Đề thi

Đề thi

ÔN THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN (Có đáp án chi tiết)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản:
(1) Bất kỳ điều gì con người tưởng tượng ra và tin tưởng sẽ đạt được đều có khả năng trở thành hiện thực. Niềm tin là nền tảng của mọi thành công. Chỉ cần có niềm tin, bạn nhất định sẽ chiến thắng. Câu chuyện về những tấm gương thành công tự cổ chí kim đều chuyển tải thông điệp về sức mạnh của niềm tin.
(2) Để xây dựng niềm tin, trước hết bạn phải tin tưởng ở chính mình. Khi làm được điều này, bạn sẽ thấy tin tưởng hơn vào con đường mình đã chọn, cũng như kết quả mà bạn sẽ đạt được sau đó. Chỉ khi mất niềm tin, người ta mới rơi vào thất bại. Từ cầu thủ giao bóng, anh lính trên chiến trường, hay nhà chính khách, nhà quản lý doanh nghiệp cho đến anh công nhân,... tất cả đều chỉ có thể hướng về phía trước và nỗ lực hết sức khi họ có niềm tin. Trước hết bạn phải có niềm tin, rồi niềm tin đó sẽ lan truyền sang những người xung quanh bạn – những người thân cận và thuộc cấp của bạn – và họ sẽ đặt sự tin tưởng vào bạn.
(3) Niềm tin luôn là phần không thể thiếu trong thắng lợi của bất kỳ ai. Khoảng cách giữa một anh công nhân bình thường với vị trí của người quản đốc chẳng là gì nếu anh ta có niềm tin và biết vượt lên chính mình bằng niềm tin ấy.
(4) Hãy nuôi dưỡng niềm tin. Lặp đi lặp lại một sự khẳng định nào đó cũng giống như việc đưa ra mệnh lệnh cho tiềm thức của bạn. Đây là phương pháp hữu hiệu có thể giúp con người phát triển niềm tin một cách chủ động.
(George Matthew Adams, Không gì là không thể,
Thu Hằng dịch NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2023, tr.24,25)
Thực hiện yêu cầu sau:
̂ 1 (0,5 điểm). Xác định luận đề của văn bản trên.
̂ 2 (0,5 điểm). Trong đoạn (4), tác giả đã dùng lí lẽ nào để khẳng định: Hãy nuôi dưỡng niềm tin.
Câu 3 (1,0 điểm). Nêu vai trò của bằng chứng được sử dụng trong đoạn (2).
Câu 4 (1,0 điểm). Em hiểu gì về thái độ của tác giả khi bàn về vấn đề trong văn bản trên?
Câu 5 (1,0 điểm). Bài học ý nghĩa nhất em rút ra cho bản thân từ văn bản trên là gì? Vì sao?
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
̂ 1 (2,0 điểm). Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm nghĩ của em sau khi đọc xong bài thơ:
Mẹ (Viễn Phương)
Con nhớ ngày xưa mẹ hát:
...“Hoa sen lặng lẽ dưới đầm
Hương hoa dịu dàng bát ngát
Thơm tho không gian, thời gian”...

Mẹ nghèo như đoá hoa sen
Tháng năm âm thầm lặng lẽ,
Giọt máu hoà theo dòng lệ
Hương đời mẹ ướp cho con.

Khi con thành đoá hoa thơm
Đời mẹ lắt lay chiếc bóng,
Con đi… chân trời gió lộng
Mẹ về… nắng quái chiều hôm.

Sen đã tàn sau mùa hạ
Mẹ cũng lìa xa cõi đời,
Sen tàn rồi sen lại nở
Mẹ thành ngôi sao trên trời.
(Trích Nhà văn và tác phẩm văn học trong nhà trường,
Viễn Phương, Thanh Hải, Nguyễn Khoa Điềm, NXB Giáo dục Việt Nam, 1999)
* Chú thích: Viễn Phương ( 1928- 2005) tên thật là Phan Thanh Viễn, quê ở An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. Tác phẩm chính: “Anh hùng mìn gạt”, “Như mây mùa xuân”, “Lòng mẹ”,… Thơ của Viễn Phương giàu cảm xúc nhưng không bi lụy mà nền nã, thì thầm, bâng khuâng.
̂ 2 (4,0 điểm). Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết: "Là một học sinh, em nghĩ làm thế nào để bản thân biết cách đối mặt và vượt qua thử thách?”
ĐÁP ÁN
̂ 1: Luận đề của văn bản trên: Sức mạnh của niềm tin.
̂ 2: Lí lẽ: Lặp đi lặp lại một sự khẳng định nào đó cũng giống như việc đưa ra mệnh lệnh cho tiềm thức của bạn. Đây là phương pháp hữu hiệu có thể giúp con người phát triển niềm tin một cách chủ động.
̂ 3: * Bằng chứng: Từ cầu thủ giao bóng, anh lính trên chiến trường, hay nhà chính khách, nhà quản lý doanh nghiệp cho đến anh công nhân,… tất cả đều chỉ có thể hướng về phía trước và nỗ lực hết sức khi họ có niềm tin.
* Vai trò của bằng chứng:
- Giúp cho lập luận chặt chẽ, logic, giàu sức thuyết phục, tăng độ tin cậy cho bài viết.
- Làm sáng tỏ luận điểm: Để xây dựng niềm tin, trước hết bạn phải tin tưởng ở chính mình. Từ đó, góp phần làm nổi bật luận đề của văn bản: Sức mạnh của niềm tin.
̂ 4: Thái độ của tác giả:
- Ca ngợi sức mạnh của niềm tin trong cuộc sống.
- Khẳng định, đề cao vai trò của niềm tin trong cuộc sống, niềm tin là nền tảng dẫn đến thành công.
- Mong muốn chúng ta nhận thức đúng đắn về sức mạnh của niềm tin.
- Mong muốn mọi người tạo dựng và nuôi dưỡng niềm tin cho bản thân trong bất cứ hoàn cảnh nào để luôn thành công trong cuộc sống.
- Qua đó cũng lên án, phê phán những con người sống bi quan, tự ti, thiếu niềm tin vào bản thân, vào cuộc sống.
̂ 5: - Hs nêu một bài học phù hợp với nội dung của văn bản. (Gợi ý: Cần nhận thức được vai trò, sức mạnh của niềm tin trong cuộc sống; hãy tạo dựng cho mình niềm tin trong cuộc sống; đừng đánh mất niềm tin vào cuộc sống....)
- Lí giải một cách hợp lí, thuyết phục.
VẾ
̂ 1
a.Xác định được yêu cầu về hình thức và dung lượng đoạn văn
Xác định được yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, song song, phối hợp.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:
Cảm nghĩ về nội dung và nghệ thuật về bài thơ Mẹ của tác giả Viễn Phương
c. Xác định được hệ thống ý phù hợp làm rõ nội dung trọng tâm của đoạn văn:
* Xác định được các ý phù hợp để tập trung làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:
- Giới thiệu nhan đề, tác giả và nêu cảm nghĩ chung về bài thơ.
- Trình bày cảm nghĩ về nét độc đáo của bài thơ trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật:
+ Trình bày cảm nghĩ về nội dung (mạch cảm xúc, chủ đề, thông điệp...) của bài thơ: Bài thơ viết về tình mẹ thiêng liêng và vĩ đại. Bài thơ mang đến những hình ảnh và cảm nhận sâu sắc về tình mẹ về sự hy sinh vô điều kiện của mẹ dành cho con. Qua đó thể hiện được tình yêu, tấm lòng kính trọng và biết ơn mẹ....
+ Cảm nghĩ về những yếu tố nghệ thuật: thể thơ sáu chữ; hình ảnh chọn lọc, tinh tế; ngôn ngữ giàu sức biểu cảm; phép tu từ nhân hoá, ẩn dụ, so sánh được sử dụng hiệu quả… và tác dụng của chúng trong việc biểu đạt nội dung;
- Khái quát cảm nghĩ về bài thơ.
* Sắp xếp được hệ thống các ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn.
d.Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
- Lựa chọn được phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai những nội dung đã xác định.
- Trình bày rõ cảm nghĩ và hệ thống các ý.
- Sử dụng đa dạng các hình thức trích dẫn; kết hợp phân tích với nhận xét, đánh giá và bộc lộ cảm nghĩ về bài thơ.
đ. Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.
e. Sáng tạo
Thể hiện cảm nghĩ sâu sắc về bài thơ; có cách diễn đạt mới mẻ.
̂ 2: Viết bài văn
