Tiếng chộn rộn ngoài sân đánh thức bà Tâm khỏi những dòng suy tưởng mông lung. Như hiểu được mọi chuyện, bà bỏ dở mớ rau đang nhặt, đi vội ra sân. Thấy bố con cu Tí, bà không giấu nổi vui mừng, khuôn mặt rạng rỡ lộ rõ những nếp nhăn. Mỗi năm, vào dịp nghỉ hè, cu Tí được bố mẹ cho về quê chơi với bà nội. Thấy bà, nó vui lắm, chạy tới ôm chầm, miệng bi bô đủ chuyện, khiến căn nhà trở nên ấm áp, vui tươi lạ thường.
Bà Tâm chỉ có mỗi Hạnh là con, chồng mất từ khi Hạnh mới lên năm. Một tay bà vun vén, cực khổ nuôi con khôn lớn. Sau ba năm lên thành phố lập nghiệp, Hạnh cưới vợ rồi định cư luôn trên ấy, để lại mẹ già lủi thủi một mình dưới quê. Khi cu Tí chào đời, bà gác lại mọi việc, nhờ hàng xóm trông nom nhà cửa rồi khăn gói lên thành phố chăm dâu, chăm cháu. Lan ở cữ, bà lo như con gái, chăm sóc tận tình, không để con phải động tay động chân tới việc gì. Ngặt nỗi, bà cố gắng bao nhiêu cũng không vừa lòng con dâu. Trước mặt Hạnh, Lan tỏ ra lễ phép, vui vẻ với mẹ chồng nhưng khi anh vắng nhà, cô lộ rõ khó chịu, mặt nặng mày nhẹ dù bà chẳng làm gì sai. Thậm chí, bà bồng cháu, chơi với cháu, cô cũng không thích, cáu gắt ra mặt.
Người nhà quê như bà vốn sống phóng khoáng, thành phố lại quá chật chội, chen chúc, thành thử bà không quen. Với lại, bà hiểu rõ tâm tư của con dâu nên chẳng muốn ở lâu làm phiền. Đôi lần, vợ chồng Hạnh cãi nhau vì bà khiến bà khổ tâm dữ lắm. Sau một năm, khi cu Tí cứng cáp, bà lại khăn gói về quê. Ngày bà đi, con dâu mừng ra mặt. Bởi vậy, những năm sau đó, mỗi lần Hạnh ngỏ lời mời mẹ lên chơi, bà đều viện cớ từ chối. Dù thương con, thương cháu nhưng bà chỉ biết làm ngơ, im lặng nuốt nước mắt vào trong. Bà không muốn vì bà mà khiến con trai khó xử, vợ chồng lục đục không hay.
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, cu Tí nay đã bảy tuổi, cao lớn, nhanh nhẹn. Mỗi năm vào những dịp hè, nghỉ lễ hay Tết, Hạnh đều tranh thủ đưa cháu về quê chơi với bà. Số lần về quê của Lan giảm dần theo mỗi năm, cô luôn lấy cớ bận công việc nên không thể về. Biết con bận rộn, bà cũng chỉ tặc lưỡi cho qua, không trách cứ điều gì cũng chẳng để tâm. Cu Tí thích được về quê với bà nội lắm. Mỗi lần gặp bà, nó đều vui mừng tít mắt, chạy đến ôm chầm đòi được bế bồng. Năm nay, lưng bà đã còng, tay yếu, chân run, cu Tí lại nặng nên bà chẳng thể bồng bế được nữa. Nó bảo, từ nay nó sẽ là cái gậy của bà, bà đi đâu nó đi theo đó. Nghe vậy, bà cười mà nước mắt rưng rưng.
Bà Tâm ngồi nhai cau trầu, miệng nhóp nhép, trước mặt là ly nước hãm lá chè tươi màu vàng chanh đẹp mắt. Hạnh từ dưới nhà đi lên, ngồi đối diện với mẹ. Uống một ngụm nước, Hạnh lên tiếng:
– Mẹ nay đã già. Để mẹ một mình dưới đây, vợ chồng con không yên tâm. Hay mẹ lên trên phố ở với con, sẵn tiện chơi với cháu cho vui nhà vui cửa…
Không đợi Hạnh nói hết ý, bà Tâm cắt lời:
– Mẹ ở quê một mình quen rồi. Lâu lâu bây về chơi là mẹ mừng rồi. Giờ mẹ già yếu, có giúp đỡ được gì nhiều cho con nữa đâu. Vợ chồng con còn công việc, mẹ không muốn làm phiền các con.
