Dự thi Cảm nhận - Nắng Về Sau Cơn Giông - Tấm

Dự thi  Cảm nhận - Nắng Về Sau Cơn Giông - Tấm

Nắng về sau cơn giông, một truyện ngắn của Tấm viết về con người và khung cảnh miền quê lam lũ, khắc nghiệt của dải đất miền trung, được tác giả khắc họa rất rõ nét ngay từ đầu tác phẩm: Giữa trưa, trời nắng chang chang không một bóng mát, cánh đồng lúa như khoác trên mình một dải lụa vàng khổng lồ được nhuộm bởi cái nắng từ mặt trời rọi xuống…Cái nắng giữa trưa khiến ai cũng vừa nóng vừa mệt, chỉ muốn nhanh chóng về nghỉ ngơi.

Dù dưới cái nắng như muốn thiêu đốt da, nhưng, khi lúa chin đầy đồng, nhà nhà, người người tranh thủ gặt và thu gom thật nhanh để chạy trốn cái nắng hạ khắc nghiệt đó: nhà nào cũng tranh thủ gặt, chứ để lâu sợ lúa rụng hết. Nhà bà Minh, từ chồng đến con trai con gái, ai cũng mau mau mỗi người một tay một chân, người thì cắt lúa, người thì bó lúa, người thì gánh lúa trên xe trở về.

Và trên cánh đồng ấy, một người phụ nữ tuổi trung niên trông chững chạc hơn tuổi, trán hẹp, nhiều nếp nhăn, phần khóe miệng hai bên hơi cụp xuống, màu môi sẫm, răng thì to. Nhìn Bính, người ta thấy được ngay cái tướng tá của người phụ nữ kham khổ, chỉ một mình cân cả sào ruộng, từ tờ mờ sáng cho đến khi công việc xong hết. Đó chính là Bính, một người vợ, một người mẹ, một trụ cột trong một gia đình khi mà con gái Bính còn nhỏ, phải học cả ngày, còn chồng của Bính…thôi, thà rằng đừng nhắc đến còn hơn. Bởi chồng Bính – Mậu, tối ngày chìm trong cơn say rượu, chẳng lo làm ăn. Mỗi khi say, Mậu lại còn thượng cẳng tay, hạ cẳng chân với mẹ con Bính không biết bao nhiêu lần, ngay cả Bính cũng không thể nhớ. Thói vũ phu hình thành trong con người Mậu từ lúc nào chẳng ai biết, chỉ biết rằng, mỗi lần say, Mậu đánh mất đi con người của Mậu trước đây.

Tác giả thật tài tình khi diễn tả Mậu một cách sinh động nhất, chân thực nhất tính cách của một kẻ nhát rượu, mà ở ngoài đời thật ta vẫn thường bắt gặp. Hắn há mồm, thuận tay ném hạt lạc vào miệng. Sau đó ngửa cổ, cầm chai rượu tu lấy một hơi. Dù cho lúc say mền cả người, nhưng vẫn còn khát rượu lắm. Hắn cầm chai rượu dốc ngược lên, chẳng có giọt nào rơi ra cả.

Không còn rượu, hắn bắt con phải đi mua rượu. Bính khó chịu mà chửi hạn. Hắn lại nổi cơn thịnh nộ trút lên thân xác Bính đã quá mệt nhọc từ công việc cho đến tinh thần mỗi khi Bính trái ý, hắn sẽ đập mọi thứ mà hắn có thể đập được, hắn lấy tay hất cả mâm cơm, bát đũa từ trên rơi xuống loảng xoảng. Hắn đập, đập mọi thứ, kể cả Bính và đứa con gái của mình khi nghe Bính gọi hắn là kẻ “vô dụng”. Nghe hai từ vô dụng ấy, hắn cảm thấy từng mạch máu trong mình đang sôi sục, hai mắt hắn hằn lên những tia đỏ, tay hắn nắm chặt thành quả đấm…Hắn thẳng tay tát Bính một cái, đẩy Bính ngã ngửa, dùng chân đạp lên người Bính không thương tiếc…Hắn đánh Bính đến tóc tai bù xù, mặt mũi xước xát. Mỗi lần như vậy, thân xác Bính đầy những vết tím bầm.hàng xóm đều biết, nhưng không ai dám can ngăn.

