Giải Tiếng Việt 2 tuần 20 Bốn mùa

Giải Tiếng Việt 2 tuần 20 Bốn mùa






Tập đọc: Ông Mạnh thắng Thần Gió

4264

Bài đọc

Ông Mạnh thắng Thần Gió

1.
Ngày xưa, loài người chưa biết làm nhà, phải ở hang núi. Về sau, nhiều người về đồng bằng và ven biển sinh sống. Đây là nơi Thần Gió hoành hành.

2. Một hôm, Thần Gió gặp một người tên là Mạnh. Thần xô ôm Mạnh ngã lăn quay. Ông lồm cồm bò dậy, nổi giận quát :

- Thật độc ác !

Thần Gió bay đi với tiếng cười ngạo nghễ.

3. Từ đó, ông Mạnh quyết chống trả. Ông vào rừng lấy gỗ dựng nhà. Cả ba lần, nhà đều bị quật đổ. Cuối cùng, ông quyết định dựng một ngôi nhà thật vững chãi. Ông đẵn những cây gỗ lớn nhất làm cột, chọn những viên đá thật to làm tường.

Ngôi nhà đã làm xong. Đêm ấy, Thần gió lại đến đập cửa, thét :

4. Ngôi nhà đã làm xong. Đêm ấy, thần Gió lại đến đập cửa, thét :

- Mở cửa ra !

- Không ! Sáng mai ta sẽ mở cửa mời ông vào.

Sáng hôm sau, mặt trời lên, ông Mạnh mở cửa, thấy cây cối xung quanh đổ rạp. Rõ ràng đêm qua Thần Gió đã giận dữ, lồng lộn mà không thể xô đổ ngôi nhà.

5. Mấy tháng sau, Thần Gió đến nhà ông Mạnh, tỏ vẻ ăn năn. Ông Mạnh an ủi và mời Thần thỉnh thoảng tới chơi. Từ đó, Thần Gió thường đến thăm ông, đem cho ngôi nhà không khí mát lành từ biển cả và hương thơm ngào ngạt của các loài hoa.

Phỏng theo A-NHÔNG

(Hoàng Ánh dịch)

- Đồng bằng : vùng đất rộng, bằng phẳng.

- Hoành hành : làm nhiều điều ngang ngược trên khắp một vùng rộng, không kiêng nể ai.

- Ngạo nghễ : coi thường tất cả.

- Vững chãi : chắc chắn, khó lung lay.

- Đẵn : chặt

- Ăn năn : hối hận về lỗi lầm của mình.


Nội dung : Con người chiến thắng thiên nhiên nhờ quyết tâm và lao động. Con người cần sống thân ái, hòa thuận với thiên nhiên.

Câu 1 (trang 14 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Thần Gió đã làm gì khiến ông Mạnh nổi giận ?

Em hãy đọc đoạn 2 của truyện.

Trả lời:

Thần Gió xô ông Mạnh ngã lăn quay khiến ông nổi giận, rồi bay đi với tiếng cười ngạo nghễ.

Câu 2 (trang 14 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Kể việc làm của ông Mạnh chống trả lại Thần Gió.

Em hãy đọc đoạn 3 của truyện.

Trả lời:

Việc làm của ông Mạnh chống trả lại Thần Gió như sau : ông Mạnh vào rừng lẫy gỗ dựng nhà. Cả ba lần nhà đều bị quật đổ. Cuối cùng, ông quyết định dựng một ngôi nhà thật vững chãi. Ông đốn những cây gỗ lớn nhất làm cột, chọn những viên đá thật to làm tường.

Câu 3 (trang 14 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió phải bó tay ?

Em hãy đọc đoạn 4 của truyện.

Trả lời:

Hình ảnh chứng tỏ Thần Gió phải bó tay : Đêm đó, Thần Gió đập cửa nhà ông Mạnh không được. Sáng hôm sau, ông thấy cây cối xung quanh đổ rạp. Chắc rằng đêm qua Thần Gió đã lồng lộn, giận dữ khi không thể xô đổ ngôi nhà.

Câu 4 (trang 14 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Ông Mạnh đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình ?

Em hãy đọc đoạn 5 của truyện.

Trả lời:

Để Thần Gió trở thành bạn của mình, ông Mạnh đã an ủi và mời thần thỉnh thoảng tới nhà chơi.