Bà tiếp lời:
– Mồ mả ông bà tổ tiên đều ở đây cả, mẹ đi rồi lấy ai coi sóc. Mà ở thành phố bí bách, mẹ không quen. Mẹ ở đây với bố… – Nói rồi, hai mẹ con bà im lặng, mỗi người chạy theo những dòng suy nghĩ của riêng mình.
Bầu trời hôm nay thật đẹp, ngàn ánh sao lấp lánh. Gió thoang thoảng luồn qua mọi ngóc ngách đi vào nhà, dịu mát vô cùng nhưng sao lòng bà Tâm chẳng dễ chịu chút nào. Bà nằm ôm cu Tí vào lòng, trằn trọc mãi không ngủ. Bên cạnh, cu Tí đã say giấc. Ánh trăng vằng vặc chiếu rọi qua khung cửa sổ, đủ sáng để bà nhìn ngắm đứa cháu nội thân thương. Càng nhìn kỹ, cu Tí càng giống Hạnh hồi nhỏ, những kỷ niệm ngày xưa lại ùa về khiến bà không khỏi chạnh lòng, đáy mắt ướt sũng một màn sương. Từ khi chồng mất, vì thương con, bà quyết định không đi bước nữa, một mình nuôi con khôn lớn. Những ngày tháng có Hạnh bên cạnh, dù nghèo khó nhưng bà luôn vui vẻ, hạnh phúc. Giờ con đã có gia đình riêng, bà lại lẻ loi một mình, nỗi nhớ con nhớ cháu chưa lúc nào nguôi ngoai. Bà cũng muốn được ở gần con, gần cháu lắm nhưng bà ngại sống ở thành phố, đúng hơn là ngại sống cùng con dâu.
Những năm trước, cu Tí được ở lại quê với bà lâu hơn, có khi cả tháng trời. Nhưng hai năm trở lại đây, phần vì cu Tí phải đi học nhiều hơn, phần vì bà đã già, bố mẹ không yên tâm giao cu Tí một mình cho bà ở dưới quê nên nó phải lên sớm cùng bố. Ngày cu Tí theo bố về thành phố, bà đứng nhìn chiếc xe lăn bánh đưa hai bố con khuất hẳn mới chịu bước vào nhà, lòng nặng trĩu nhớ thương.
Hơn một tháng sau, Hạnh điện về, nói rằng mình đang cần gấp một khoản tiền lớn, nhờ mẹ xoay xở. Nhưng thân già như bà, biết lấy gì xoay xở cho con? Trước giờ, mỗi lần Hạnh cho tiền, bà đều giữ lại không tiêu, cộng thêm số tiền bà dành dụm được, cả thảy tầm ba mươi triệu nhưng Hạnh nói số đó không nhằm nhò gì. Thế rồi, Hạnh bảo: “Hay là… mẹ bán nhà cửa, ruộng vườn dưới quê đi”. Nghe con nói vậy, bà như chết lặng. Cả đời bà chỉ có mỗi mảnh đất này làm của, căn nhà làm chốn dung thân. Bán đi rồi, bà biết phải làm sao? Đất ông bà để lại, giờ nói bán nhẹ tênh như vậy sao được? Rồi còn bao kỷ niệm, mấy chục năm gắn bó ở đây, bà không nở.
Trước giờ, từ khi lập gia đình, Hạnh chưa bao giờ để bà phải bận tâm về chuyện tiền nong. Lần này, chắc phải có chuyện gì khó khăn, gấp gáp lắm mới mở lời nhờ đến mẹ. Lòng bà day dứt khôn nguôi, không biết nên thế nào mới phải. Cuối cùng, bà cắn răng chấp thuận theo ý con. Một tuần sau, Hạnh cùng một số người về xem đất. Bà tính chỉ bán một phần đất vườn, giữ lại căn nhà vì nó đã gắn bó với bà gần cả đời người, mọi ngóc ngách đều chất chứa biết bao kỷ niệm. Thế nhưng, vì không đủ số tiền Hạnh cần, bà đành bán hết để đỡ đần con qua lúc nguy khó.
Sau khi làm xong mọi thủ tục chuyển nhượng đất, bà sắp xếp đồ đạc, mang theo di ảnh của chồng lên thành phố sống chung với con. Nhờ có số tiền bán nhà, khó khăn của công ty Hạnh bước đầu được giải quyết. Biết ơn mẹ, Lan đối xử tử tế với bà hơn, không khí gia đình cũng vui vẻ, đầm ấm hơn. Nhưng chỉ được một thời gian ngắn, công ty của Hạnh lại gặp khó khăn, đứng trên bờ vực phá sản, không khí gia đình ngày càng nặng nề, đến độ bà không thể thở nổi.
