Giải Văn 2 tuần 14 Anh em chi tiết nhất

Giải Văn 2 tuần 14 được giải chi tiết nhất, Tuần 14 các em sẽ được học về những bài học có ý nghĩa sâu sắc về tình anh em, tầm quan trọng của sức mạnh đoàn kết. Mở rộng từ ngữ về tình cảm gia đình, Các kiểu câu Ai làm gì? Dâu chấm, dấu hỏi chấm,...


Tuần 14: Anh em

Tập đọc: Câu chuyện bó đũa

Bài đọc

Câu chuyện bó đũa

4187


1. Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà, nhưng vẫn hay va chạm.

2. Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo :

- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.

Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.

3. Thấy vây, bốn người con cùng nói :

- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì !

Người cha liền bảo :

- Đúng. Như thế các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.

Theo NGỤ NGÔN VIỆT NAM

- Va chạm : ý nói cãi nhau vì những điều nhỏ nhặt.

- Dâu (con dâu) : vợ của con trai.

- Rể (con rể) : chồng của con gái.

- Đùm bọc : giúp đỡ, che chở.

- Đoàn kết : yêu mến nhau, giúp sức lại để làm việc.

Nội dung : Câu chuyện khuyên nhủ anh chị em trong gia đình phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.

Câu 1 (trang 113 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Câu chuyện này có những nhân vật nào ?

Đó là những người tham gia, góp mặt trong câu chuyện.

Trả lời:

Câu chuyện này có những nhân vật : người cha, con trai, con gái, dâu, rể

Câu 2 (trang 113 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Tại sao bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa ?

Em hãy đọc đoạn 2 của truyện.

Trả lời:

Bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa vì họ phải bẻ cả bó đũa.

Câu 3 (trang 113 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào ?

Em hãy đọc đoạn 2 của truyện.

Trả lời:

Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách cởi bó đũa ra rồi bẻ từng chiếc.

Câu 4 (trang 113 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Một chiếc đũa được ngầm so sánh với gì ? Cả bó đũa được ngầm so sánh với gì ?

Em hãy đọc đoạn 3 của truyện và nhận xét.

Trả lời:

Mỗi chiếc đũa được ngầm so sánh với một người con. Cả bó đũa được ngầm so sánh với tất cả bốn người con. Nếu chia lẻ ra sẽ yếu ớt, phải biết đoàn kết với nhau để tạo ra sức mạnh.

Câu 5 (trang 113 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Người cha muốn khuyên các con điều gì ?

Em hãy đọc đoạn 3 của truyện, chú ý lời của người cha.

Trả lời:

Người cha muốn khuyên các con phải biết yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Có như vậy mới thì mới tạo ra được sức mạnh.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Kể chuyện: Câu chuyện bó đũa
Câu 1 (trang 113 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Dựa theo tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện “Câu chuyện bó đũa” :

Em hãy quan sát tranh, kết hợp nội dung truyện đã đọc và kể lại.

Tiếng Việt lớp 2 Kể chuyện: Câu chuyện bó đũa | Hay nhất Giải bài tập Tiếng Việt 2

Trả lời:

- Tranh 1: Ngày xưa, có hai anh em lúc nhỏ sống rất hòa thuận, nhưng khi đã có gia đình riêng, ngày nào họ cũng cãi vã khiến người cha rất buồn phiền.

- Tranh 2: Một hôm, người cha gọi các con đến và đố xem ai là người bẻ được bó đũa, ông sẽ thưởng cho một túi tiền.

- Tranh 3: Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Mặc dù cố hết sức mà họ chẳng thể nào bẻ gãy được.

- Tranh 4: Người cha bèn tháo bó đũa ra và bẻ từng cái rất dễ dàng.

- Tranh 5: Người cha khuyên các con phải biết đoàn kết lại với nhau, như vậy mới vững mạnh. Cả bốn người con cùng hiểu ra câu nói của cha : Thưa cha, chúng con sẽ vâng lời cha dặn !

Câu 2 (trang 113 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Phân vai, dựng lại câu chuyện.

Phân thành các vai : người cha, bốn người con (con gái, con trai, con dâu, con rể)

- Người cha: giọng trầm, nhỏ nhẹ

- Các con: giọng to, rõ ràng


-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chính tả: Câu chuyện bó đũa

Câu 1 (trang 114 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Nghe- viết : Câu chuyện bó đũa (từ Người cha liền bảo … đến hết)

Người cha liền bảo:

- Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.

? Tìm lời của người cha trong bài chính tả.

- Lời của người cha:

- Đúng. Như thế các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.

? Lời của người cha được ghi sau những dấu câu gì ?

- Lời của người cha được ghi sau dấu hai chấm và dấu gạch ngang đầu dòng.

Câu 2 (trang 114 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Điền vào chỗ trống :

Em hãy phân biệt l/n, i/iê, ăt/ăc khi viết.

