Đề thi Đề thi thử số 9 THPT Quốc gia 2022 môn Ngữ văn (vanhoctre biên soạn)

Đề thi  Đề thi thử số 9 THPT Quốc gia 2022 môn Ngữ văn (vanhoctre biên soạn)

Đề thi thử số 9 môn Ngữ văn giúp các bạn học sinh lớp 12 ôn tập và đạt thành tích cao trong kì thi THPT Quốc gia 2022.

xkk (20).png


ĐỀ THI
Số 09
Fourm Văn Học Trẻ
KÌ THI THPT QUỐC GIA 2022
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 120 phút


Phần 1. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:


Nắng trong mắt những ngày thơ bé


Cũng xanh mơn như thể lá trầu

Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau

Chờ sớm chiều tóm tém

Hoàng hôn đọng trên môi bà quạch thẫm

Nắng xiên khoai qua liếp vách không cài


Bóng bà đổ xuống đất đai

Rủ châu chấu cào cào về cháu bắt

Thành rau má rau sam…

Thành bát canh ngọt mát

Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình


Gia tài ngoại là các con các cháu

Là câu hát nương che ngày gió bão

Là chảo nồi, chum vại, lọ và chai…

Là mắm muối, tương cà, gạo đỗ

Là mụn vải vá viu ngày thương khó

Cúc tần xanh nghèo ngặt

Cúc tần xanh…

(Trích Thời nắng xanh – Trương Nam Hương, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số ra ngày 4-12-2014)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1.
Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Xác định một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:

Nắng trong mắt những ngày thơ bé


Cũng xanh mơn như thể lá trầu

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung của các dòng thơ sau:

Bóng bà đổ xuống đất đai


Rủ châu chấu cào cào về cháu bắt

Thành rau má rau sam…

Thành bát canh ngọt mát

Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình

Câu 4. Hình ảnh của nhân vật người bà ở đoạn trích trên gợi cho anh/chị những cảm xúc gì?

Phần 2. LÀM VĂN ( 7,0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm):
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của những kí ức tuổi thơ đối với việc hình thành nhân cách mỗi con người.

Câu 2. (5.0 điểm): Cảm nhận của anh/chị về vẻ hung bạo của con Sông Đà trong thiên tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân.


Trên đây là đề thi thử mà chúng tôi đã biên soạn để phục vụ cho nhu cầu ôn thi của các bạn học sinh lớp 12. Các bạn cùng đón đọc những đề thi thử tiếp theo nhé!
 
Từ khóa Từ khóa
kì thi thpt quốc gia 2022 thpt quốc gia thpt quốc gia 2022
2K
0
1
Trả lời
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM


Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3.0
1
Thể thơ: Tự do.
0.5
2
Thí sinh trả lời một trong hai biện pháp tu từ sau:
- So sánh: Nắng - như thể lá trầu;
- Ẩn dụ (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác): Nắng – xanh mơn.
0.5
3
- Khắc họa nỗi vất vả, gian lao và sự hi sinh của người bà;
- Thể hiện tình yêu thương của người cháu đối với bà.
1.0
4
Thí sinh có thể trình bày cảm xúc của bản thân theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên cần xuất phát từ tình cảm chân thành. Một số gợi ý:
- Cảm xúc yêu thương, gắn bó, biết ơn …. dành cho người bà hiền hậu, tảo tần, chăm lo cho con cháu;
- Trân trọng tình cảm thiêng liêng của gia đình.
1.0
II
LÀM VĂN
7.0
1
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của những kí ức tuổi thơ đối với việc hình thành nhân cách mỗi con người.
2.0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vai trò của những kí ức tuổi thơ đối với việc hình thành nhân cách mỗi con người.
0.25
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp và kết hợp dẫn chứng để triển khai vấn đề theo nhiều cách. Có thể triển khai theo hướng:
- Kí ức tuổi thơ là những kỉ niệm thời thơ ấu theo suốt cuộc đời của mỗi con người.
- Ý nghĩa:
+ Tạo cho bức tranh cuộc sống của mỗi người trở nên nhiều màu sắc;
+ Nuôi dưỡng tâm hồn, tạo nên những cảm xúc đáng nhớ;
+ Gắn liền với quá trình trưởng thành và góp phần hình thành nhân cách của mỗi con người;
- Cần lưu giữ và trân trọng những kí ức của tuổi thơ.
1.0
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0.25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
0.25
2
Cảm nhận của anh/chị về vẻ hung bạo của con sông Đà trong thiên tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân.
5.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài
nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Vẻ hung bạo của con Sông Đà.
0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm tùy bút Người lái đò Sông Đà và vấn đề nghị luận.
0.5
Vẻ hung bạo của con Sông Đà được thể hiện qua:
- Cảnh vách đá hai bờ sông: không gian hẹp, hoang sơ…
- Mặt ghềnh Hát Loóng: hung ác, dữ dằn…
- Những “cái hút nước”: đầy mưu mô và nham hiểm,
- Thác nước, thạch trận đá: gào thét, uy hiếp, nguy hiểm…
Sông Đà hùng vĩ, dữ dội, “kẻ thù số một của con người”.
2.0
* Những nét đặc sắc về nghệ thuật:
-
Liên tưởng phóng túng, tài hoa,…
- Vận dụng hiệu quả các biện pháp tu từ;
- Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao.
….
1.0
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0.25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
0.5
TỔNG ĐIỂM
10.0
 

Đang có mặt