Hạnh đi làm từ sáng đến tối muộn mới về. Buổi sáng, Lan đưa cu Tí đi học rồi lên công ty, chiều tối đón con về nhà. Một mình bà lủi thủi trong căn nhà phố rộng lớn, luôn khóa trái cửa. Buồn chán. Mệt mỏi vô cùng. Nhiều lúc, bà nhớ lại khoảng thời gian ở quê mà nước mắt lưng tròng. Nhìn di ảnh của ông, bà không khỏi chạnh lòng và xót xa. Giá như, ông có thể bên cạnh bà thì có lẽ, mọi chuyện sẽ không tồi tệ đến vậy.
Mắt bà đã yếu, lưng đã còng, sức lực chẳng còn bao nhiêu để lo toan việc nhà cho con nữa. Mỗi lần về đến nhà, Lan lại khó chịu trong người, mang bao áp lực dồn nén trên công ty đổ lên đầu mẹ chồng. Bà chỉ biết lặng thinh nghe con trách móc, không một lời phân bua. Mỗi lần cu Tí muốn gần gũi với nội, Lan đều ngăn cản, bắt con phải vào phòng học bài. Nên dù ở chung nhà, bà chẳng được chơi với cháu là bao, mối quan hệ của hai bà cháu ngày càng xa cách.
Bà muốn ăn gì, làm gì cũng phải nhìn mặt con dâu. Bà vốn thích ăn trầu, đây là thói quen khó bỏ của bà. Bà nhai trầu như thể gặm nhấm nỗi buồn của chính mình. Và nếu không nhai, nỗi buồn sẽ chất đống, nhấn chìm chính bà. Biết tính mẹ, mỗi khi có thời gian, Hạnh đều tranh thủ đi tìm mua cau trầu hoặc chạy về quê hái lên cho mẹ để mẹ đỡ buồn.
Ngặt nỗi, Lan ghét bà nhai cau trầu. Lan ghét cái màu đỏ thói từ nước trầu in hằn trên đôi môi thâm sạm của bà. Lan ghét cả miếng bã trầu, ghét quả cau, ghét ngọn trầu bà ăn. Ghét tất cả, dù chúng chẳng có tội tình gì. Chỉ đơn giản là vì Lan thấy chướng mắt. Mỗi lần nhìn thấy hay biết chồng lén mua cho bà, Lan lại làm ầm lên, vứt bỏ không chút thương tiếc. Thành thử, mỗi lần muốn nhai trầu cau, bà đều đợi con dâu đi vắng. Có lần, bà đang cặm cụi quét vôi lên lá trầu xanh thì bất ngờ Lan mở cửa, ánh mắt đầy tức giận, từ phía sau bước nhanh đến hất văng bịch trầu khiến bà giật mình. Cô không quên để lại những câu nói miệt thị sắc như dao đâm thẳng vào tim làm bà đau đớn tận tâm can. Nhìn những trái cau lăn lông lốc trên sàn nhà mà mắt bà mờ đi, cổ họng nghẹn cứng, chát chúa vô cùng.
Hạnh bận việc công ty nên thời gian dành cho mẹ và gia đình ít hẳn. Những đêm Hạnh về khuya, ghé vào phòng nhìn thì thấy mẹ đã ngủ nên không làm phiền. Hai mẹ con chỉ gặp nhau vào thời gian ít ỏi mỗi buổi sáng. Nhiều lần, Hạnh hỏi mẹ về cuộc sống ở đây, bà đều nuốt nước mắt vào trong, miệng cười, gật đầu tỏ ra hài lòng để con an tâm. Nhưng Hạnh nào đâu biết, khi Hạnh rời đi cũng là lúc bà sống trong nỗi cô độc, tuyệt vọng. Có những đêm, bà nghe vợ chồng Hạnh to tiếng với nhau về chuyện tiền bạc, công việc và cả về… mẹ, lòng bà quặn thắt, không tài nào ngủ được, nước mắt ướt đẫm gối lúc nào không hay.
Không lâu sau, bà Tâm thường xuyên bị đau lưng, tức ngực, ho nhiều khiến thân thể lúc nào cũng ê ẩm, mệt mỏi. Cảm thấy không ổn, bà tự đến bệnh viện gần nhà kiểm tra và phát hiện mình bị ung thư phổi. Khối u đã di căn nên thời gian của bà không còn nhiều nữa. Bác sĩ khuyên bà nên cho người nhà biết và nhanh chóng nhập viện để tiến hành điều trị. Nhận được tin, bà không bất ngờ là bao, cũng chẳng gào khóc đau đớn, bà bình thản trở về nhà như chưa có chuyện gì xảy ra. Và, bà cũng chẳng cho ai biết bệnh tình của mình. Tất nhiên, những người con bận bịu, vô tâm sống chung nhà kia cũng không hề biết là bà đang bệnh nặng.
Đã tròn một năm từ ngày bà bán nhà lên thành phố “hưởng thụ” cùng con cháu. Mùa hè trên này có vẻ gắt gỏng hơn dưới quê, khiến bà bức bách, khó chịu trong lòng. Bà thèm được về quê. Bà thèm được ngồi trước hiên nhà, thoả thích nhai trầu, nhâm nhi ngụm nước hãm lá chè xanh mà lâu rồi chưa được uống. Bà thèm được ngắm trăng sao, được hít thở không khí trong lành thoang thoảng. Thèm lắm! Nhớ lắm! Nỗi nhớ thôi thúc bà rời khỏi căn nhà này. Bà gói ghém áo quần, đồ dùng cá nhân gọn gàng vào trong tay nải, ôm di ảnh chồng rời khỏi ngôi nhà tưởng chừng rộng lớn nhưng lại rất chật hẹp này.
Đôi chân của bà vô định, lang thang khắp các nẻo đường của thành phố mà chẳng chịu lên xe về quê. Vì một lẽ, bà làm gì còn nhà để về. Rất nhanh, trời đã sập tối, thành phố lên đèn sáng tỏ như ban ngày. Lan cùng cu Tí trở về nhà. Như mọi ngày, khuôn mặt Lan tỏ rõ mệt mỏi, ánh mắt hiện vẽ tức tối và sẵn sàng trút giận lên người mẹ chồng xấu số. Thấy nhà tối om, máu tức dồn lên não, Lan vùng vằng đến bật điện, vừa đi vừa lớn giọng gọi mẹ nhưng đáp lại lời cô chỉ là bóng tối và sự im lặng đến rợn người. Trong lòng Lan xuất hiện một dự cảm chẳng lành.
Đèn điện thắp sáng cả căn nhà, Lan đi tìm khắp các phòng đều không thấy mẹ đâu, lòng bất giác bồn chồn. Sau khi phát hiện phim chụp X-quang phổi cùng một số giấy tờ xét nghiệm liên quan khác và một khoản tiền bà Tâm để lại, Lan lặng người, đôi tay run lẩy bẩy điện cho Hạnh. Nghe vợ báo tin, Hạnh không tin vào tai mình, đầu óc xáo trộn, cuống cuồng chạy khắp nơi tìm mẹ nhưng chẳng thấy đâu. Lòng Hạnh dâng trào cảm giác bất an khó tả. Anh hối hận lắm nhưng mọi chuyện giờ đã quá muộn…
Đường ray xe lửa dài bất tận. Gần nhà bà ở dưới quê cũng có đường ray chạy ngang qua. Bà nhớ hồi nhỏ, thằng Hạnh thích xem tàu hỏa chạy lắm. Cứ tầm tối, bà lại đèo thằng Hạnh trên chiếc xe đạp cũ kỹ đi ngắm tàu chạy. Con tàu dài ngoằng, chạy vụt qua đường ray, ánh đèn chớp xanh chớp đỏ làm nó thích thú vô cùng. Mọi chuyện chỉ như vừa mới hôm qua, hiện rõ mồn một trong ký ức của bà. Giờ đây, đường ray vẫn vậy, vẫn dài vô tận, chỉ có điều, lòng người đã không còn như trước nữa.
