ ấy cũng trưởng thành như lúa chiêm và từ đó ta thấy mùa hè trong thơ tác giả dần dần hiện ra rõ nét hơn.
“Mùa hạ nắng trải mênh mang
Đêm về bát ngát thếp vàng ánh trăng
Ta về đây giữa tháng năm
Mưa rơi lối cũ rêu phong đường về”
Thấy chưa, mùa hạ của tác giả thật tinh tế khi cho người đọc cảm giác từ xa tới gần. Đầu tiên là nỗi nhớ bâng khuâng dẫn mùa hạ hiện về như được giăng một làn sương mỏng. Nhưng đến khổ thơ thứ ba thì mùa hạ hiện ra rõ nét với ban ngày “nắng trải mênh mang”, “đêm về bát ngát thếp vàng ánh trăng”. Hai câu thơ lại tung vũ điệu gieo vần rất đẹp với lối ví von để ta được thấy mùa hè không thiếu nắng và bầu trời chẳng thiếu trăng. Có nhớ da diết rồi tác giả lại bâng khuâng trong khuông nhạc như một nốt trầm “Ta về đây giữa tháng năm/Mưa rơi lỗi cũ rêu phong đường về”. Một cơn mưa mùa hạ bất chợt một ngày không có nắng. Một người sẵn tâm hồn nhạy cảm ắt hẳn cơn mưa tháng năm sẽ làm “lối cũ rêu phong đường về”.
Xôn xao ngọn gió chân quê
Cánh phượng cháy đỏ ngủ mê ban ngày
Ve kêu dạ khúc chiều nay
Ta về tình đã đong đầy hạ ơi
Khổ thơ như nút thắt hình bông hoa của nỗi nhớ khi có hình ảnh của “ngọn gió chân quê”, cánh phượng đỏ cháy”, “ve kêu dạ khúc…” chỉ có bốn câu thơ mà hiện lên cả một mùa hè rực lửa ấy cũng là cái tài của tác giả.
Hẳn “Lối cũ ta về” là một nỗi nhớ riêng của Hoài Vũ nhưng cũng là nỗi nhớ chung của biết bao người. Mùa hạ đẹp thế, giá mà ta được ngủ mê nơi ký ức tuổi thơ ngày ấy thì hạnh phúc biết bao! Cảm ơn Hoài Vũ cho tôi mượn những hình ảnh trong thơ của tác giả để tôi mênh mang một miền nhớ tròn xoe ký ức mùa hạ riêng tôi.
Link bài viết : https://forum.vanhoctre.com/threads/loi-cu-ta-ve-hoai-vu.5851/