Câu 5 (trang 14 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Ông Mạnh tương trưng cho ai ? Thần Gió tượng trưng cho cái gì ?

Trả lời:

Ông Mạnh tượng trưng cho con người, Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên.
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa Từ khóa
ông mạnh thắng thần gió tuần 19. bốn mùa
1K
0
7
Trả lời

Câu 1 (trang 15 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Sắp xếp thứ tự các tranh sau theo đúng nội dung câu chuyện Ông Mạnh thắng Thần Gió.

Em nhớ lại nội dung truyện, kết hợp quan sát tranh để sắp xếp lại thứ tự cho đúng.

Tiếng Việt lớp 2 Kể chuyện: Ông Mạnh thắng Thần Gió | Hay nhất Giải bài tập Tiếng Việt 2

Trả lời:

Thứ tự đúng: 4 – 2 – 3 – 1

Câu 2 (trang 15 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Kể lại toàn bộ câu chuyện.


Ngày xửa ngày xưa, vì chưa biết làm nhà nên loài người phải sống trong các hang đá lạnh lẽo. Họ kiếm ăn bằng cách săn bắt con thú trong rừng, bắt cá dưới suối, hái quả trên cây... Sau này, nhiều người kéo về vùng ven biển sinh sống mà đây lại là nơi Thần Gió hoành hành từ bao đời nay.

Một hôm, trên đường đi, Thần Gió gặp một người tên là Mạnh. Để chứng tỏ uy quyền của mình, Thần Gió phồng miệng thổi, xô ông Mạnh ngã lăn quay. Ông Mạnh bật dậy, nổi giận quát lớn: “Thật là độc ác!”. Thần Gió đắc chí bay đi với tiếng cười ngạo nghễ.

Ông Mạnh ngày đêm nghĩ cách chống trả Thần Gió. Ba lần ông dựng nhà là cả ba lần bị Thần Gió quật đổ. Không nản lòng, ông Mạnh vào rừng đẵn những cây gỗ thật to, dùng những tảng đá thật lớn để dựng nên một ngôi nhà vững chãi. Ngôi nhà vừa làm xong, đêm ấy Thần Gió lại đến, đập cửa ầm ầm, thét lớn: “Mở cửa ra!”. Nhưng ông Mạnh cương quyết nói: “Không! Sáng mai ta sẽ mở cửa mời Thần vào”.

Sáng sớm hôm sau, mặt trời lên, ông Mạnh thấy cây cối xung quanh bật gốc, đổ ngổn ngang mà ngôi nhà thì vẫn không hề suy chuyển, ông biết là Thần Gió đã giận dữ điên cuồng nhưng không làm gì được.

Mấy tháng sau, Thần Gió đến nhà ông Mạnh với vẻ ăn năn, hối hận. Ông Mạnh vui vẻ tha thứ và an ủi Thần, mời Thần thỉnh thoảng tới chơi. Từ đó, Thần Gió thường tới thăm ông Mạnh, mang theo không khí mát lành từ biển cả và hương thơm ngào ngạt của các loài hoa.

Câu 3 (trang 15 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Đặt tên khác cho câu chuyện.

- Có thể đặt tên như : Chiến thắng Thần Gió
 
Chính tả: Gió

Câu 1 (trang 16 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Nghe – viết : Gió


Gió ở rất xa, rất rất xa,

Gió thích chơi thân với mọi nhà
Gió cù khe khẽ anh mèo mướp
Rủ đàn ong mật đến thăm hoa.
Gió đưa những cánh diều bay bổng
Gió ru cái ngủ đến la đà
Hình như gió cũng thèm ăn quả
Hết trèo cây bưởi lại trèo na…


NGÔ VĂN PHÚ


? Tìm các chữ bắt đầu bằng r, gi, d (hoặc các chữ có dấu hỏi, dấu ngã) trong bài chính tả.

Trả lời:

Trong bài chính tả:

- Chữ bắt đầu bằng r: rất, rủ, ru.

- Chữ bắt đầu bằng gi: gió

- Chữ bắt đầu bằng d: diều

- Chữ có dấu hỏi: ở, rủ, bổng, ngủ, quả, bưởi.

- Chữ có dấu ngã: khẽ, những, cũng.

Câu 2 (trang 16 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Điền vào chỗ trống :

a) s hay x ?

Trả lời:

- hoa sen, xen lẫn,

- hoa súng, xúng xính.

b) iêt hay iêc ?

Trả lời:

- làm việc, bữa tiệc

- thời tiết, thương tiếc

Câu 3 (trang 16 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Tìm các từ :

Trả lời:

a) Chứa tiếng có âm s hay âm x, có nghĩa như sau :

- Mùa đầu tiên trong bốn mùa : xuân

- Giọt nước đọng trên lá mỗi buổi sớm : sương

b) Chứa tiếng có vần iêt hay vần iêc, có nghĩa như sau :

- Nước chảy rất mạnh : xiết

- Tai nghe rất kém : điếc
 
Tập đọc: Mùa xuân đến

Bài đọc

Mùa xuân đến

Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời ngày thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực rỡ. Vườn cây lại đâm chồi nảy lộc. Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn ngọt. Hoa cau thoảng qua. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích chòe nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm.

Chú chim sâu vui cùng vườn cây và các loài chim bạn. Nhưng trong trí nhớ ngây thơ của chú còn sáng ngời hình ảnh của một cánh hoa mận trắng, biết nở cuối đông để báo trước mùa xuân tới.

NGUYỄN KIÊN

- Mận : loài cây có hoa trắng, quả màu nâu, vàng hay xanh nhạt, ăn có vị ngọt hoặc chua.

- Nồng nàn : ý nói tỏa mùi thơm đậm đà, dễ chịu.

- Khướu : loài chim đuôi dài, màu vàng, hay hót.

- Đỏm dáng : đẹp bề ngoài, có vẻ chải chuốt.

- Trầm ngâm : có dáng lặng lẽ như đang suy nghĩ.

Nội dung bài: Mùa xuân đến làm cho đất trời, cây cối, chim muông, đều thay đổi, tươi đẹp bội phần.

Câu 1 (trang 17 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Dấu hiệu nào báo mùa xuân đến ?

Em hãy đọc câu đầu bài.

Trả lời:

Dấu hiệu báo mùa xuân đến là khi hoa mận vừa tàn.

Câu 2 (trang 17 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Kể lại những thay đổi của bầu trời và mọi vật khi mùa xuân đến.

Em hãy đọc đoạn sau: Từ đầu... bóng chim bay nhảy, chỉ ra sự thay đổi của khu vườn.

Trả lời:

Những thay đổi của bầu trời và mọi vật khi mùa xuân đến: Bầu trời ngày thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực rỡ. Vườn cây đâm chồi, nảy lộc rồi ra hoa. Chim chóc bay nhảy, hót vang khắp vườn.

Câu 3 (trang 17 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Tìm những từ ngữ trong bài giúp em cảm nhận được :

Em hãy đọc đoạn sau: Rồi vườn cây ra hoa... cu gáy trầm ngâm.

Trả lời:

a) Hương vị riêng của mỗi loài hoa xuân.

Hoa bưởi nồng nàn, hoa nhãn ngọt, hoa cau thoảng qua.

b) Vẻ riêng của mỗi loài chim.

Chim chích chòe nhanh nhảu, chim khướu lắm điều, chào mào đỏm dáng, cu gáy trầm ngâm.
 
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về thời tiết. Đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? Dấu chấm, dấu chấm than

Câu 1 (trang 18 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Chọn những từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để chỉ thời tiết của từng mùa (nóng bức, ấm áp, giá lạnh, mưa phùn gió bấc, se se lạnh, oi nồng) :

Em hãy phân biệt thời tiết của 4 mùa.

Trả lời:

- Mùa xuân: ấm áp

- Mùa hạ: nóng bức, oi nồng.

- Mùa thu: se se lạnh

- Mùa đông: mưa phùn gió bấc, giá lạnh.

Câu 2 (trang 18 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Hãy thay cụm từ khi nào trong các câu hỏi dưới đây bằng các cụm từ khác (bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ,…) :

Cụm từ Khi nào ? dùng để hỏi về thời gian. Ngoài ra còn có thêm những cụm từ khác như: tháng mấy, năm nào, ngày nào, hôm nào, bao giờ, lúc nào,... Tùy vào từng trường hợp khác nhau để lựa chọn cụm từ thích hợp.

a) Khi nào lớp bạn đi thăm viện bảo tàng ?

- Lúc nào (bao giờ, mấy giờ) lớp bạn đi thăm viện bảo tàng ?

b) Khi nào trường bạn nghỉ hè ?

- Tháng mấy (lúc nào) trường bạn nghỉ hè ?

c) Bạn làm bài tập này khi nào ?

- Bạn làm bài tập này lúc nào (bao giờ) ?

d) Bạn gặp cô giáo khi nào ?

- Bạn gặp cô giáo lúc nào (mấy giờ, tháng mấy) ?

Câu 3 (trang 18 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Em chọn dấu chấm hay dấu chấm than để điền vào ô trống ?

Phân biệt dấu chấm và dấu chấm than:

+ Dấu chấm: kết thúc câu kể.

+ Dấu chấm than : bộc lộ cảm xúc, dùng để gọi-đáp, yêu cầu, đề nghị.

Trả lời:

a)

Ông Mạnh nổi giận, quát :

- Thật độc ác!

b)

Đêm ấy, Thần gió lại đến đập cửa, thét :

- Mở cửa ra!

- Không! Sáng mai ta sẽ mở cửa mời ông vào.
 
Tập đọc: Mùa nước nổi

Bài đọc

Mùa nước nổi

Mùa này, người làng tôi gọi là mùa nước nổi, không gọi là mùa nước lũ vì nước lên hiền hoà. Nước mỗi ngày một đâng lên. Mưa dầm đề, mưa sướt mướt ngày này qua ngày khác.

Rồi đến rằm tháng bảy. “Rằm tháng bảy nước nhảy lên bờ”. Dòng sông Cửu Long đã no đầy, lại tràn qua bờ. Nước trong ao hồ, trong đồng ruộng của mùa mưa hòa lẫn với nước đòng sông Cửu Long.

Đồng ruộng, ườn tược và cây cỏ như biết giữ lại hạt phù sa ở quanh mình, nước lại trong dần. Ngồi trong nhà ta thấy cả những đản cá ròng ròng, từng đàn, từng đàn theo cá mẹ xuôi theo dòng nước, vào tận đồng sâu.

Theo NGUYỄN QUANG SÁNG


- Lũ: nước từ nguồn về, dâng cao nhanh và mạnh.

- Hiền hoà: (nước lên) từ từ, không dữ dội.

- Cửu Long: sông từ Trung Quốc, chảy qua Lào, Cam-pu-Chia vào miền Nam nước ta.

- Phù sa: đất, cát nhỏ, mịn cuốn trôi theo đòng sông hoặc lắng đọng lại ở bờ sông, bãi bồi.


Nội dung bài: Tái hiện lại mùa nước nổi xảy ra ở đồng bằng sông Cửu Long hàng năm. Qua bài văn thấy được tình yêu của tác giả đối với vùng đất này.

Câu 1 (trang 20 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Em hiểu thế nào là mùa nước nổi ?

Em hãy đọc đoạn sau: Từ đầu... ngày này qua ngày khác.

Trả lời:

Mùa nước nổi là mùa nước lên hiền hòa, nước mỗi ngày một dâng lên. Mưa dầm dề, mưa sướt mướt từ ngày này qua ngày khác.

Câu 2 (trang 20 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Bài văn tả mùa nước nổi ở vùng nào ?

Em hãy đọc đoạn sau: Rồi đến rằm tháng bảy...dòng sông Cửu Long.

Trả lời:

Bài văn tả mùa nước nổi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (miền Nam nước ta).

Câu 3 (trang 20 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Tìm một vài hình ảnh về mùa nước nổi được tả trong bài.

Trả lời:

Nước lên hiền hòa, mưa dầm dề, mưa sướt mướt, sông Cửu Long no nước, phù sa đọng lại trên vườn, từng đàn cá mẹ xuôi theo dòng vào tận đồng sâu.
 
Chính tả: Mưa bóng mây
Câu 1
Nghe – viết :
Mưa bóng mây
Cơn mưa nào lạ thế
Thoáng qua rồi tạnh ngay
Em về nhà hỏi mẹ
Mẹ cười: “Mưa bóng mây.”

Cơn mưa rơi nho nhỏ
Không làm ướt tóc ai
Tay em che trang vở
Mưa chẳng khắp bàn tay

Mưa yêu em mưa đến
Dung dăng cùng đùa vui
Mưa cũng làm nũng mẹ
Vừa khóc xong đã cười.

TÔ ĐÔNG HẢI
? Tìm các chữ có vần ươi, ươt, oang, ay trong bài chính tả.
Phương pháp giải:

Em đọc kĩ lại bài chính tả.
Lời giải chi tiết:
Trong bài chính tả :
- Chữ có vần ươi : cười
- Chữ có vần ươt : ướt
- Chữ có vần oang :thoáng
- Chữ có vần ay : ngay, tay
Câu 2
Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống ?

a)
-(sương, xương) : ..... mù, cây ..... rồng
- (sa, xa) : đất phù ..... , đường .....
- (sót, xót) : ...... xa, thiếu .....
b)
- (chiết, chiếc) : ..... cành, ....
- (tiết, tiếc) : nhớ ...., ..... kiệm
- (biết, biếc) : hiểu ...., xanh ....
Phương pháp giải:

Em đọc kĩ rồi chọn từ phù hợp điền vào chỗ trống
Lời giải chi tiết:
a)
-(sương, xương) : sương mù, cây xương rồng
- (sa, xa) : đất phù sa , đường xa
- (sót, xót) : xót xa, thiếu sót
b)
- (chiết, chiếc) : chiết cành, chiếc
- (tiết, tiếc) : nhớ tiếc, tiết kiệm
- (biết, biếc) : hiểu biết, xanh biếc
 
Tập làm văn: Tả ngắn về bốn mùa trang 21 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu
hỏi :
Xuân về
Thế là mùa xuân mong ước đã đến ! Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ thơm nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà đầy hương thơm và sánh sáng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm mầm xanh. Những cành xoan khẳng khiu đương trổ lá, lại sắp buông tỏa ra những tán hoa sang sáng, tim tím. Ngoài kia, rặng râm bụt cũng sắp có nụ.
Theo TÔ HOÀI

a) Những dấu hiệu nào báo mùa xuân đến ?
b) Tác giả đã quan sát mùa xuân bằng những cách nào (nhìn, nghe hay ngửi…)?

Phương pháp giải:
- Em hãy đọc đoạn đầu để nhận biết dấu hiệu báo hiệu xùa xuân đến.
- Em nhận xét cách tác giả quan sát mùa xuân qua những chi tiết: mùi hoa sực nức, ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo, áo già đen thủi, mầm xanh, tán hoa sang sáng, tim tím,...
Lời giải chi tiết:
a) Dấu hiệu nào báo mùa xuân đến : mùi hoa hồng, hoa huệ thơm nức, không khí ấm áp, cành cây hồng bì lấm tấm mầm xanh, cành xoan đang trổ lá, ra hoa, râm bụt sắp có nụ.
b) Tác giả đã quan sát mùa xuân bằng những cách sau :
- Nhìn : ánh nắng mặt trời, cây cối đang thay áo mới.
- Ngửi : hương thơm của các loài hoa, mùi hương thơm ngát của không khí.
Câu 2
Hãy viết một đoạn văn từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè.
Phương pháp giải:

a) Mùa hè bắt đầu từ tháng nào trong năm ?
- Mùa hè bắt đầu từ tháng 4.
b) Mặt trời mùa hè như thế nào ?
- Mặt trời chói chang, làm cho không khí chuyển dần từ dịu mát sang oi nồng. Trước sân trường hàng phượng vĩ đã đâm bông đỏ rực
c) Cây trái trong vườn như thế nào ?
Những trái vú sữa trong vườn căng mọng, lủng lẳng, đung đưa theo chiều gió.
d) Học sinh thường làm gì vào dịp nghỉ hè ?
Chỉ còn một thời gian ngắn nữa thôi, một kì nghỉ hè nữa lại đến. Và chúng em lại đến Vũng Tàu, Nha Trang nghỉ mát.
Lời giải chi tiết:

HƯỚNG DẪN VIẾT
Mùa hè bắt đầu từ tháng tư, đúng vào dịp chúng em đang nỗ lực hoàn thành chương trình học tập. Mặt trời chói chang, làm cho bầu không khí chuyển dần từ dịu mát sang oi nồng. Trước sân trường, hàng phượng vĩ đã đâm bông đỏ rực. Từ trong vườn, những trái vú sữa tròn xoe, căng mọng cứ đung đưa theo chiều gió. Vậy là chỉ còn hai tuần nữa thôi, một kì nghỉ hè sôi động, đầy mong chờ sẽ đến với chúng em.
 

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.