Trả lời:

a) l hay n ?

lên bảng, nên người, ấm no, lo lắng

b) i hay iê ?

mải miết, hiểu biết, chim sẻ, điểm 10

c) ăt hay ăc ?

chuột nhắt, nhắc nhở, đặt tên, thắc mắc

Câu 3 (trang 114 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Tìm các từ :

Em hãy đọc kĩ phần gợi ý và tìm từ thích hợp.

Trả lời:

a) Chứa tiếng có âm l hay âm n :

- Chỉ người sinh ra bố : ông bà nội

- Trái nghĩa với nóng : lạnh

- Cùng nghĩa với không quen : lạ

b) Chứa tiếng có vần in hay vần iên :

- Trái nghĩa với dữ : hiền

- Chỉ người tốt có phép lạ trong truyện cổ tích : tiên

- Có nghĩa là (quả, thức ăn) đến độ ăn được : chín

c) Chứa tiếng có vần ăt hay vần ăc :

- Có nghĩa là cầm tay đưa đi : dắt

- Chỉ hướng ngược với hướng nam : bắc

- Có nghĩa là dùng dao hoặc kéo làm đứt một vật : cắt
 
Từ khóa Từ khóa
câu chuyện bó đũa chính tả câu chuyện bó đũa tập đọc câu chuyện bó đụa tiếng việt 2 tuần 14 anh em
855
0
2
Trả lời
Tập đọc: Nhắn tin

4188


4190

Câu 1 (trang 115 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Những ai nhắn tin cho Linh ? Nhắn bằng cách nào ?

Em đọc 2 mẩu tin nhắn, chú ý phần kí tên cuối mỗi tin nhắn.

Trả lời:

Chị Nga và Hà nhắn tin cho Linh. Nhắn bằng cách viết vào một tờ giấy.

Câu 2 (trang 115 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Vì sao chị Nga và Hà phải nhắn tin cho Linh bằng cách ấy ?

Em đọc nội dung hai mẩu tin nhắn và trả lời câu hỏi.

Trả lời:

Chị Nga và Hà phải nhắn tin cho Linh vì: khi chị Nga đi, Linh vẫn chưa ngủ dậy. Khi Hà tới nhà thì Linh đi vắng.

Câu 3 (trang 115 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Chị Nga nhắn Linh những gì ?

Em đọc mẩu tin nhắn chị Nga viết cho Linh.

Trả lời:

Chị Nga nhắn : quà sáng chị để trong lồng bàn, nhắc Linh nhiệm vụ cần làm : quét nhà, học thuộc hai khổ thơ, làm ba bài tập toán.

Câu 4 (trang 115 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Hà nhắn Linh những gì ?

Em đọc mẩu tin nhắn Hà viết cho Linh.

Trả lời:

Hà nhắn : Hà đến chơi và mang bộ que chuyền cho Linh nhưng bạn không có nhà, Hà dặn Linh mai mang cho mượn quyển bài hát.

Câu 5 (trang 115 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Tập viết nhắn tin :

Bố mẹ đi làm. Chị đi chợ chưa về. Em sắp đi học. Hãy viết mấy dòng nhắn lại cho chị biết : em cho cô Phúc mượn xe đạp.

Em viết nội dung tin nhắn để chị yên tâm và nhớ kí tên.

Trả lời:

Chị Lan ơi,

Hôm nay bố mẹ đi làm, chị đi chợ chưa về. Em sắp đi học. Em cho cô Phúc mượn xe đạp

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về tình cảm gia đình

Câu 1 (trang 116 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Hãy tìm 3 từ ngữ nói về tình cảm yêu thương giữa anh chị em.

Trả lời:

đùm bọc, chăm sóc, giúp đỡ, đoàn kết, gắn bó, chia sẻ, thương yêu, nhường nhịn,…

Câu 2 (trang 116 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Sắp xếp các từ ở ba nhóm sau thành câu :

1
anh
chị
em
chị em
anh em
2
khuyên bảo
chăm sóc
trông nom
giúp đỡ
3
anh
chị
em
nhau
Trả lời:

Ailàm gì ?
Anhchăm sóc, khuyên bảo em.
Chịchăm sóc, trông nom em.
Emgiúp đỡ anh (chị).
Chị emgiúp đỡ, chăm sóc nhau.
Anh emkhuyên bảo nhau.
Câu 3 (trang 116 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Em chọn dấu chấm hay dấu chấm hỏi để điền vào ô trống ?

- Dấu chấm dùng để kết thúc câu kể.

- Dấu chấm hỏi dùng để kết thúc câu hỏi.

Trả lời:

Bé nói với mẹ :

- Con xin mẹ tờ giấy để viết thư cho bạn Hà.

Mẹ ngạc nhiên :

- Nhưng con đã biết viết đâu ?

Bé đáp :

- Không sao mẹ ạ ! Bạn Hà cũng chưa biết đọc.
 
  • Nhắn tin 2.jpg
    Nhắn tin 2.jpg
    482.7 KB · Lượt xem: 12
Tập đọc: Tiếng võng kêu

Bài đọc

Tiếng võng kêu

(Trích)
4191

Kẽo cà kẽo kẹt
Kẽo cà kẽo kẹt
Tay em đưa đều
Ba gian nhà nhỏ
Đầy tiếng võng kêu.