Bà Tâm ngồi thong thả trên đường ray xe lửa, chân duỗi thẳng, hai tay chống ra sau, ngửa mặt ngắm sao, miệng vẫn nhóp nhép nhai cau trầu. Bên cạnh là di ảnh của chồng cùng chiếc tay nải đựng hành lý. Sao đêm nay thật nhiều và thật đẹp. Trên không trung, khuôn mặt ông hiền hòa, từ từ hiện rõ, nở nụ cười rạng rỡ ngắm nhìn bà – người vợ hiền yêu thương. Thấy ông, bà mỉm cười mãn nguyện, đưa tay lên chờ ông nắm lấy cho thỏa nhớ mong. Chuyến tàu hỏa cuối cùng của cuộc đời bà đã đến, gần thật gần rồi sáng chóa, đưa bà về lại quê nhà, đoàn tụ với chồng và ông bà, tổ tiên. Trên trời cao, một ngôi sao sáng lấp lánh vừa đổi ngôi…
Bà Tâm chỉ có mỗi Hạnh là con, chồng mất từ khi Hạnh mới lên năm. Một tay bà vun vén, cực khổ nuôi con khôn lớn. Sau ba năm lên thành phố lập nghiệp, Hạnh cưới vợ rồi định cư luôn trên ấy, để lại mẹ già lủi thủi một mình dưới quê. Khi cu Tí chào đời, bà gác lại mọi việc, nhờ hàng xóm trông nom nhà cửa rồi khăn gói lên thành phố chăm dâu, chăm cháu. Lan ở cữ, bà lo như con gái, chăm sóc tận tình, không để con phải động tay động chân tới việc gì. Ngặt nỗi, bà cố gắng bao nhiêu cũng không vừa lòng con dâu. Trước mặt Hạnh, Lan tỏ ra lễ phép, vui vẻ với mẹ chồng nhưng khi anh vắng nhà, cô lộ rõ khó chịu, mặt nặng mày nhẹ dù bà chẳng làm gì sai. Thậm chí, bà bồng cháu, chơi với cháu, cô cũng không thích, cáu gắt ra mặt.
Người nhà quê như bà vốn sống phóng khoáng, thành phố lại quá chật chội, chen chúc, thành thử bà không quen. Với lại, bà hiểu rõ tâm tư của con dâu nên chẳng muốn ở lâu làm phiền. Đôi lần, vợ chồng Hạnh cãi nhau vì bà khiến bà khổ tâm dữ lắm. Sau một năm, khi cu Tí cứng cáp, bà lại khăn gói về quê. Ngày bà đi, con dâu mừng ra mặt. Bởi vậy, những năm sau đó, mỗi lần Hạnh ngỏ lời mời mẹ lên chơi, bà đều viện cớ từ chối. Dù thương con, thương cháu nhưng bà chỉ biết làm ngơ, im lặng nuốt nước mắt vào trong. Bà không muốn vì bà mà khiến con trai khó xử, vợ chồng lục đục không hay.
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, cu Tí nay đã bảy tuổi, cao lớn, nhanh nhẹn. Mỗi năm vào những dịp hè, nghỉ lễ hay Tết, Hạnh đều tranh thủ đưa cháu về quê chơi với bà. Số lần về quê của Lan giảm dần theo mỗi năm, cô luôn lấy cớ bận công việc nên không thể về. Biết con bận rộn, bà cũng chỉ tặc lưỡi cho qua, không trách cứ điều gì cũng chẳng để tâm. Cu Tí thích được về quê với bà nội lắm. Mỗi lần gặp bà, nó đều vui mừng tít mắt, chạy đến ôm chầm đòi được bế bồng. Năm nay, lưng bà đã còng, tay yếu, chân run, cu Tí lại nặng nên bà chẳng thể bồng bế được nữa. Nó bảo, từ nay nó sẽ là cái gậy của bà, bà đi đâu nó đi theo đó. Nghe vậy, bà cười mà nước mắt rưng rưng.
Bà Tâm ngồi nhai cau trầu, miệng nhóp nhép, trước mặt là ly nước hãm lá chè tươi màu vàng chanh đẹp mắt. Hạnh từ dưới nhà đi lên, ngồi đối diện với mẹ. Uống một ngụm nước, Hạnh lên tiếng:
– Mẹ nay đã già. Để mẹ một mình dưới đây, vợ chồng con không yên tâm. Hay mẹ lên trên phố ở với con, sẵn tiện chơi với cháu cho vui nhà vui cửa…
Không đợi Hạnh nói hết ý, bà Tâm cắt lời:
– Mẹ ở quê một mình quen rồi. Lâu lâu bây về chơi là mẹ mừng rồi. Giờ mẹ già yếu, có giúp đỡ được gì nhiều cho con nữa đâu. Vợ chồng con còn công việc, mẹ không muốn làm phiền các con.
Bà tiếp lời:
– Mồ mả ông bà tổ tiên đều ở đây cả, mẹ đi rồi lấy ai coi sóc. Mà ở thành phố bí bách, mẹ không quen. Mẹ ở đây với bố… – Nói rồi, hai mẹ con bà im lặng, mỗi người chạy theo những dòng suy nghĩ của riêng mình.