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài
- Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Là một học sinh, em nghĩ làm thế nào để bản thân biết cách đối mặt và vượt qua thử thách.
c. Đề xuất hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết
- Xác định được các ý chính của bài viết.
- Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. Có thể triển khai theo hướng:
1. Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.
2. Triển khai vấn đề nghị luận:
a. Giải thích vấn đề nghị luận:
+ Thử thách là những khó khăn, trở ngại, hoặc tình huống bất lợi mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống. Chúng có thể đến từ nhiều khía cạnh khác nhau như học tập, công việc, mối quan hệ, sức khỏe hoặc hoàn cảnh gia đình.
+ Đối mặt và vượt qua thử thách là quá trình chúng ta nhận thức, chấp nhận và tìm cách giải quyết những khó khăn đó để đạt được mục tiêu hoặc vượt qua nghịch cảnh.
b. Thể hiện quan điểm của người viết về vấn đề nghị luận, có thể theo một số gợi ý sau:
- Thực trạng: Trong xã hội hiện đại, giới trẻ đang phải đối mặt với nhiều áp lực và thử thách mới. Áp lực học tập, cạnh tranh trong công việc, khủng hoảng kinh tế, biến đổi khí hậu và dịch bệnh là những thách thức lớn mà thế hệ trẻ phải đối mặt. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ kỹ năng và sự chuẩn bị để đối mặt với những khó khăn này. Nhiều bạn trẻ dễ nản lòng, bỏ cuộc hoặc rơi vào trạng thái tiêu cực khi gặp thử thách.
- Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc giới trẻ gặp khó khăn trong việc đối mặt và vượt qua thử thách. Một số nguyên nhân chính bao gồm:
+ Thiếu kỹ năng sống: Giáo dục hiện nay chưa chú trọng đầy đủ đến việc trang bị cho học sinh các kỹ năng sống cần thiết như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng tư duy phản biện.
+ Sợ thất bại: Nhiều bạn trẻ sợ thất bại và không dám đối mặt với thử thách vì lo ngại sẽ bị đánh giá hoặc mất mặt.
+ Thiếu sự hỗ trợ: Một số bạn trẻ thiếu sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè hoặc thầy cô khi gặp khó khăn.
+ Ảnh hưởng của mạng xã hội: Mạng xã hội có thể tạo ra áp lực đồng trang lứa và khiến giới trẻ so sánh bản thân với người khác, dẫn đến cảm giác tự ti và thiếu tự tin.
- Hậu quả của thực trạng trên: Không dám đối mặt và vượt qua khó khăn thử thách có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với học sinh:
+ Kết quả học tập kém: Học sinh ngại khó khăn thử thách trong học tập thường quyết tâm trong việc học và làm bài nhất là khi gặp bài khó, đơn vị kiến thức mới, dẫn đến việc không nắm vững kiến thức và kết quả học tập kém.
+ Mất niềm tin vào bản thân: Học sinh không dám đối mặt với khó khăn, lâu dần khó khăn thử thách dù nhỏ cũng trở thành rào cản không dám vượt qua. Từ đó dễ trở nên tự ti, mất niềm tin vào khả năng của bản thân
+ Dễ gặp thất bại trong cuộc sống: Không vượt qua khó khăn thử thách sẽ dễ nản chí, làm gì cũng sợ thất bại. Vì vậy khó có cơ hội thành công.

- Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện về vấn đề…
- Đề xuất được một vài giải pháp khả thi, có sức thuyết phục để đối mặt và vượt qua thử thách. Có thể là:
+ Rèn luyện tư duy tích cực.
+ Xây dựng mục tiêu rõ ràng và kế hoạch hành động cụ thể.
+ Tìm kiếm sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè và chuyên gia.
+ Học hỏi và phát triển không ngừng
- …
* Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân.
* Lưu ý: Học sinh đề xuất được ít nhất hai giải pháp, trình bày theo nhiều hướng, bảo đảm hợp lí, thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:
- Triển khai được ít ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.
- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề.
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.
Lưu ý: Học sinh có thể trình bày suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật
đ. Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
---------------------
 
23
0
0
Trả lời

Bình luận mới

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.