Kẽo cà kẽo kẹt
Bé Giang ngủ rồi
Tóc bay phơ phất
Vương vương nụ cười.
Trong giấc mơ em
Có gặp con cò
Lặn lội bờ sông ?
Có gặp cánh bướm
Mênh mông, mênh mông ?
Em ơi cứ ngủ
Tay anh đưa đều
Ba gian nhà nhỏ
Đầy tiếng võng kêu
Kẽo cà kẽo kẹt
Kẽo cà kẽo kẹt
Kẽo cà
Kẽo kẹt...

TRẦN ĐĂNG KHOA
- Gian: một phần của nhà, có cột hoặc tường ngăn với phần khác.

- Phơ phất: bay qua bay lại theo gió.

- Vương vương: còn lại một ít, ở đây ý nói còn giữ lại nụ cười.

Nội dung bài : Tình yêu của người anh dành cho em gái.


Câu 1 (trang 118 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì ?

Em hãy đọc đoạn 1 của bài thơ.

Trả lời:

Bạn nhỏ trong bài thơ đang ru em ngủ.

Câu 2 (trang 118 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Cho biết mỗi ý sau đây được nói trong những câu thơ nào ?

Em hãy đọc bài thơ và xem nội dung chính của từng đoạn.

Trả lời:

a) Đưa võng ru em.


Kẽo cà kẽo kẹt

Kẽo cà kẽo kẹt

Tay em đưa đều

Ba gian nhà nhỏ

Đầy tiếng võng kêu.


b) Ngắm em ngủ.


Bé Giang ngủ rồi

Tóc bay phơ phất

Vương vương nụ cười.


c) Đoán em bé mơ thấy gì.


Trong giấc mơ em

Có gặp con cò

Lặn lội bờ sông ?

Có gặp cánh bướm

Mênh mông mênh mông ?


Câu 3 (trang 118 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Những từ ngữ nào tả em bé đang ngủ rất đáng yêu ?

Em hãy đọc đoạn thơ 2.

Trả lời:

Những từ ngữ tả em bé đang ngủ rất đáng yêu: tóc bay phơ phất, vương vương nụ cười.

Câu 4 (trang 118 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Học thuộc lòng những khổ thơ em thích.

Hãy chọn khổ thơ em thích và học thuộc lòng.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chính tả: Tiếng võng kêu

Câu 1 (trang 118 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Tập chép : Tiếng võng kêu


Kẽo cà kẽo kẹt
Bé Giang ngủ rồi
Tóc bay phơ phất
Vương vương nụ cười.
Trong giấc mơ em
Có gặp con cò
Lặn lội bờ sông ?
Có gặp cánh bướm
Mênh mông, mênh mông?

? Chữ đầu các dòng thơ viết thế nào ?

- Chữ đầu các dòng thơ được viết hoa.

Câu 2 (trang 118 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống ?

Em hãy phân biệt l/n, i/iê, ăt/ăc khi viết.

Trả lời:

a)

(lấp, nấp) : lấp lánh

(lặng, nặng) : nặng nề

(lanh, nanh) : lanh lợi

(lóng, nóng) : nóng nảy

b)

(tin, tiên) : tin cậy

(tìm, tiềm) : tìm tòi

(khim, khiêm) : khiêm tốn

(mịt, miệt) : miệt mài

c)

(thắt, thắc) : thắc mắc

(chắt, chắc) : chắc chắn

(nhặt, nhặc) : nhặt nhạnh
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tập làm văn: Quan sát tranh, trả lời câu hỏi. Viết nhắn tin

Câu 1 (trang 118 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Quan sát tranh và trả lời câu hỏi :

Em quan sát hoạt động và vẻ mặt của em bé cùng búp bê trong tranh và trả lời câu hỏi.

Tiếng Việt lớp 2 Tập làm văn: Quan sát tranh, trả lời câu hỏi. Viết nhắn tin | Hay nhất Giải bài tập Tiếng Việt 2

a) Bạn nhỏ đang làm gì?

- Bạn nhỏ đang bón cho búp bê ăn.

b) Mắt bạn nhìn búp bê như thế nào?

- Bạn nhìn búp bê với ánh mắt âu yếm và yêu thương.

c) Tóc bạn như thế nào?

- Tóc bạn được buộc gọn thành hai bím và thắt nơ rất đẹp.

d) Bạn mặc áo màu gì?

- Bạn mặc chiếc áo màu xanh rất đẹp.

Câu 2 (trang 118 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Bà đến nhà đón em đi chơi. Hãy viết một vài câu nhắn lại để bố em biết.

Em viết mẩu nhắn tin ngắn gọn và chú ý hẹn bố mẹ thời gian về nhà để bố mẹ không lo lắng.

Trả lời:

11 - 2

Bố mẹ ơi,

Bà nội sang nhà mình chơi nhưng không có bố mẹ ở nhà. Bà đón con đi dạo công viên Thủ Lệ rồi qua nhà bác Mai ăn cơm. Khoảng 7 giờ tối bác sẽ đưa con về ạ.
 

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.