Giá trị của Hòa Bình

Giá trị của Hòa Bình

Văn Học
Văn Học
Trong muôn vàn những điều tốt đẹp mà cuộc đời mang lại cho mỗi người thì hòa bình là món quà vô giá nhất. Chỉ khi có được hòa bình thì chúng ta mới có thể sống một cuộc sống yên ổn hạnh phúc, không phải chịu nỗi đau mất mát chia li như trong chiến tranh. Để có được cuộc sống thanh bình như ngày hôm nay, ông cha đã phải đánh đổi bằng máu và nước mắt, cái giá phải trả cho một nền hoà bình là không hề rẻ.

Giá trị của hòa bình vht forum.jpg


Trong các cuộc trường chinh của dân tộc lớp lớp thế hệ cha ông lên đường ra mặt trận, bỏ lại sau lưng mẹ già em thơ vợ trẻ, họ đã chiến đấu hy sinh vì Tổ quốc, họ chiến đấu mất đi một phần thân thể. Độc lập, tự do, cơm no áo ấm của ngày hôm nay, được viết lên bởi những tấm lòng trung kiên, bởi một thế hệ không biết cúi đầu, một thế hệ mà chúng ta phải kính cẩn nghiêng mình ngưỡng mộ và biết ơn.

Chiến tranh đã đi vào quá khứ mất mát đau thương đã nhường chỗ cho một việt Nam tự hào và phát triển, nhưng mỗi hình ảnh, mỗi câu chuyện được kể lại khiến cho chúng ta hình dung được những tháng năm bi hùng của dân tộc. Chúng ta có thể gác lại quá khứ, nhưng không được lãng quên lịch sử, vì vậy những trang sử hào hùng của dân tộc sẽ mãi trường tồn cho dù thời gian trôi qua.

Nhìn về quá khứ không phải là để nung nấu hận thù, càng không phải để kích động tư tưởng bài ngoại, mà nhớ về quá khứ chính là cơ sở để xây dựng lòng tự tôn, tự hào dân tộc trong mỗi người, từ đó suy nghĩ sáng suốt, hành động hiệu quả để không làm tổn thương cha ông ta những người đã không ngại gian khổ hy sinh để giành nền độc lập tự do cho dân tộc.

Quá khứ, hiện tại, tương lai là dòng chảy liên tục của lịch sử. Tương lai không thể tươi sáng, hạnh phúc không thể vững bền nếu như chúng ta quên đi quá khứ!

(Phương Như)
 
Từ khóa Từ khóa
chien tranh hòa bình tổ quốc tuong lai
95
0
4
Hướng về những ngày lễ trọng đại của dân tộc, chúng ta như cảm nhận được hơi thở của nhau, mọi tâm hồn dường như xích lại gần nhau hơn. Trong lòng mỗi người dân đất Việt chợt trào dâng bao cảm xúc, lòng tự hào dân tộc.

Trên khắp mọi nẻo đường hoan ca của dân tộc, từ thành thị đến nông thôn, từ vùng núi cao cho đến Hải đảo xa xôi, lá cờ đỏ sao vàng tung bay phất phới trên bầu trời xanh thẩm.

Lá cờ đỏ sao vàng là niềm tự hào của người dân đất Việt, là biểu tượng thiêng liêng của chủ quyền lãnh thổ. Màu cờ đỏ sao vàng giờ đây kiêu hãnh tung bay trong mọi sự kiện diễn ra của đất nước, minh chứng cho sự đoàn kết, tinh thần yêu nước của dân tộc ta.

Phương Như
 
NGƯỜI VIỆT NAM LÀ THẾ ĐÓ❗

Trải qua suốt chiều dài lịch sử dân tộc, người Việt Nam có một khái niệm rất đáng trân trọng và tự hào mà các dân tộc khác trên thế giới không có được đó là khái niệm “đồng bào”.

Hai tiếng “đồng bào” nghe sao mà thiêng liêng, gần gũi, thân thiết đến lạ thường! Tất cả mọi người Việt Nam đang sinh sống trên mảnh đất hình cong chữ S này hoặc đang định cư ở nước ngoài đều có chung một nguồn gốc, được sinh ra từ bào thai trăm trứng của mẹ Âu Cơ.

Vì thế, người Việt Nam đều có chung dòng máu đỏ, da vàng. Có cùng chung một ý chí chịu thương, chịu khó và tinh thần đoàn kết, quật cường. Có thể xuất phát từ lẽ đó, Việt Nam ta có những câu thành ngữ, tục ngữ rất đáng yêu “tay đứt, ruột mềm” (“máu chảy ruột mềm”); “chị ngã em nâng”; “một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”.

#HạtLửa
 
Phải từng lọt vào giữa biển người, biển cờ trong những đêm Hà Nội không ngủ mới thực sự cảm nhận được tinh thần dân tộc mãnh liệt của người Việt Nam.

FB_IMG_1724758430285.jpg
Đó không phải là thứ cảm xúc bộc phát hay chỉ tồn tại vài trăm năm. Tinh thần ấy đã thấm nhuần trong mỗi con người từ ngàn đời nay, như một giá trị văn hóa truyền thống được truyền từ đời này sang đời khác.

Tinh thần đoàn kết đó không chỉ là cảm xúc thoáng qua, mà là sợi dây gắn kết triệu con tim Việt Nam. Người dân chỉ mượn cớ sự kiện để cầm cờ, nhưng thực chất là để hòa mình vào bầu không khí đoàn kết, đồng lòng, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khi triệu người cùng chung một nhịp đập.

Quá tự hào Việt Nam ơi

| Mèo
 
50 NĂM CHƯA TỪNG MỘT LẦN HỌP LỚP



Năm 1971, cả lớp chúng tôi ghi danh để chiến đấu ở Mặt trận Quảng Trị. Ngày trước khi tách nhau cử về từng đơn vị, cả lớp ngồi với nhau liên hoan cùng với ổi, me, một chút lương khô quân nhu được cấp và pha chanh đường được trường tặng. Chúng tôi ghi dòng chữ lên bảng, rằng khi nào hòa bình sẽ quay lại đây họp lớp và tiếp tục học tập. Chúng tôi lập một sơ đồ chỗ ngồi gửi lên trường, để sau này đứa nào trở về có thể tự tìm chỗ ngồi được.

Nhưng mấy chục năm trôi qua, chúng tôi chưa từng gặp lại nhau và chúng tôi không tổ chức thêm bất cứ một cuộc họp lớp nào khác cho đến tận bây giờ và mãi mãi về sau nữa.

“Vì cả lớp tôi đều đã hy sinh trong mặt trận Quảng Trị, chỉ còn mình tôi là thương binh 1/4 trở về. Thương binh 1/4 là nặng nhất, mất hoàn toàn sức lao động, người tôi còn tới 20 mảnh đạn…”

Giấc mơ sống trở về, họp lớp và tiếp tục học tập không thể được thực hiện, nhưng một giấc mơ lớn hơn đã được chúng tôi thực hiện, là giấc mơ giúp cho Tổ Quốc được thống nhất.


Nguồn: tifosi
#vietnamtrongtoi
Câu ghi chú trong ngoặc kép của của bác Lê Quốc Thành. Chiến sĩ C7 - E95, chiến đấu mặt trận Quảng Trị.

Nội dung trích từ cuốn Một Thời Hoa Lửa
 

Địa phương TOP

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.