Bính không những phải chịu cảnh một người chồng vũ phu, rượu chè mà còn phải sống chung với một thằng chồng là tín đồ của kiếp đỏ đen, là bạn của thằng bần, muốn tìm đến sự giàu sang nhanh chóng bằng những con cơ - rô - chuồn – bích, bằng những con lô đề. Không biết bao nhiêu lần, Bính thì chắt chiu từng bao thóc để có tiền lo cho cuộc sống, đóng học cho con, số còn lại biết bao nhiêu lần Bính phải trả nợ thay cho Mậu. Mỗi lần bán thóc, tiền được bao nhiêu, Bính dành vài triệu cất đi để đóng học cho con. Số còn lại để trả nợ tiền nợ đề của chị Hiền đến cả mấy tháng trời, đến nỗi người ta phải ra tận đồng để đòi nợ: “thằng chồng mi nợ đề nhà tao mấy tháng rồi, định để lâu cứt trâu hóa bùn hả?.” Vậy mà Mậu nào có biết ơn để mà hối cải, nhiều lần hắn còn lấy thóc đi bán để thỏa mãn cái nhu cầu cờ bạc của hắn.

Hết tiền, hết thứ để lấy bán được, Mậu lại quay ra vay mượn nặng lãi. Không có tiền trả, chúng nó kéo đến tận nhà để đập phá, uy hiếp và siết nợ. Nhưng khổ nỗi, người phải hứng chịu cơn giận của bọn giang hồ đó không phải là Mậu, mà lại là mẹ con Bính. Một đám người lạ mặt bước vào nhà, trông ai nấy đều hung hăng dữ tợn, cả người xăm trổ. Trong đó có tên béo bụng phệ, đầu trọc lóc, có vết sẹo dài như con rết gần khóe mắt. Mặc dù Bính van xin hết mình, nhưng bọn chúng làm gì có tình người ở đây, tên cầm đầu hất đổ cả mâm cơm. Những tên đàn em đứng đằng sau cũng bắt đầu cầm gậy, cầm gôn đập phá. Chạn bát, rổ rá, ghế bàn,... tất cả bị chúng đánh vỡ vụn. Nhà có cái quạt, cái tivi, cái xe đạp mini Nhật, đến mấy con gà bọn chúng cũng lấy mất mặc cho Bính có quỳ xuống khóc lóc, hai tay chắp lại van xin: “Anh ơi, em xin các anh, anh lấy hết đồ nhà em thế này em còn gì để sống.” Nhưng Bính nhận lại chỉ là cú đạp khiến Bính ngả ngửa về sau kèm một lời hăm dọa: “Mi bảo thằng chồng mi, nếu trước 12h trưa mai không trả tao đủ tiền, tao cho nó cụt nốt cánh tay còn lại. Lúc ấy đừng có trách”. Bính đành bất lực, bởi trong tay Bính bây giờ làm gì có số tiền lớn để mà trả nợ cho Mậu để đổi lấy sự bình yên cho mẹ con mình, và cả Mậu nữa khi mà tháng trước, Bính phải bán ba sào ruộng để trả nợ cho Mậu.

Bao nhiêu lần khuyên bảo Mậu, nhưng nào hắn vẫn chứng nào tật đấy. Nhiều lần Bính bất lực muốn buông xuôi tất cả, nhưng có lẽ Bính lo cho cái Lan mà không lỡ ly hôn với Mậu để giải thoát cho mình – đó cũng là chất nhân văn, tình cảm thiêng liêng của một người mẹ dành cho con. Họ có thể hy sinh cả mạng sống của mình miễn sao con mình được bình yên, hạnh phúc. Đó cũng chính là thông điệp mà chính tác giả gủi gắm vào truyện với tư cách là một người mẹ. Không chỉ vì Lan, mà Bính cũng mong rằng, bằng thời gian, Mậu sẽ hiểu và sẽ quay đầu. Mậu trước đây đâu phải là con người như vậy, anh ta là một người chồng, người cha siêng làm, yêu vợ con lắm chứ. Bính yêu Mậu bởi Mậu chính là người thầy dạy con chữ cho Bính, chính Bính đã từng tin rằng cuộc tình này sẽ như hoa tử đằng vĩnh cửu.

