Chào mừng các bạn đến với diễn đàn của chúng tôi, đến đây, các bạn học sinh sẽ được tham khảo những đề thi về kì thi Tuyển sinh lớp 10 năm 2022 môn Ngữ văn. Mời các bạn cùng theo dõi những bài viết mới nhất để nhận được những tài liệu học tập bổ ích, thú vị.
Dưới đây là đề thi mà Văn học trẻ đã biên soạn:
Phần 1 (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới
Câu 1 (1,0 điểm). Xác định một phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn in nghiêng ở trên và chỉ rõ từ ngữ được dùng làm phương tiện liên kết
Câu 2 (0,5 điểm). Theo tác giả, khi gặp “hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục”, con người có những cách ứng xử nào?
Câu 3 (2,5 điểm). Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy trình bày suy nghĩ khoảng 2/3 trang giấy thi về ý kiến: Phải chăng hoàn cảnh khó khăn cũng là cơ hội để mỗi người khám phá khả năng của chính mình.
Phần II. (6,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Câu 1. (0,5 điểm) Giải thích ý nghĩa nhan đề: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Câu 2. (1 điểm) Từ “đắng” trong dòng thơ in đậm được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Hãy giải thích ý nghĩa của từ láy trong văn cảnh.
Câu 3. (0,5 điểm) Chỉ ra hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Câu 4. (4 điểm) Viết đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch (khoảng 12 câu) phân tích đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng phép lặp và phép thế (gạch dưới các từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết đó).
Đề thi thử số 1 dành cho kì thi vào 10 môn Ngữ Văn được nhóm tác giả vanhoctre biên soạn rất mong được sự ủng hộ của quý độc giả. Phần đáp án và thang điểm ở phần bình luận phía dưới các bạn nhé!
Dưới đây là đề thi mà Văn học trẻ đã biên soạn:
ĐỀ THI THỬ Số 01 Fourm Văn Học Trẻ | KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 Môn: Ngữ văn Thời gian: 120 phút |
Phần 1 (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới
“Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách, có người cho là do có điều kiện được học tập, lại có người cho là do có tài năng trời cho. Các ý kiến đó mỗi ý chỉ nói tới một nguyên nhân, mà lại là nguyên nhân khách quan, họ quên mất nguyên nhân chủ quan của con người.
Thật vậy. Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thi cơ hội cũng qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí, có người lại gồng mình vượt qua.”
Thật vậy. Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thi cơ hội cũng qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí, có người lại gồng mình vượt qua.”
(Nguyên Hương, Trò chuyện với bạn trẻ, Ngữ văn 9, tập hai, NXB GDVN, 2018)
Câu 1 (1,0 điểm). Xác định một phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn in nghiêng ở trên và chỉ rõ từ ngữ được dùng làm phương tiện liên kết
Câu 2 (0,5 điểm). Theo tác giả, khi gặp “hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục”, con người có những cách ứng xử nào?
Câu 3 (2,5 điểm). Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy trình bày suy nghĩ khoảng 2/3 trang giấy thi về ý kiến: Phải chăng hoàn cảnh khó khăn cũng là cơ hội để mỗi người khám phá khả năng của chính mình.
Phần II. (6,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái
(Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính)
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái
(Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính)
Câu 1. (0,5 điểm) Giải thích ý nghĩa nhan đề: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Câu 2. (1 điểm) Từ “đắng” trong dòng thơ in đậm được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Hãy giải thích ý nghĩa của từ láy trong văn cảnh.
Câu 3. (0,5 điểm) Chỉ ra hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Câu 4. (4 điểm) Viết đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch (khoảng 12 câu) phân tích đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng phép lặp và phép thế (gạch dưới các từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết đó).
Đề thi thử số 1 dành cho kì thi vào 10 môn Ngữ Văn được nhóm tác giả vanhoctre biên soạn rất mong được sự ủng hộ của quý độc giả. Phần đáp án và thang điểm ở phần bình luận phía dưới các bạn nhé!
Sửa lần cuối: