Đề đọc hiểu bài Ánh trăng - Nguyễn Duy

Đề đọc hiểu bài Ánh trăng - Nguyễn Duy

Lan Hương
Lan Hương
  • Thành viên BQT
  • Truyền thông VHT 20
Kì thi vào 10 THPT chuẩn bị diễn ra. Để đạt kết quả cao cần sự cố gắng rèn luyện từ các bạn học sinh. Dưới đây là đề đọc hiểu bài "Ánh Trăng của Nguyễn Duy mời các em cùng tham khảo
Đề đọc hiểu bài Ánh trăng

Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi

Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với biển
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ

Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa


Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ nào? Của ai? Giới thiệu đôi nét về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

Câu 2: Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào để nhắc lại kỉ niệm của mình? Nêu tác dụng của nó.

Câu 3: Tìm và phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ được viết trong đoạn thơ trên?

Câu 4: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ "Trần trụi với thiên nhiên/hồn nhiên như cây cỏ"? Tác dụng của biện pháp tu từ đó là gì?
 
3K
2
2
22/12/20
20
466
47,999
22
Xu
49
có đáp án không ạ
 
  • Like
Reactions: Lan Hương

Lan Hương

Truyền thông VHT
Thành viên BQT
5/4/21
652
384
62,999
20
forum.vanhoctre.com
Xu
6,835,772
Đỗ Thị Hồng NhungCâu 1:
Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ Ánh trăng của nhà thơ Nguyễn Duy.
- Giới thiệu đôi nét về tác giả:
  • Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở làng Quảng Xá, nay thuộc phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hoá. Năm 1966, Nguyễn Duy gia nhập quân đội, vào binh chủng Thông tin, tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường.
  • Nguyễn Duy đã được trao giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1972 - 1973. Ông trở thành một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mỹ cứu nước và tiếp tục bền bỉ sáng tác.
- Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ: “Ánh trăng” là một bài thơ hay viết vào năm 1978, 3 năm sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, được nhà thơ viết tại Thành phố Hồ Chí Minh và in trong tập “Ánh trăng”.

Câu 2:
Tác giả sử dụng biện pháp tu từ điệp từ "với" để nhắc lại kỉ niệm của mình: gắn bó với đồng, với sông, với bể
- Tác dụng của việc sử dụng điệp từ này là: điệp từ “với” được lặp lại ba lần càng tô đậm thêm sự gắn bó chan hòa của con người với thiên nhiên, với những tươi đẹp của tuổi thơ.

Câu 3:
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên: nhân hóa.
- Nhân hóa vầng trăng trở thành “tri kỉ” người gần gũi, gắn bó, thấu hiểu mọi tâm tư, tình cảnh.
  • Trăng trở thành người bạn chia sẻ mọi vui buồn, trăng đồng cam cộng khổ, xoa dịu những nỗi đau của chiến tranh bằng ánh sáng tươi mát, hiền hòa.
  • Trăng là người bạn đồng hành, đồng cam cộng khổ với người chiến sĩ, trăng chính là hiện thân của quá khứ chan hòa tình nghĩa.
Câu 4:
Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ "Trần trụi với thiên nhiên/hồn nhiên như cây cỏ" là:
- Phép liên tưởng đầy tính nghệ thuật “trần trụi với thiên nhiên
- Phép so sánh độc đáo “hồn thiên như cây cỏ
-> Tác dụng của những biện pháp tu từ trên là: cho ta thấy rõ hơn vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, trong sáng, rất đỗi vô tư, hồn nhiên của vầng trăng. Đó cũng chính là hình ảnh con người lúc bấy giờ: vô tư, hồn nhiên, trong sáng.
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top