Nhưng không ngờ, chỉ một tai nạn bất ngờ ập đến đã khiến Mậu mất đi một cánh tay. Mậu đâm ra mặc cảm, dần dần buông xuôi số phận, lấy rượu làm bạn quên buồn. Lấy cờ bạc để giết thời gian. Cứ thế theo thời gian, Mậu trở thành con ác quỷ, nỗi kinh sợ cho mẹ con Bính.

Sức người cũng có hạn, niềm tin đã hết, Bính đành phải xin Mậu giải thoát cho mình, dù biết rằng người đau khổ nhất chính là bé Lan, ngay cả Bính cũng không đành lòng nhìn gia đình mình phải tan vỡ sớm như vậy.

Ngày ra tòa, trong căn phòng xử án, một không khí thật lạnh lùng đến rợn người bao trùm lên Mậu, Bính, bé Lan. Cái lạnh ấy không đến từ cái lạnh của điều hòa, mà nó đến từ cái lạnh khi tình nghĩa con người đã cạn khô.

Đứng trước tòa bây giờ, bé Lan trở thành trung tâm của phán quyết. Ai sẽ dành phần nuôi bé, hay nói chính xác hơn, bé Lan phải chọn lựa cuộc sống sau này của mình như thế nào đây. Chọn Thầy thì mất Bu. Sống bên Bu đành phải rời xa Thầy. Ước mơ vẫn được sống cùng với bu thầy sau ly hôn đối với Lan cũng chỉ còn là viễn tưởng xa vời, vượt xa khỏi tầm tay Lan, dù cho đó là một lời thỉnh cầu tha thiết mà Lan mong muốn tòa chấp nhận. “Thưa quan tòa, khi thầy bu ly hôn con có thể ở với hai người dưới một mái nhà như ngày trước không ạ?”. Và, đương nhiên, yêu cầu của Lan không được tòa đáp ứng.

Khi tòa tuyên bố vì Mậu hiện tại không có kinh tế, lại có tiền sử rượu chè, lô đề, bạo lực gia đình nên quyết định để Bính nuôi con. Đến đây, tưởng chừng câu chuyện đã kết thúc có hậu cho Bính và Lan. Và Mậu phải trả giá cho những sai lầm của mình bằng cuộc sống đơn thân một mình trong quãng đời còn lại.

Nhưng không.

Một bước bẻ ngoặt kết truyện vừa độc lạ mà táo bạo, nhưng đầy chất nhân văn mà tác giả muốn gửi gắm in sâu vào tác phẩm.

Trước khi chiếc búa quan tòa đập xuống để phán quyết, Lan đã cất tiếng lên để “Xin tòa… cho… cho con được ở… với thầy”. Lời xin ấy của Lan gây ngạc nhiên cho tòa, vừa khiến cho Mậu bất ngờ lẫn hạnh phúc. Nhưng nó lại gây hoang mang cho Bính, nó như nhát dao đâm thẳng vào trái tim Bính, khiến Bính xanh rờn cả người.

Tại sao Lan lại chọn sống cùng Mậu? Quá đỗi nhân văn làm sao khi nghe bé Lan giải thích cho quyết định của mình.
“Bu con đi làm có tiền, có thể tự nấu cơm, tự giặt đồ, nhưng thầy con thì không biết. Tòa phán như thế, thầy con biết sống thế nào? Tòa cho con ở với thầy, để con chăm sóc thầy…Tòa nhé”.

