Đề thi thử số 8 môn Ngữ văn giúp các bạn học sinh lớp 12 ôn tập và đạt thành tích cao trong kì thi THPT Quốc gia 2022.
Phần 1. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc các đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Hàng trăm học sinh trường THCS Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội đã khóc nức nở khi nghe thầy giáo giảng bài đạo đức về công ơn cha mẹ, cách ứng xử với thầy cô giáo. …Trong clip, thầy giáo với chất giọng ấm áp, truyền cảm nhắn với các học trò: “Đừng bao giờ để bố các bạn chết rồi, quỳ bên cạnh cái quan tài, khóc bù lu bù loa, bố ơi con xin lỗi bố, đừng nói câu đó, ông ấy không nghe được nữa... Bố mẹ các bạn sáng nay đưa các bạn đến trường, hay các bạn tự đi, thì ở đâu đó vẫn nhớ tới các bạn. Không cớ gì mình làm sai mình không xin lỗi. Ai đó làm sai với giáo viên, cuối giờ hãy chạy tới phòng hội đồng, nói cô ơi con xin lỗi cô ạ. Mọi lỗi lầm đều được hoá giải. Tại sao, lời xin lỗi dễ như vậy nhiều người không nói?”.
(2) “Ở trường mình, học sinh cũng từng khóc đầm đìa vì bài nói chuyện của một diễn giả. Tốt hay xấu tôi không đánh giá nhưng sau buổi chuyên đề "người nói, kẻ khóc" ấy thì học trò vẫn vậy. Giáo dục phải là quá trình và khi nói sâu vào nỗi đau, đưa cái tổn thương của ai đó để làm giáo dục thì chắc là không ổn. Qua công tác chủ nhiệm, tôi thấy rằng đưa hành vi tích cực để giáo dục thì học sinh tiến bộ hơn, còn không thì chỉ sướng… miệng người nói”, - Thầy Đậu Đình Sanh, một giáo viên bậc THPT.
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong các đoạn trích trên là gì?
Câu 2: Theo tác giả đoạn trích (1), vì sao Hàng trăm học sinh trường THCS Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội đã khóc nức nở.
Câu 3: Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: Ở trường mình, học sinh cũng từng khóc đầm đìa vì bài nói chuyện của một diễn giả. Tốt hay xấu tôi không đánh giá nhưng sau buổi chuyên đề "người nói, kẻ khóc" ấy thì học trò vẫn vậy.
Câu 4: Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: Giáo dục phải là quá trình và khi nói sâu vào nỗi đau, đưa cái tổn thương của ai đó để làm giáo dục thì chắc là không ổn. Vì sao?
Phần 2. LÀM VĂN ( 7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về một vấn đề được nhắn gửi trong đoạn trích (1) của phần Đọc hiểu: Cớ gì mình làm sai mình không xin lỗi.
Câu 2. (5,0 điểm)
Mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh viết:
Hỡi đồng bào cả nước, “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.” Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
Anh chị hãy phân tích đoạn trích trên. Từ đó liên hệ tới bài thơ Chiều tối - trích Nhật kí trong tù (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - NXB Giáo dục Việt Nam 2016) để nhận xét về sự đa dạng và thống nhất trong phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
Trên đây là đề thi thử mà chúng tôi đã biên soạn để phục vụ cho nhu cầu ôn thi của các bạn học sinh lớp 12. Các bạn cùng đón đọc những đề thi thử tiếp theo nhé!
ĐỀ THI Số 08 Fourm Văn Học Trẻ | KÌ THI THPT QUỐC GIA 2022 Môn: Ngữ văn Thời gian: 120 phút |
Phần 1. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc các đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Hàng trăm học sinh trường THCS Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội đã khóc nức nở khi nghe thầy giáo giảng bài đạo đức về công ơn cha mẹ, cách ứng xử với thầy cô giáo. …Trong clip, thầy giáo với chất giọng ấm áp, truyền cảm nhắn với các học trò: “Đừng bao giờ để bố các bạn chết rồi, quỳ bên cạnh cái quan tài, khóc bù lu bù loa, bố ơi con xin lỗi bố, đừng nói câu đó, ông ấy không nghe được nữa... Bố mẹ các bạn sáng nay đưa các bạn đến trường, hay các bạn tự đi, thì ở đâu đó vẫn nhớ tới các bạn. Không cớ gì mình làm sai mình không xin lỗi. Ai đó làm sai với giáo viên, cuối giờ hãy chạy tới phòng hội đồng, nói cô ơi con xin lỗi cô ạ. Mọi lỗi lầm đều được hoá giải. Tại sao, lời xin lỗi dễ như vậy nhiều người không nói?”.
(Theo báo Thanh niên, ngày 09-01-2018)
(2) “Ở trường mình, học sinh cũng từng khóc đầm đìa vì bài nói chuyện của một diễn giả. Tốt hay xấu tôi không đánh giá nhưng sau buổi chuyên đề "người nói, kẻ khóc" ấy thì học trò vẫn vậy. Giáo dục phải là quá trình và khi nói sâu vào nỗi đau, đưa cái tổn thương của ai đó để làm giáo dục thì chắc là không ổn. Qua công tác chủ nhiệm, tôi thấy rằng đưa hành vi tích cực để giáo dục thì học sinh tiến bộ hơn, còn không thì chỉ sướng… miệng người nói”, - Thầy Đậu Đình Sanh, một giáo viên bậc THPT.
(Theo Dantri.com.vn, ngày 24- 01- 2018)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong các đoạn trích trên là gì?
Câu 2: Theo tác giả đoạn trích (1), vì sao Hàng trăm học sinh trường THCS Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội đã khóc nức nở.
Câu 3: Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: Ở trường mình, học sinh cũng từng khóc đầm đìa vì bài nói chuyện của một diễn giả. Tốt hay xấu tôi không đánh giá nhưng sau buổi chuyên đề "người nói, kẻ khóc" ấy thì học trò vẫn vậy.
Câu 4: Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: Giáo dục phải là quá trình và khi nói sâu vào nỗi đau, đưa cái tổn thương của ai đó để làm giáo dục thì chắc là không ổn. Vì sao?
Phần 2. LÀM VĂN ( 7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về một vấn đề được nhắn gửi trong đoạn trích (1) của phần Đọc hiểu: Cớ gì mình làm sai mình không xin lỗi.
Câu 2. (5,0 điểm)
Mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh viết:
Hỡi đồng bào cả nước, “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.” Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
(Trích SGK Ngữ văn 12 tập 1- NXB Giáo dục Việt Nam 2016)
Anh chị hãy phân tích đoạn trích trên. Từ đó liên hệ tới bài thơ Chiều tối - trích Nhật kí trong tù (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - NXB Giáo dục Việt Nam 2016) để nhận xét về sự đa dạng và thống nhất trong phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
Trên đây là đề thi thử mà chúng tôi đã biên soạn để phục vụ cho nhu cầu ôn thi của các bạn học sinh lớp 12. Các bạn cùng đón đọc những đề thi thử tiếp theo nhé!