Bầu trời hôm nay thật đẹp, ngàn ánh sao lấp lánh. Gió thoang thoảng luồn qua mọi ngóc ngách đi vào nhà, dịu mát vô cùng nhưng sao lòng bà Tâm chẳng dễ chịu chút nào. Bà nằm ôm cu Tí vào lòng, trằn trọc mãi không ngủ. Bên cạnh, cu Tí đã say giấc. Ánh trăng vằng vặc chiếu rọi qua khung cửa sổ, đủ sáng để bà nhìn ngắm đứa cháu nội thân thương. Càng nhìn kỹ, cu Tí càng giống Hạnh hồi nhỏ, những kỷ niệm ngày xưa lại ùa về khiến bà không khỏi chạnh lòng, đáy mắt ướt sũng một màn sương. Từ khi chồng mất, vì thương con, bà quyết định không đi bước nữa, một mình nuôi con khôn lớn. Những ngày tháng có Hạnh bên cạnh, dù nghèo khó nhưng bà luôn vui vẻ, hạnh phúc. Giờ con đã có gia đình riêng, bà lại lẻ loi một mình, nỗi nhớ con nhớ cháu chưa lúc nào nguôi ngoai. Bà cũng muốn được ở gần con, gần cháu lắm nhưng bà ngại sống ở thành phố, đúng hơn là ngại sống cùng con dâu.
Những năm trước, cu Tí được ở lại quê với bà lâu hơn, có khi cả tháng trời. Nhưng hai năm trở lại đây, phần vì cu Tí phải đi học nhiều hơn, phần vì bà đã già, bố mẹ không yên tâm giao cu Tí một mình cho bà ở dưới quê nên nó phải lên sớm cùng bố. Ngày cu Tí theo bố về thành phố, bà đứng nhìn chiếc xe lăn bánh đưa hai bố con khuất hẳn mới chịu bước vào nhà, lòng nặng trĩu nhớ thương.
Mẹ và con trai. Nguồn: Internet
Hơn một tháng sau, Hạnh điện về, nói rằng mình đang cần gấp một khoản tiền lớn, nhờ mẹ xoay xở. Nhưng thân già như bà, biết lấy gì xoay xở cho con? Trước giờ, mỗi lần Hạnh cho tiền, bà đều giữ lại không tiêu, cộng thêm số tiền bà dành dụm được, cả thảy tầm ba mươi triệu nhưng Hạnh nói số đó không nhằm nhò gì. Thế rồi, Hạnh bảo: “Hay là… mẹ bán nhà cửa, ruộng vườn dưới quê đi”. Nghe con nói vậy, bà như chết lặng. Cả đời bà chỉ có mỗi mảnh đất này làm của, căn nhà làm chốn dung thân. Bán đi rồi, bà biết phải làm sao? Đất ông bà để lại, giờ nói bán nhẹ tênh như vậy sao được? Rồi còn bao kỷ niệm, mấy chục năm gắn bó ở đây, bà không nở.
Trước giờ, từ khi lập gia đình, Hạnh chưa bao giờ để bà phải bận tâm về chuyện tiền nong. Lần này, chắc phải có chuyện gì khó khăn, gấp gáp lắm mới mở lời nhờ đến mẹ. Lòng bà day dứt khôn nguôi, không biết nên thế nào mới phải. Cuối cùng, bà cắn răng chấp thuận theo ý con. Một tuần sau, Hạnh cùng một số người về xem đất. Bà tính chỉ bán một phần đất vườn, giữ lại căn nhà vì nó đã gắn bó với bà gần cả đời người, mọi ngóc ngách đều chất chứa biết bao kỷ niệm. Thế nhưng, vì không đủ số tiền Hạnh cần, bà đành bán hết để đỡ đần con qua lúc nguy khó.
Sau khi làm xong mọi thủ tục chuyển nhượng đất, bà sắp xếp đồ đạc, mang theo di ảnh của chồng lên thành phố sống chung với con. Nhờ có số tiền bán nhà, khó khăn của công ty Hạnh bước đầu được giải quyết. Biết ơn mẹ, Lan đối xử tử tế với bà hơn, không khí gia đình cũng vui vẻ, đầm ấm hơn. Nhưng chỉ được một thời gian ngắn, công ty của Hạnh lại gặp khó khăn, đứng trên bờ vực phá sản, không khí gia đình ngày càng nặng nề, đến độ bà không thể thở nổi.