Tác giả không cho biết Lan bao nhiêu tuổi. Nhưng ở cái tuổi còn cắp sách đến trường như thế mà đã biết lo nghĩ, bao bọc cho những phận người khiếm khuyết một phần cơ thể như vậy thật đáng khen làm sao.

Lời nói đó của Lan khiến cho Mậu không nói lên lời, chỉ biết cúi gặm mặt, và tự hứa không uống rượu nữa. Còn Bính ôm mặt, khóc nấc lên. Bính thương đứa con gái nhỏ, Bính thương cả chính mình.

Phiên tòa tạm ngưng. Cả ba người có khoảng thời gian và không gian để còn cho nhau một cơ hội.

Bính ngất xỉu trước khi phiên tòa bắt đầu lại. Mậu vội vàng đưa Bính vào trạm xá, ở nơi đó, một bước ngoặt lớn hơn đã đến cho cái gia đình chỉ còn cách vài bước chân nữa thôi sẽ chính thức vỡ đôi. Bính đã cấn thai. Nhưng vì thai yếu nên Bính phải ở lại.

Những ngày này sau đó, Mậu không say xỉn nữa. Mậu về nhà, quét dọn nhà cửa, cho lợn cho gà ăn. Xong lại nấu cơm, mang lên trạm cho Bính. Mặc dù chỉ còn một tay, nhưng bu con cái Lan và đứa bé trong bụng đã cho Mậu nghị lực để tiếp tục sống những tháng ngày có ích, có trách nhiệm. Bính dần dần lấy lại được niềm tin nơi Mậu. Bính cho Mậu,cho Lan và cả cho chính mình cùng với đứa con trong bụng một cơ hội nữa. Một gia đình có đầy đủ các thành viên sau khi cơn giông đã đi qua.

Sau cơn mưa, Bính thấy một đường cong xanh xanh đỏ đỏ đủ sắc màu trượt qua những tầng mây. Dưới ánh nắng trông nó càng nổi bật và đẹp đẽ, nó là cầu vồng, là chiếc cầu vồng của hy vọng, ước mong vạn sự may mắn sau cơn giông.



Trầm Từ Thương

07/07/2022
 
Từ khóa Từ khóa
cau vong sau cơn giông sau cơn mưa
2K
5
11
Trả lời
Câu truyện được nâng lên một tầm mới qua review của cậu. Chị già xin chúc mừng cả hai tác giả nhé. Câu truyện hay để có một review tuyệt vời !
15580FF5-7B70-4C49-94D2-5155B2B89596.jpeg
 
em cám ơn chị vì đã cùng đồng suy nghĩ với em. bài viết thật tuyệt vời ạ
 
View previous replies…
Gần hết Mùa Hè Của Tôi sao chỉ có mỗi tác phẩm để đời thôi hả. Cho ra những tác phẩm hay nữa đi để mình còn cảm nhận chứ.
Mình viết truyện không hay. Nhưng mình tự tin cảm nhận tốt để lăng xê tác phẩm đó.
Hóng.
Trầm Từ Thươngem có viết 3 bài chắc anh chưa thấy đó ạ :bigsmile: mong anh đọc và cho em lời khuyên,a nhá
 
em có viết 3 bài chắc anh chưa thấy đó ạ :bigsmile: mong anh đọc và cho em lời khuyên,a nhá
TấmMình đã đọc truyện Cha là tất cả.
Cũng mời bạn ghé thăm và đọc truyện ngắn của mình để cùng giúp ngài chia sẻ, Gióp ý cho nhau nhé.
Truyện ngắn Làm Mẹ Lúc Hạ Sang.
 
  • Love
Reactions: Tấm
Mình đã đọc truyện Cha là tất cả.
Cũng mời bạn ghé thăm và đọc truyện ngắn của mình để cùng giúp ngài chia sẻ, Gióp ý cho nhau nhé.
Truyện ngắn Làm Mẹ Lúc Hạ Sang.
Trầm Từ Thươngvâng ạ. hãy đọc cả "giữ lại một chút nắng vàng" nữa nhé a ơi kkk
 

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.