Đề thi thử số 19 môn Ngữ văn giúp các bạn học sinh lớp 12 ôn tập và đạt thành tích cao trong kì thi THPT Quốc gia 2022.
Phần 1. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
"Nhà triết học Hi Lạp cổ đại A-ri-xtốt nói: “Người đố kị sở dĩ cảm thấy dằn vặt đau đớn không chỉ vì cảm thấy mình thua kém mà còn vì phải nhìn thấy người khác thành công”. Ông đã chỉ ra thực chất kẻ đố kị là không muốn nhìn thấy người khác thành công.
Trên thực tế, không một lòng đố kị nào có thể ngăn cản được người khác thành công, cho nên lòng đố kị chỉ có hại cho bản thân kẻ đố kị. Nó vừa làm cho kẻ đố kị không được sống thanh thản, luôn dằn vặt khổ đau vì những lí do không chính đáng, lại vừa có thể dẫn họ đến những mưu đồ xấu xa, thậm chí phạm tội ác. Kẻ đố kị không hiểu rằng,“ngoài trời còn có trời” (cao hơn), “ngoài núi còn có núi ”(cao hơn), mình tài còn có người tài hơn.
Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác. Tình cảm cao thượng không chỉ giúp con người sống thanh thản, mà còn có tác dụng thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ."
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, lòng đố kị gây nên những tác hại gì?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về “lòng cao thượng”?
Câu 4. Theo anh/chị, chúng ta cần phải làm gì để tránh nảy sinh lòng đố kị?
Phần 2. LÀM VĂN ( 7,0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày ý nghĩa của “tình cảm cao thượng” trong cuộc sống hiện nay.
Câu 2. (5.0 điểm)
Cảm nhận về diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân?
Trên đây là đề thi thử mà chúng tôi đã biên soạn để phục vụ cho nhu cầu ôn thi của các bạn học sinh lớp 12. Các bạn cùng đón đọc những đề thi thử tiếp theo nhé!
ĐỀ THI Số 19 Fourm Văn Học Trẻ | KÌ THI THPT QUỐC GIA 2022 Môn: Ngữ văn Thời gian: 120 phút |
Phần 1. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
"Nhà triết học Hi Lạp cổ đại A-ri-xtốt nói: “Người đố kị sở dĩ cảm thấy dằn vặt đau đớn không chỉ vì cảm thấy mình thua kém mà còn vì phải nhìn thấy người khác thành công”. Ông đã chỉ ra thực chất kẻ đố kị là không muốn nhìn thấy người khác thành công.
Trên thực tế, không một lòng đố kị nào có thể ngăn cản được người khác thành công, cho nên lòng đố kị chỉ có hại cho bản thân kẻ đố kị. Nó vừa làm cho kẻ đố kị không được sống thanh thản, luôn dằn vặt khổ đau vì những lí do không chính đáng, lại vừa có thể dẫn họ đến những mưu đồ xấu xa, thậm chí phạm tội ác. Kẻ đố kị không hiểu rằng,“ngoài trời còn có trời” (cao hơn), “ngoài núi còn có núi ”(cao hơn), mình tài còn có người tài hơn.
Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác. Tình cảm cao thượng không chỉ giúp con người sống thanh thản, mà còn có tác dụng thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ."
(Theo Băng Sơn, Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục, 2015, tr. 96 – 97)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, lòng đố kị gây nên những tác hại gì?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về “lòng cao thượng”?
Câu 4. Theo anh/chị, chúng ta cần phải làm gì để tránh nảy sinh lòng đố kị?
Phần 2. LÀM VĂN ( 7,0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày ý nghĩa của “tình cảm cao thượng” trong cuộc sống hiện nay.
Câu 2. (5.0 điểm)
Cảm nhận về diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân?
Trên đây là đề thi thử mà chúng tôi đã biên soạn để phục vụ cho nhu cầu ôn thi của các bạn học sinh lớp 12. Các bạn cùng đón đọc những đề thi thử tiếp theo nhé!