Hạnh đi làm từ sáng đến tối muộn mới về. Buổi sáng, Lan đưa cu Tí đi học rồi lên công ty, chiều tối đón con về nhà. Một mình bà lủi thủi trong căn nhà phố rộng lớn, luôn khóa trái cửa. Buồn chán. Mệt mỏi vô cùng. Nhiều lúc, bà nhớ lại khoảng thời gian ở quê mà nước mắt lưng tròng. Nhìn di ảnh của ông, bà không khỏi chạnh lòng và xót xa. Giá như, ông có thể bên cạnh bà thì có lẽ, mọi chuyện sẽ không tồi tệ đến vậy.
Mắt bà đã yếu, lưng đã còng, sức lực chẳng còn bao nhiêu để lo toan việc nhà cho con nữa. Mỗi lần về đến nhà, Lan lại khó chịu trong người, mang bao áp lực dồn nén trên công ty đổ lên đầu mẹ chồng. Bà chỉ biết lặng thinh nghe con trách móc, không một lời phân bua. Mỗi lần cu Tí muốn gần gũi với nội, Lan đều ngăn cản, bắt con phải vào phòng học bài. Nên dù ở chung nhà, bà chẳng được chơi với cháu là bao, mối quan hệ của hai bà cháu ngày càng xa cách.
Bà muốn ăn gì, làm gì cũng phải nhìn mặt con dâu. Bà vốn thích ăn trầu, đây là thói quen khó bỏ của bà. Bà nhai trầu như thể gặm nhấm nỗi buồn của chính mình. Và nếu không nhai, nỗi buồn sẽ chất đống, nhấn chìm chính bà. Biết tính mẹ, mỗi khi có thời gian, Hạnh đều tranh thủ đi tìm mua cau trầu hoặc chạy về quê hái lên cho mẹ để mẹ đỡ buồn.
Ngặt nỗi, Lan ghét bà nhai cau trầu. Lan ghét cái màu đỏ thói từ nước trầu in hằn trên đôi môi thâm sạm của bà. Lan ghét cả miếng bã trầu, ghét quả cau, ghét ngọn trầu bà ăn. Ghét tất cả, dù chúng chẳng có tội tình gì. Chỉ đơn giản là vì Lan thấy chướng mắt. Mỗi lần nhìn thấy hay biết chồng lén mua cho bà, Lan lại làm ầm lên, vứt bỏ không chút thương tiếc. Thành thử, mỗi lần muốn nhai trầu cau, bà đều đợi con dâu đi vắng. Có lần, bà đang cặm cụi quét vôi lên lá trầu xanh thì bất ngờ Lan mở cửa, ánh mắt đầy tức giận, từ phía sau bước nhanh đến hất văng bịch trầu khiến bà giật mình. Cô không quên để lại những câu nói miệt thị sắc như dao đâm thẳng vào tim làm bà đau đớn tận tâm can. Nhìn những trái cau lăn lông lốc trên sàn nhà mà mắt bà mờ đi, cổ họng nghẹn cứng, chát chúa vô cùng.
Hạnh bận việc công ty nên thời gian dành cho mẹ và gia đình ít hẳn. Những đêm Hạnh về khuya, ghé vào phòng nhìn thì thấy mẹ đã ngủ nên không làm phiền. Hai mẹ con chỉ gặp nhau vào thời gian ít ỏi mỗi buổi sáng. Nhiều lần, Hạnh hỏi mẹ về cuộc sống ở đây, bà đều nuốt nước mắt vào trong, miệng cười, gật đầu tỏ ra hài lòng để con an tâm. Nhưng Hạnh nào đâu biết, khi Hạnh rời đi cũng là lúc bà sống trong nỗi cô độc, tuyệt vọng. Có những đêm, bà nghe vợ chồng Hạnh to tiếng với nhau về chuyện tiền bạc, công việc và cả về… mẹ, lòng bà quặn thắt, không tài nào ngủ được, nước mắt ướt đẫm gối lúc nào không hay.
Không lâu sau, bà Tâm thường xuyên bị đau lưng, tức ngực, ho nhiều khiến thân thể lúc nào cũng ê ẩm, mệt mỏi. Cảm thấy không ổn, bà tự đến bệnh viện gần nhà kiểm tra và phát hiện mình bị ung thư phổi. Khối u đã di căn nên thời gian của bà không còn nhiều nữa. Bác sĩ khuyên bà nên cho người nhà biết và nhanh chóng nhập viện để tiến hành điều trị. Nhận được tin, bà không bất ngờ là bao, cũng chẳng gào khóc đau đớn, bà bình thản trở về nhà như chưa có chuyện gì xảy ra. Và, bà cũng chẳng cho ai biết bệnh tình của mình. Tất nhiên, những người con bận bịu, vô tâm sống chung nhà kia cũng không hề biết là bà đang bệnh nặng.
Đã tròn một năm từ ngày bà bán nhà lên thành phố “hưởng thụ” cùng con cháu. Mùa hè trên này có vẻ gắt gỏng hơn dưới quê, khiến bà bức bách, khó chịu trong lòng. Bà thèm được về quê. Bà thèm được ngồi trước hiên nhà, thoả thích nhai trầu, nhâm nhi ngụm nước hãm lá chè xanh mà lâu rồi chưa được uống. Bà thèm được ngắm trăng sao, được hít thở không khí trong lành thoang thoảng. Thèm lắm! Nhớ lắm! Nỗi nhớ thôi thúc bà rời khỏi căn nhà này. Bà gói ghém áo quần, đồ dùng cá nhân gọn gàng vào trong tay nải, ôm di ảnh chồng rời khỏi ngôi nhà tưởng chừng rộng lớn nhưng lại rất chật hẹp này.
Đôi chân của bà vô định, lang thang khắp các nẻo đường của thành phố mà chẳng chịu lên xe về quê. Vì một lẽ, bà làm gì còn nhà để về. Rất nhanh, trời đã sập tối, thành phố lên đèn sáng tỏ như ban ngày. Lan cùng cu Tí trở về nhà. Như mọi ngày, khuôn mặt Lan tỏ rõ mệt mỏi, ánh mắt hiện vẽ tức tối và sẵn sàng trút giận lên người mẹ chồng xấu số. Thấy nhà tối om, máu tức dồn lên não, Lan vùng vằng đến bật điện, vừa đi vừa lớn giọng gọi mẹ nhưng đáp lại lời cô chỉ là bóng tối và sự im lặng đến rợn người. Trong lòng Lan xuất hiện một dự cảm chẳng lành.
Đèn điện thắp sáng cả căn nhà, Lan đi tìm khắp các phòng đều không thấy mẹ đâu, lòng bất giác bồn chồn. Sau khi phát hiện phim chụp X-quang phổi cùng một số giấy tờ xét nghiệm liên quan khác và một khoản tiền bà Tâm để lại, Lan lặng người, đôi tay run lẩy bẩy điện cho Hạnh. Nghe vợ báo tin, Hạnh không tin vào tai mình, đầu óc xáo trộn, cuống cuồng chạy khắp nơi tìm mẹ nhưng chẳng thấy đâu. Lòng Hạnh dâng trào cảm giác bất an khó tả. Anh hối hận lắm nhưng mọi chuyện giờ đã quá muộn…
Đường ray xe lửa dài bất tận. Gần nhà bà ở dưới quê cũng có đường ray chạy ngang qua. Bà nhớ hồi nhỏ, thằng Hạnh thích xem tàu hỏa chạy lắm. Cứ tầm tối, bà lại đèo thằng Hạnh trên chiếc xe đạp cũ kỹ đi ngắm tàu chạy. Con tàu dài ngoằng, chạy vụt qua đường ray, ánh đèn chớp xanh chớp đỏ làm nó thích thú vô cùng. Mọi chuyện chỉ như vừa mới hôm qua, hiện rõ mồn một trong ký ức của bà. Giờ đây, đường ray vẫn vậy, vẫn dài vô tận, chỉ có điều, lòng người đã không còn như trước nữa.
Bà Tâm ngồi thong thả trên đường ray xe lửa, chân duỗi thẳng, hai tay chống ra sau, ngửa mặt ngắm sao, miệng vẫn nhóp nhép nhai cau trầu. Bên cạnh là di ảnh của chồng cùng chiếc tay nải đựng hành lý. Sao đêm nay thật nhiều và thật đẹp. Trên không trung, khuôn mặt ông hiền hòa, từ từ hiện rõ, nở nụ cười rạng rỡ ngắm nhìn bà – người vợ hiền yêu thương. Thấy ông, bà mỉm cười mãn nguyện, đưa tay lên chờ ông nắm lấy cho thỏa nhớ mong. Chuyến tàu hỏa cuối cùng của cuộc đời bà đã đến, gần thật gần rồi sáng chóa, đưa bà về lại quê nhà, đoàn tụ với chồng và ông bà, tổ tiên. Trên trời cao, một ngôi sao sáng lấp lánh vừa đổi ngôi…
Sửa lần cuối: