Truyện ngắn tham dự Cuộc thi viết văn tháng 12: “Người lính trong tim tôi”
Mênh mông, bồng bềnh, sương mù mờ mịt, bóng rừng xanh ngắt, những chớp lửa, lênh đênh trôi nổi, Sùng Chí Sình như thấy mình đang đứng trên những cụm mây trắng chênh vênh…Mơ màng, váng vất…
Một vài tiếng suỵt soạt, tiếng trẻ con rúc rích đâu đây làm Sình chợt tỉnh, mi mắt nặng chịch he hé, một không gian trắng toát nhập nhòa chói lòa ánh sáng, Sình lại đóng sập mí mặt lại. “A, chú Sình mở mắt rồi cô ơi…chú Sình tỉnh lại rồi”, tiếng ai như con bé Mai, quen lắm, Sình mở hé dần đôi mắt cho quen với ánh sáng, đập vào mắt là những cái đầu lô nhô của mấy đứa trẻ với những đôi mắt tròn xoe lóng lánh đang chăm chú nhìn mình, những cái miệng chúm chím đến là xinh. Thì ra là những người bạn nhỏ của Sình, thấy mắt Sình hấp háy chúng thi nhau hỏi, chú tỉnh rồi à, chú có sao không, chú có đau lắm không, chú có ăn gì không cháu lấy cho, cô Thanh mang cho chú nhiều thứ lắm, cả sữa, cả bánh nữa chú ạ…những cái miệng sún răng nhi nhao tranh nhau hỏi cứ như sợ đứa khác tranh phần hỏi mất. “Thôi nào các con, chú mới tỉnh để cho chú nghỉ, hỏi nhiều quá chú lại mệt đấy”, Sình nghe giọng cô giáo Thanh nhắc đám trẻ, lúc này Sình mới thấy Thanh trong bộ đồ xanh lá giản dị như mỗi ngày lên lớp với mái tóc dài buộc vống đuôi ngựa đang ngồi trên ghế lấp ló sau đám trẻ, đôi mắt thoáng chút lo âu.
“Đây là đâu?”, Sình cố gắng lắm mới bật ra câu hỏi khò khè trong cổ khi Thanh xích ghế lại gần. “Đây là Bệnh viện đa khoa tỉnh, anh vào đây mấy hôm rồi, anh bị thương mấy hôm mà hôm qua em mới biết, hôm nay em với đám trẻ mới lên thăm anh được, anh cố gắng tĩnh dưỡng cho mau khỏe lại nhé”. Nghe lời Thanh lúc này Sình mới để ý đến bản thân mình, những băng nẹp cứng ngắc tay chân, người đau ê ẩm, cằm cổ cũng được cố định, muốn mở miệng nói cũng thấy khó khăn. Những hình ảnh lướt qua trong đầu Sình như những thước phim quay chậm làm cho Sình mới định hình được những gì đã và đang xảy ra. Sình như đang mê muội trôi dạt giữa ký ức và mơ…
Nhưng đó chỉ là bề ngoài, là cái phần nổi lên như những con sóng bạc đầu đuổi nhau trên mặt biển khơi, có mấy ai biết trong lòng biển vẫn có những cơn sóng ngầm sẵn sàng cuốn phăng đi những ai vô tình chạm vào nó. Nơi mảnh đất bé nhỏ này cũng thế, cùng với sự hồi sinh trên bề mặt nhưng nó vẫn chất chứa trong lòng những người con của Tổ quốc đã nằm xuống mà có người máu xương đã hòa vào với đất mẹ cùng với những hiểm họa khôn lường của đạn bom vẫn còn lẩn khuất đâu đây.
Quá khứ đã lùi xa, chiến tranh đã qua đi nhưng những hậu quả của nó vẫn còn đọng lại. Vẫn còn nằm đâu đó những gốc cây, hốc đá, những nẻo đường rừng những con người ngã xuống vì bình yên của tổ quốc chưa được tìm thấy, những người cựu chiến binh năm xưa, những gia đình chưa tìm thấy con mỗi lần lên vẫn đau đáu một niềm đau khôn xiết với niềm mong ước duy nhất tìm thấy đồng đội, người thân để cho họ an lòng. Cùng nằm trong đất là những quả mìn, những trái lựu đạn lặng câm im lìm sẵn sàng bung lên những chớp lửa mang lại những vết thương, thậm chí cướp đi sinh mạng nếu ai vô tình chạm vào nó. Chính vì thế nên những người lính như Sình vẫn ngày đêm phải làm việc hết mình để cho những chớp lửa ấy không có cơ hội bung lên để mang lại sự bình yên thật sự cho mảnh đất này.
Thực hiện Dự án rà phá bom mìn vật liệu nổ phục vụ tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sỹ hi sinh trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, đơn vị của Sình đã phải bám trụ ở nơi đây rà từng mét đất, từng khoảnh rừng khắc phục và hủy đi không biết bao nhiêu tác nhân của sự chết chóc im lìm.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất địa đầu tổ quốc này, ngay từ bé Sình đã được nghe kể những câu chuyện về một thời máu lửa từ chính người bố của mình, một người đàn ông đã từng nằm trong đội hình Sư đoàn 313 căng mình giữ chốt trên những điểm tựa ở điểm cao 1509. Hết cuộc chiến ông ra về với một bên chân để lại chiến trường chỉ còn cái ống quần phất phơ trong gió. Những câu chuyện của ông về Tiểu đoàn 2 anh dũng chiến đấu bám, giữ chốt đã luôn hằn sâu vào trong tâm trí của Sình khi lớn lên. Những ngày làm nhiệm vụ ở nơi đây đã có lần Sình lên khu dựng bia tưởng niệm các đồng đồng đội của bố ở bình độ 800 thắp hương cho họ thay cho bố, đó cũng chính là nơi mà thi thoảng bố Sình vẫn được đồng đội đưa lên nhân ngày gặp mặt truyền thống với lời nhắc giữa họ với nhau “Thằng sống giỗ thằng chết”. Rồi Sình ngược lên bình độ 1200 quanh năm mây mù dày đặc sóng sánh như cả một thùng sữa khổng lồ được quãi lên bầu trời, có những khi mùa đông đến tuyết rơi lạnh cóng cả người, những khi hiếm hoi trời quang mây tạnh có thể phóng tầm mắt thấy rõ đỉnh 2000 của Tây Côn Lĩnh và Nông Trang của huyện MaNiPho ở phía bên kia biên giới. Đứng ở nơi đây Sình hình dung theo lời bố kể, chỗ kia chắc là nơi địch bố trí trận địa pháo bầy 130 nơi xuất phát của những quả đạn có sức công phá mãnh liệt khi địch sử dụng chiến thuật “pháo bầy” bắn cấp tập cả đạn khoan và đạn nổ. Nhắm mắt lại Sình như có cảm nhận về những tiếng rít đinh tai nhức óc chập vào nhau thành một hợp âm ầm ầm như thác đổ, núi xô. Những chớp lửa nối đuôi nhau dày đặc sau những tiếng nổ làm cho những cánh rừng đại ngàn che chở bộ ta phía dưới rừng rực cháy, những căn hầm bê tông rung lên rồi bất ngờ bay lên không trung mỗi khi trúng đạn pháo, những tiếng nổ như trống cái ùng oàng. Cây cối đổ, đất đá tóe tung, hầm hào lở loét kèm theo những thân xác con người không còn lành lặn. Cả một miền sơn cước bị xáo trộn như có một trận động đất quét qua. Sình chợt rùng mình mở mắt như vẫn còn cảm nhận rõ mùi thuốc súng lẫn với mùi đất đá, mùi lá cây, vỏ cây trộn lẫn mùi máu vẫn phảng phất đâu đây.
Ngó sang bên này, nhìn lại quãng đường cheo leo hiểm trở từ dưới đi lên Sình mới thấu hiểu được nỗi vất vả của những người lính như bố năm xưa khi muốn lên chốt nhất là giữa những pháo đạn mịt mù. Con đường ngược dốc cheo leo hiểm trở, có những đoạn dốc đứng, người sau leo chạm mông người trước. Việc tiếp tế hậu cần không phải là một việc làm đơn giản. Sình hình dung ra những nơi khi xưa được bộ đội ta đào hào, làm hầm, nhà âm để tránh đạn pháo, tận dụng những cây trúc bổ ra ken lại làm giường, rồi tận dụng chúng làm máng hứng nước mưa để sinh hoạt…
Còn kia có lẽ là nơi quân địch lợi dụng sương mù ém sẵn quân, khi pháo 130 của chúng bắn đạn giấy làm tín hiệu thì chúng đã lợi dụng màn sương che mắt âm thầm tiến sát trận địa của ta khi mà tầm nhìn hạn chế, liên lạc bị mất, đội hình bị chia cắt. Với chiến thuật “pháo bầy” và “biển người” nhưng địch vấp phải những con người với ý chí kiên cường và lòng căm thù sục sôi trong huyết quản đã quyết bám trụ trận địa bằng mọi cách đánh địch cho dù còn có một người. Một trận quần lộn không phân biệt địch ta trong những chớp lửa pháo bầy và mờ mờ sương núi đã làm bao nhiêu con người bị vùi chôn cho đến tận ngày ngay chưa tìm thấy xương cốt để đưa về nơi an nghỉ vĩnh hằng cùng đồng đội. Chính điều đó đã làm cho những người còn sống như bố Sình vẫn mang nặng nỗi bùi ngùi, trăn trở cùng đồng đội cố gắng còn sống ngày ngày cố tìm cho được đồng đội trở về với những người đã được quy tập ở các Nghĩa trang Liệt sĩ cho linh hồn họ khỏi tủi hờn…
Biết được nỗi niềm của bố, mặc dù đã tốt nghiệp Đại học nhưng Sình vẫn viết đơn xung phong xin nhập ngũ, vào đơn vị Công binh, rồi lại theo đơn vị về mảnh đất quê hương tiếp nối những gì bố vẫn còn mong mỏi. Sình đã cùng đơn vị bươn trải qua những mảnh đất chất chứa đầy pháo đạn lẫn những bộ hài cốt, lặng thầm gỡ bỏ những quả pháo, đạn để cho đội quy tập mộ liệt sỹ của tỉnh làm nhiệm vụ đưa những người đã ngã xuống về với đồng đội ở những nghĩa trang. Xung quanh điểm cao 1509 này vẫn còn nhiều, nhiều lắm những khu vực chưa được rà phá, chưa được tìm kiếm, những hang đá, gốc cây, những khe sâu, suối cạn…
Lần này thực hiện dự án của tỉnh, đơn vị Sình tiến hành rà phá một khu vực ở chân điểm cao 1509 làm khu vực để chuyển một điểm trường về đó. Đấy là một điểm trường đã cũ, xập xệ nằm ở lưng chừng núi, đường đi lên khó khăn, giờ đây sẽ chuyển xuống dưới cho đỡ vất vả những đứa trẻ đi học trong ngày mưa gió. Nơi đó Sình và đồng đội vẫn thường qua mỗi lần đi làm nhiệm vụ, khi vào xin ngụm nước, lúc thì vào chơi đùa với những đứa trẻ ngây thơ lem luốc với những đôi mắt trong vắt như bầu trời trên cao kia. Và đặc biệt hơn là nơi đó có cô giáo Thanh rất dễ thương và những người lính như Sình thì dễ gì bỏ qua cơ hội tiếp cận làm quen. Mỗi lần đầu trò những trò chơi cho đám trẻ vui đùa ở khoảnh sân hẹp bên sườn núi Sình len lén ngắm nhìn những nụ cười rạng rỡ của cô giáo ngồi trên bậu cửa lớp chợt thấy lòng ấm ấp đến lạ. Những đứa trẻ như những con chim non tung tăng chơi đùa vui vẻ có lẽ cũng là một niềm hạnh phúc của cô giáo. Những khi có thời gian Sình tranh thủ kể cho bọn trẻ về những trận đánh đã diễn ra ngay trên mảnh đất này, vừa kể Sình vừa chỉ cho chúng ngay tại những sườn núi mà Sình vẫn đang rà phá mìn hằng ngày. Khi có phụ cấp Sình lại tranh thủ tạt qua mấy sạp tạp hóa mua cho bọn trẻ những món quà nho nhỏ, những bịch bánh kẹo, bim bim…Rồi dạy cho chúng biết cách thổi kèn lá. Từ những chiếc lá mỏng manh ven đường vào tay Sình chúng cất lên những điệu nhạc vui tươi lên bổng xuống trầm len lỏi vào khắp những khe vách, bay vút lên những tàng cây, lũ trẻ lẫn cô giáo của chúng háo hức, mải mê lắng nghe. Có những khi Sình chung tay giúp cô giáo dọi lại những điểm dột trên mái trường tránh cho những cơn mưa rừng bất chợt ào về làm ướt học sinh, hay cõng những đứa trẻ vượt con suối đục ngầu nước khi cơn lũ ập về bất chợt, cùng cô giáo dọn dẹp vệ sinh trường lớp cho khang trang hơn…mỗi ngày qua đi trong Sình có điều gì đó cứ lớn dần lên mà không thể nói thành lời…
Cả cô lẫn trò khi nghe tin sẽ xây dựng điểm trường mới thì đều háo hức mong một ngày sẽ được chuyển đến ngôi trường mới khang trang hơn, ngày nào gặp Sình chúng cũng hỏi các chú làm đến đâu rồi, bao giờ thì có trường mới cho chúng cháu?
Để tiến hành rà phá cần phải tiến hành phát dọn đường tuyến, căng dây khoanh vùng khu vực rà phá, rồi sau đó mới tiến hành rà phá theo kiểu cuốn chiếu, đến đâu cắm mốc báo hiệu an toàn đến đó, những loại đạn, pháo dò được đều sẽ thu gom nổ hủy theo đúng quy trình. Những việc này đã được Sình cùng đồng đội làm thành thục suốt bao ngày qua.
Giờ đây Sình và đồng đội đang phát dọn đường tuyến, những bụi cây gai, cây dại xen lẫn những đám hoa đủ các sắc màu chen chúc rung rinh trong gió. Những đường dao phát ngọt xớt phạt đi những lùm cây dại mở ra những đường tuyến để khoanh vùng khu vực rà phá. Rồi những hàng dây căng lên khoanh vùng khu vực rà phá. Đội rà của Sình được phân công tiến hành rà phá khu vực này gồm 4 người, một sỹ quan chỉ huy làm tổ trưởng, Sình là tiểu đội trưởng có kinh nghiệm và 2 chiến sỹ.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ, Văn- một chiến sỹ trong đội của Sình phát hiện hàng chục quả mìn 65-2A cùng một số lựu đạn chưa nổ còn sót lại sau chiến tranh, liền báo cáo với tổ trưởng. Đứng cách đó khoảng 10m, Sình biết phía Văn có nhiều mìn, vật liệu nổ. Mặc dù đã thấm mệt sau nửa ngày trần mình trong không khí oi nồng, ngột ngạt trên các điểm cao biên giới, nhưng nhận thấy tính chất khó khăn, nguy hiểm với chiến sĩ trong tổ, trong khi mình là tiểu đội trưởng, được đào tạo cơ bản qua trường hạ sĩ quan, có nhiều kinh nghiệm, Sình liền đề xuất với tổ trưởng cho mình vào xử lý thay vị trí của Văn. Đề xuất của Sình được tổ trưởng đồng ý. Sau khi phát quang hiện trường và thực hiện các quy tắc bảo đảm an toàn, Sình bắt đầu tiến hành quy trình rà phá vật cản. Bằng kinh nghiệm và sự bình tĩnh, Sình lần lượt vô hiệu hóa hàng chục quả mìn nằm sâu trong lòng đất. Gần trưa, bất ngờ, một quả lựu đạn phát nổ ngay sát vị trí của Sình. Sình bị thương nặng, mất nhiều máu, Sình chỉ thấy ngực, bụng, chân, cằm mình man mát rồi đổ gục xuống lớp cây mới phát ở sau lưng.
Những ngày Sình nằm viện thi thoảng Thanh lại lóc cóc bắt xe xuống thăm, có lúc thì mang theo cả mấy được học sinh, chúng nài nỉ bằng được cô giáo cho xuống thăm chú Sình vì chúng nhớ chú Sình, chúng muốn nghe chú Sình kể chuyện và dạy chúng thổi kèn. Có Thanh và đám trẻ đến Sình thấy đỡ buồn tẻ hơn. Sình giấu nhà vì không muốn mẹ phải lo, cho nên chỉ có đơn vị cử người ở lại chăm sóc. Mỗi lẫn cô trò Thanh đến là lại nhộn nhịp hẳn lên xua tan đi cái tẻ nhạt buồn tênh của bệnh viện với những bóng áo blouse trắng toát hết ra lại vào. Bọn trẻ đến như mang theo một luồng gió mới. Sình chợt mơ ước khi nào cưới vợ cũng phải đẻ ra một bầy con như vậy cho đông vui cửa nhà. Thanh kể cho Sình nghe về tiến độ rà phá, rồi công trình xây trường khi nào bắt đầu thi công, về những ước mơ nhỏ bé của cô giáo cắm bản vùng cao mong muốn đem con chữ đến cho lũ trẻ với một mái trường đẹp đẽ. Khi Sình bất ngờ hỏi, Thanh định khi nào thì lấy chồng thì chỉ thấy cô thẹn thùng bẽn lẽn len lén nhìn mình rồi quay mặt đi bâng quơ, em chưa nghĩ đến. Thế đã bao giờ em nghĩ mình sẽ yêu một người lính như anh không? Sình vừa thẳng thắn hỏi vừa thăm dò thái độ của Thanh. Sình như muốn đánh cược điều gì đó vào câu hỏi này của mình. Hoặc như mỗi lần dò gỡ mìn vậy, tiến hành thăm dò từng chút, từng chút một, im lặng thì bỏ qua, khi có tín hiệu “tít…tít” thì phải nắm bắt ngay để tiến hành dò gỡ. Nghe Sình hỏi câu ấy, Thanh chớp mắt nhìn Sình rồi lại quay mặt đi ấm ứ, em chả biết đâu. Lấp lửng, nước đôi thế thì Sình biết là như thế nào rồi. Ừ thì quả chín thì cứ để tự nhiên đi, ép chín chưa chắc đã phải là ngon…
Những vết thương của Sình cơ bản vào phần mềm nên mức độ nguy hiểm không cao, sau khi phẫu thuật lấy ra 1 mảnh lựu đạn ở khung xương chậu, 1 mảnh ở ổ bụng, 1 mảnh ở thành ngực, còn lại 2 mảnh ở bẹn và ở cẳng tay do không nguy hiểm nên bác sĩ chỉ định chờ Sình hồi phục sức khỏe sẽ tiến hành phẫu thuật lấy ra sau. Sình hồi phục dần dần. Khi Sình được ra viện thì cũng là lúc công việc rà phá khu vực xây dựng điểm trường đã xong và bắt đầu khởi công xây dựng. Đơn vị định đưa Sình về sau điều trị nhưng Sình xin được ở lại cùng đội rà phá chờ khỏi hẳn rồi tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình, và một phần nữa mà Sình không nói ra, đó còn là vì cô giáo Thanh và bọn trẻ, cô trò chúng vẫn mong ngày Sình trở lại.
Những ngày nghỉ ngơi tĩnh dưỡng Sình thường xuyên lên điểm trường chơi với bọn trẻ, đứng trên này dõi mắt về chân núi phía xa xa nơi có một điểm trường mới đang được dựng lên từng ngày làm bọn trẻ háo hức lắm lắm, chúng mong sớm được hoàn thành để cô trò cùng nhau về đó học. Sình vẫn cần mẫn dạy bọn trẻ những điệu kèn lá. Đúng như cái tên được gọi, Sình hướng dẫn bọn trẻ cách ngắt những chiếc lá tươi, những loại lá có mép trơn, dai, bề mặt bóng nhẵn và mềm là có một chiếc kèn lá. Khi thổi, yêu cầu phải dùng tay giữ hai đầu lá và ngậm ngang chiếc lá ở giữa hai môi, kết hợp việc sử dụng lưỡi và đẩy hơi qua kẽ hở của môi vào khe lá sẽ tạo ra âm thanh trong trẻo như tiếng chim hót. Thổi kèn lá chủ yếu vận dụng sự linh hoạt của đôi môi và những ngón tay, lá dùng làm kèn được gập đôi lại ở phần mép lá mỏng hơn và ngậm vào môi, hơi được thổi mạnh, nhẹ để tạo chỉnh âm thanh cao thấp, trầm bổng theo âm điệu bài hát hay làn điệu dân ca. Có nhiều cách thổi kèn lá, nhưng thường được sử dụng theo hai cách. Một là ngậm ngang chiếc lá ở giữa hai môi, dùng môi mím nhẹ để giữ và kết hợp giữa việc sử dụng lưỡi và hơi đẩy ra qua kẽ hở của môi. Hai là dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái ở hai bàn tay để giữ hai đầu của lá sau khi đã ngậm ở môi, dùng lưỡi kết hợp với môi để đẩy hơi tạo ra âm thanh. Đối với một người H’Mông như Sình bất cứ khi nào muốn cũng có thể “hái” ra được kèn lá. Tuy nhiên để thổi hay, trọn vẹn một điệu nhạc thì khâu chọn lá đóng vai trò rất quan trọng. Ngoài lá tre và những loại lá kim, lá dòn, mép răng cưa thì các loại lá khác đều cất lên những âm thanh chuẩn và hay. Nhưng để có được âm thanh tốt nhất, người chơi kèn lá thường lấy lá nghiến, lá cây thảo quả để sử dụng và điều đặc biệt, nếu muốn tiếng kèn được đi xa hơn, người thổi phải lựa chọn vị trí đầu gió, như vậy, âm thanh của tiếng kèn mới vang xa và trong trẻo hơn. Mỗi khi Sình thổi lên những âm điệu thì âm thanh của nó bao giờ cũng lảnh lót và cao vút như tiếng chim hót của núi rừng đại ngàn, khi là điệu nhạc, khi lại giống tiếng chim muông đang ríu rít gọi bầy, nhảy nhót trên cành khiến cho không gian như tràn ngập không khí của xuân mới. Tiếng kèn của Sình như đang thay cho lời gọi mời ai đó mà không cần dùng đến tiếng nói. Thay cho những lời hẹn hò, các chàng trai, cô gái H’Mông cũng có thể sử dụng kèn lá, để cùng tâm tình, trò truyện trong những đêm hẹn hò. Cứ thế, họ nhắn nhủ biết bao tâm tư, tình cảm cho người mình yêu mến thông qua tiếng kèn và rồi đáp lại tiếng kèn ân tình đó từ đối phương, tiếng kèn dập dìu, dồn dập thể hiện tài năng, sự khéo léo và cả sức dẻo dai. Vừa dạy bọn trẻ, tiếng kèn của Sình vừa như muốn gói ghém nỗi niềm nhắn gửi đến cô giáo trẻ đang ngồi trên bậu cửa lớp mải mê nghe kia những nỗi lòng sâu kín của mình.
Mặt trời lên xanh núi rừng. Trong cái nắng ấm áp những con đường mỏng manh quanh co hiện ra qua các triền núi mềm như dải lụa. Những con đường như sợi chỉ mảnh mờ mờ trong hơi sương. Lúc vút lên đỉnh cao nghe gió thổi vi vu, để cho mây luồn vào trong tóc. Lúc thì sà xuống thung lũng dọc theo con sông, con suối uốn lượn theo thế núi, hiền hòa và bình yên. Và hoa, cơ man nào là hoa, hoa nở khắp nơi, ở ngang tầm mắt, ở ngay dưới những bước chân. Hoa khiến cho khung cảnh núi rừng trở nên lung linh huyền ảo hơn so với những ngày thường. Có lẽ ở nơi đây chúng sinh ra để gắn bó hòa quyện với nhau, nâng đỡ nhau để trở thành bản thể nhận diện mùa xuân nơi non cao này. Cảm giác bản thân được hưởng cảnh thần tiên ảo mộng đó quả là không uổng một lần lãng du.
Trên sườn núi phía xa hai bóng người, một màu áo thiên thanh, một màu xanh non nước như đang hòa mình vào với màu xanh ngút ngát của đại ngàn phía sau lưng, họ cũng đang hòa mình vào cái ấm áp của mặt trời lúc ban mai, vào với thiên nhiên lãng mạn xung quanh họ.
Bất chợt trong khung cảnh thanh bình yên tĩnh ấy vang lên tiếng kèn lá réo rắt, một điệu nhạc chia ly buồn bã trầm thấp sà xuống lòng suối lững lờ dưới kia, lẩn khuất theo các khe núi rồi luồn lách vào lòng người.
“Sao nay anh thổi điệu gì mà buồn thế? Những điệu nhạc vui vẻ mọi bữa đâu rồi?”, ngươi con gái ngước lên hỏi.
“Bởi vì chúng mình sắp phải chia tay nhau rồi em ạ! Không biết rồi đây sẽ ra sao…”.
“Anh nói thế là nghĩa gì? Không phải anh chỉ có quay về đơn vị làm thủ tục ra quân, rồi anh sẽ lại trở về với quê hương, trở lại với nơi này, với em với bọn trẻ chứ? Chính anh đã từng nói thế cơ mà. Ngôi trường đã xây xong rồi, bọn trẻ cũng mong anh sẽ quay về với chúng!”.
“Ừ, chính anh đã nói thế…nhưng…nhưng…xin em thứ lỗi, đáng lẽ anh không nên nói ra điều này lúc này, nhưng nếu không nói anh biết chắc không có dịp nào để nói với em nữa, mình chia tay em nhé…”.
“Anh…anh…sao anh lại nói điều này với em lúc này. Anh không còn yêu em nữa, hay là anh không tin tưởng vào em, hay anh có người khác rồi…anh đừng đùa với tình cảm của em như thế chứ?”.
“Anh xin lỗi em vì tất cả, nhưng anh nghĩ rồi em sẽ hiểu cho anh, lần này xuất ngũ về anh sẽ cố gắng tìm cho mình công việc làm ổn định, có dịp anh sẽ lên thăm em và bọn trẻ, nhưng em hãy quên anh đi và tìm lấy cho mình một hạnh phúc riêng em nhé…đừng nhớ về anh nữa, hãy hứa với anh thế nhé!”.
“Anh…anh…sao anh nỡ nói với em những điều như thế….”. Người con gái òa lên nức nở rồi bật đứng dậy chạy vào mái nhà phía xa.
Người con trai lặng lẽ đứng dậy khoác chiếc ba lô theo sau rồi chậm rãi gài một mảnh giấy vào liếp cửa buồn bã bước từng bước chậm rãi xuống núi và chỉ ngoái lại lầm bẩm “Thanh, cho anh xin lỗi, ngàn lần xin lỗi em, chúc em hạnh phúc”. Trên cao kia, một chút áng mây ngang qua che khuất ánh mặt trời, bầu trời đột nhiên sầm lại u ám đến lạ…
Khi bóng người con trai mờ tít phía xa lẫn vào bóng núi, bóng cây, người con gái mới mở cửa bước ra, nhặt tờ giấy rơi xuống chân mình lặng lẽ mở ra đọc: “Thanh, anh không đủ dũng khí nói ra trước mặt em, nhưng mong em thông cảm và tha lỗi cho anh, anh không phải đã hết yêu em, anh cũng không có ai khác ngoài em. Đợt tái khám vừa rồi bác sĩ cho anh biết một mảnh lựu đạn đã tước đi khả năng làm cha của anh cho nên anh có thể làm người chồng tốt của em nhưng anh không thể làm cha của các con em được. Anh ngàn lần xin lỗi em! Chúc em hạnh phúc! Anh yêu em! Sùng Chí Sình”.
Những giọt nước mắt mặn mòi rơi lộp bộp xuống tờ giấy, các con chữ cứ nhòe dần…nhòe dần…
HẾT
TG: Nguyễn Công Đức
(Truyện có sử dụng một số tư liệu của các cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên)
HẬU CHIẾN
Mênh mông, bồng bềnh, sương mù mờ mịt, bóng rừng xanh ngắt, những chớp lửa, lênh đênh trôi nổi, Sùng Chí Sình như thấy mình đang đứng trên những cụm mây trắng chênh vênh…Mơ màng, váng vất…
Một vài tiếng suỵt soạt, tiếng trẻ con rúc rích đâu đây làm Sình chợt tỉnh, mi mắt nặng chịch he hé, một không gian trắng toát nhập nhòa chói lòa ánh sáng, Sình lại đóng sập mí mặt lại. “A, chú Sình mở mắt rồi cô ơi…chú Sình tỉnh lại rồi”, tiếng ai như con bé Mai, quen lắm, Sình mở hé dần đôi mắt cho quen với ánh sáng, đập vào mắt là những cái đầu lô nhô của mấy đứa trẻ với những đôi mắt tròn xoe lóng lánh đang chăm chú nhìn mình, những cái miệng chúm chím đến là xinh. Thì ra là những người bạn nhỏ của Sình, thấy mắt Sình hấp háy chúng thi nhau hỏi, chú tỉnh rồi à, chú có sao không, chú có đau lắm không, chú có ăn gì không cháu lấy cho, cô Thanh mang cho chú nhiều thứ lắm, cả sữa, cả bánh nữa chú ạ…những cái miệng sún răng nhi nhao tranh nhau hỏi cứ như sợ đứa khác tranh phần hỏi mất. “Thôi nào các con, chú mới tỉnh để cho chú nghỉ, hỏi nhiều quá chú lại mệt đấy”, Sình nghe giọng cô giáo Thanh nhắc đám trẻ, lúc này Sình mới thấy Thanh trong bộ đồ xanh lá giản dị như mỗi ngày lên lớp với mái tóc dài buộc vống đuôi ngựa đang ngồi trên ghế lấp ló sau đám trẻ, đôi mắt thoáng chút lo âu.
“Đây là đâu?”, Sình cố gắng lắm mới bật ra câu hỏi khò khè trong cổ khi Thanh xích ghế lại gần. “Đây là Bệnh viện đa khoa tỉnh, anh vào đây mấy hôm rồi, anh bị thương mấy hôm mà hôm qua em mới biết, hôm nay em với đám trẻ mới lên thăm anh được, anh cố gắng tĩnh dưỡng cho mau khỏe lại nhé”. Nghe lời Thanh lúc này Sình mới để ý đến bản thân mình, những băng nẹp cứng ngắc tay chân, người đau ê ẩm, cằm cổ cũng được cố định, muốn mở miệng nói cũng thấy khó khăn. Những hình ảnh lướt qua trong đầu Sình như những thước phim quay chậm làm cho Sình mới định hình được những gì đã và đang xảy ra. Sình như đang mê muội trôi dạt giữa ký ức và mơ…
*****
Điểm cao 1509, đứng từ trên cao nhìn xuống thung lũng Nậm Ngặt một thời gian từng là túi đạn, hố pháo nham nhở, từng mét đất bị cày xới, từng xác thân bị lấp vùi giờ đã bắt đầu hồi sinh với những nếp nhà sàn yên bình, êm ấm và ngăn ngắt màu xanh của cây cối. Dưới chân núi dòng suối Thanh Thủy lững lờ uốn lượn theo thế núi buông mình mang theo dòng nước mát lành trôi xuôi như muốn xóa đi những chứng tích tang tương. Dưới đó cuộc sống hạnh phúc, thanh bình đang phủ lên những ký ức đau thương của một thời bom đạn.
Nhưng đó chỉ là bề ngoài, là cái phần nổi lên như những con sóng bạc đầu đuổi nhau trên mặt biển khơi, có mấy ai biết trong lòng biển vẫn có những cơn sóng ngầm sẵn sàng cuốn phăng đi những ai vô tình chạm vào nó. Nơi mảnh đất bé nhỏ này cũng thế, cùng với sự hồi sinh trên bề mặt nhưng nó vẫn chất chứa trong lòng những người con của Tổ quốc đã nằm xuống mà có người máu xương đã hòa vào với đất mẹ cùng với những hiểm họa khôn lường của đạn bom vẫn còn lẩn khuất đâu đây.
Quá khứ đã lùi xa, chiến tranh đã qua đi nhưng những hậu quả của nó vẫn còn đọng lại. Vẫn còn nằm đâu đó những gốc cây, hốc đá, những nẻo đường rừng những con người ngã xuống vì bình yên của tổ quốc chưa được tìm thấy, những người cựu chiến binh năm xưa, những gia đình chưa tìm thấy con mỗi lần lên vẫn đau đáu một niềm đau khôn xiết với niềm mong ước duy nhất tìm thấy đồng đội, người thân để cho họ an lòng. Cùng nằm trong đất là những quả mìn, những trái lựu đạn lặng câm im lìm sẵn sàng bung lên những chớp lửa mang lại những vết thương, thậm chí cướp đi sinh mạng nếu ai vô tình chạm vào nó. Chính vì thế nên những người lính như Sình vẫn ngày đêm phải làm việc hết mình để cho những chớp lửa ấy không có cơ hội bung lên để mang lại sự bình yên thật sự cho mảnh đất này.
Thực hiện Dự án rà phá bom mìn vật liệu nổ phục vụ tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sỹ hi sinh trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, đơn vị của Sình đã phải bám trụ ở nơi đây rà từng mét đất, từng khoảnh rừng khắc phục và hủy đi không biết bao nhiêu tác nhân của sự chết chóc im lìm.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất địa đầu tổ quốc này, ngay từ bé Sình đã được nghe kể những câu chuyện về một thời máu lửa từ chính người bố của mình, một người đàn ông đã từng nằm trong đội hình Sư đoàn 313 căng mình giữ chốt trên những điểm tựa ở điểm cao 1509. Hết cuộc chiến ông ra về với một bên chân để lại chiến trường chỉ còn cái ống quần phất phơ trong gió. Những câu chuyện của ông về Tiểu đoàn 2 anh dũng chiến đấu bám, giữ chốt đã luôn hằn sâu vào trong tâm trí của Sình khi lớn lên. Những ngày làm nhiệm vụ ở nơi đây đã có lần Sình lên khu dựng bia tưởng niệm các đồng đồng đội của bố ở bình độ 800 thắp hương cho họ thay cho bố, đó cũng chính là nơi mà thi thoảng bố Sình vẫn được đồng đội đưa lên nhân ngày gặp mặt truyền thống với lời nhắc giữa họ với nhau “Thằng sống giỗ thằng chết”. Rồi Sình ngược lên bình độ 1200 quanh năm mây mù dày đặc sóng sánh như cả một thùng sữa khổng lồ được quãi lên bầu trời, có những khi mùa đông đến tuyết rơi lạnh cóng cả người, những khi hiếm hoi trời quang mây tạnh có thể phóng tầm mắt thấy rõ đỉnh 2000 của Tây Côn Lĩnh và Nông Trang của huyện MaNiPho ở phía bên kia biên giới. Đứng ở nơi đây Sình hình dung theo lời bố kể, chỗ kia chắc là nơi địch bố trí trận địa pháo bầy 130 nơi xuất phát của những quả đạn có sức công phá mãnh liệt khi địch sử dụng chiến thuật “pháo bầy” bắn cấp tập cả đạn khoan và đạn nổ. Nhắm mắt lại Sình như có cảm nhận về những tiếng rít đinh tai nhức óc chập vào nhau thành một hợp âm ầm ầm như thác đổ, núi xô. Những chớp lửa nối đuôi nhau dày đặc sau những tiếng nổ làm cho những cánh rừng đại ngàn che chở bộ ta phía dưới rừng rực cháy, những căn hầm bê tông rung lên rồi bất ngờ bay lên không trung mỗi khi trúng đạn pháo, những tiếng nổ như trống cái ùng oàng. Cây cối đổ, đất đá tóe tung, hầm hào lở loét kèm theo những thân xác con người không còn lành lặn. Cả một miền sơn cước bị xáo trộn như có một trận động đất quét qua. Sình chợt rùng mình mở mắt như vẫn còn cảm nhận rõ mùi thuốc súng lẫn với mùi đất đá, mùi lá cây, vỏ cây trộn lẫn mùi máu vẫn phảng phất đâu đây.
Ngó sang bên này, nhìn lại quãng đường cheo leo hiểm trở từ dưới đi lên Sình mới thấu hiểu được nỗi vất vả của những người lính như bố năm xưa khi muốn lên chốt nhất là giữa những pháo đạn mịt mù. Con đường ngược dốc cheo leo hiểm trở, có những đoạn dốc đứng, người sau leo chạm mông người trước. Việc tiếp tế hậu cần không phải là một việc làm đơn giản. Sình hình dung ra những nơi khi xưa được bộ đội ta đào hào, làm hầm, nhà âm để tránh đạn pháo, tận dụng những cây trúc bổ ra ken lại làm giường, rồi tận dụng chúng làm máng hứng nước mưa để sinh hoạt…
Còn kia có lẽ là nơi quân địch lợi dụng sương mù ém sẵn quân, khi pháo 130 của chúng bắn đạn giấy làm tín hiệu thì chúng đã lợi dụng màn sương che mắt âm thầm tiến sát trận địa của ta khi mà tầm nhìn hạn chế, liên lạc bị mất, đội hình bị chia cắt. Với chiến thuật “pháo bầy” và “biển người” nhưng địch vấp phải những con người với ý chí kiên cường và lòng căm thù sục sôi trong huyết quản đã quyết bám trụ trận địa bằng mọi cách đánh địch cho dù còn có một người. Một trận quần lộn không phân biệt địch ta trong những chớp lửa pháo bầy và mờ mờ sương núi đã làm bao nhiêu con người bị vùi chôn cho đến tận ngày ngay chưa tìm thấy xương cốt để đưa về nơi an nghỉ vĩnh hằng cùng đồng đội. Chính điều đó đã làm cho những người còn sống như bố Sình vẫn mang nặng nỗi bùi ngùi, trăn trở cùng đồng đội cố gắng còn sống ngày ngày cố tìm cho được đồng đội trở về với những người đã được quy tập ở các Nghĩa trang Liệt sĩ cho linh hồn họ khỏi tủi hờn…
Biết được nỗi niềm của bố, mặc dù đã tốt nghiệp Đại học nhưng Sình vẫn viết đơn xung phong xin nhập ngũ, vào đơn vị Công binh, rồi lại theo đơn vị về mảnh đất quê hương tiếp nối những gì bố vẫn còn mong mỏi. Sình đã cùng đơn vị bươn trải qua những mảnh đất chất chứa đầy pháo đạn lẫn những bộ hài cốt, lặng thầm gỡ bỏ những quả pháo, đạn để cho đội quy tập mộ liệt sỹ của tỉnh làm nhiệm vụ đưa những người đã ngã xuống về với đồng đội ở những nghĩa trang. Xung quanh điểm cao 1509 này vẫn còn nhiều, nhiều lắm những khu vực chưa được rà phá, chưa được tìm kiếm, những hang đá, gốc cây, những khe sâu, suối cạn…
Lần này thực hiện dự án của tỉnh, đơn vị Sình tiến hành rà phá một khu vực ở chân điểm cao 1509 làm khu vực để chuyển một điểm trường về đó. Đấy là một điểm trường đã cũ, xập xệ nằm ở lưng chừng núi, đường đi lên khó khăn, giờ đây sẽ chuyển xuống dưới cho đỡ vất vả những đứa trẻ đi học trong ngày mưa gió. Nơi đó Sình và đồng đội vẫn thường qua mỗi lần đi làm nhiệm vụ, khi vào xin ngụm nước, lúc thì vào chơi đùa với những đứa trẻ ngây thơ lem luốc với những đôi mắt trong vắt như bầu trời trên cao kia. Và đặc biệt hơn là nơi đó có cô giáo Thanh rất dễ thương và những người lính như Sình thì dễ gì bỏ qua cơ hội tiếp cận làm quen. Mỗi lần đầu trò những trò chơi cho đám trẻ vui đùa ở khoảnh sân hẹp bên sườn núi Sình len lén ngắm nhìn những nụ cười rạng rỡ của cô giáo ngồi trên bậu cửa lớp chợt thấy lòng ấm ấp đến lạ. Những đứa trẻ như những con chim non tung tăng chơi đùa vui vẻ có lẽ cũng là một niềm hạnh phúc của cô giáo. Những khi có thời gian Sình tranh thủ kể cho bọn trẻ về những trận đánh đã diễn ra ngay trên mảnh đất này, vừa kể Sình vừa chỉ cho chúng ngay tại những sườn núi mà Sình vẫn đang rà phá mìn hằng ngày. Khi có phụ cấp Sình lại tranh thủ tạt qua mấy sạp tạp hóa mua cho bọn trẻ những món quà nho nhỏ, những bịch bánh kẹo, bim bim…Rồi dạy cho chúng biết cách thổi kèn lá. Từ những chiếc lá mỏng manh ven đường vào tay Sình chúng cất lên những điệu nhạc vui tươi lên bổng xuống trầm len lỏi vào khắp những khe vách, bay vút lên những tàng cây, lũ trẻ lẫn cô giáo của chúng háo hức, mải mê lắng nghe. Có những khi Sình chung tay giúp cô giáo dọi lại những điểm dột trên mái trường tránh cho những cơn mưa rừng bất chợt ào về làm ướt học sinh, hay cõng những đứa trẻ vượt con suối đục ngầu nước khi cơn lũ ập về bất chợt, cùng cô giáo dọn dẹp vệ sinh trường lớp cho khang trang hơn…mỗi ngày qua đi trong Sình có điều gì đó cứ lớn dần lên mà không thể nói thành lời…
Cả cô lẫn trò khi nghe tin sẽ xây dựng điểm trường mới thì đều háo hức mong một ngày sẽ được chuyển đến ngôi trường mới khang trang hơn, ngày nào gặp Sình chúng cũng hỏi các chú làm đến đâu rồi, bao giờ thì có trường mới cho chúng cháu?
Để tiến hành rà phá cần phải tiến hành phát dọn đường tuyến, căng dây khoanh vùng khu vực rà phá, rồi sau đó mới tiến hành rà phá theo kiểu cuốn chiếu, đến đâu cắm mốc báo hiệu an toàn đến đó, những loại đạn, pháo dò được đều sẽ thu gom nổ hủy theo đúng quy trình. Những việc này đã được Sình cùng đồng đội làm thành thục suốt bao ngày qua.
Giờ đây Sình và đồng đội đang phát dọn đường tuyến, những bụi cây gai, cây dại xen lẫn những đám hoa đủ các sắc màu chen chúc rung rinh trong gió. Những đường dao phát ngọt xớt phạt đi những lùm cây dại mở ra những đường tuyến để khoanh vùng khu vực rà phá. Rồi những hàng dây căng lên khoanh vùng khu vực rà phá. Đội rà của Sình được phân công tiến hành rà phá khu vực này gồm 4 người, một sỹ quan chỉ huy làm tổ trưởng, Sình là tiểu đội trưởng có kinh nghiệm và 2 chiến sỹ.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ, Văn- một chiến sỹ trong đội của Sình phát hiện hàng chục quả mìn 65-2A cùng một số lựu đạn chưa nổ còn sót lại sau chiến tranh, liền báo cáo với tổ trưởng. Đứng cách đó khoảng 10m, Sình biết phía Văn có nhiều mìn, vật liệu nổ. Mặc dù đã thấm mệt sau nửa ngày trần mình trong không khí oi nồng, ngột ngạt trên các điểm cao biên giới, nhưng nhận thấy tính chất khó khăn, nguy hiểm với chiến sĩ trong tổ, trong khi mình là tiểu đội trưởng, được đào tạo cơ bản qua trường hạ sĩ quan, có nhiều kinh nghiệm, Sình liền đề xuất với tổ trưởng cho mình vào xử lý thay vị trí của Văn. Đề xuất của Sình được tổ trưởng đồng ý. Sau khi phát quang hiện trường và thực hiện các quy tắc bảo đảm an toàn, Sình bắt đầu tiến hành quy trình rà phá vật cản. Bằng kinh nghiệm và sự bình tĩnh, Sình lần lượt vô hiệu hóa hàng chục quả mìn nằm sâu trong lòng đất. Gần trưa, bất ngờ, một quả lựu đạn phát nổ ngay sát vị trí của Sình. Sình bị thương nặng, mất nhiều máu, Sình chỉ thấy ngực, bụng, chân, cằm mình man mát rồi đổ gục xuống lớp cây mới phát ở sau lưng.
******
Chuẩn đoán ban đầu khi Sình được đưa về Bệnh viện đa khoa tỉnh là bị lựu đạn nổ ngay do Trung Quốc sản xuất sát thương dính mảnh văng vào người tại sườn phải, bụng dưới và bẹn bên trái, mũ bảo hiểm vỡ kinh gây vết thương nhẹ ở cằm. Loại lựu đạn này còn sót lại sau chiến tranh, trong cuộc chiến thi thoảng được dùng để gài bẫy đối phương. Chỉ một chút lơ là Sình đã vấp phải cái bẫy đã được thiết kế nằm đó từ mấy chục năm trước im lìm chờ người đạp phải.
Những ngày Sình nằm viện thi thoảng Thanh lại lóc cóc bắt xe xuống thăm, có lúc thì mang theo cả mấy được học sinh, chúng nài nỉ bằng được cô giáo cho xuống thăm chú Sình vì chúng nhớ chú Sình, chúng muốn nghe chú Sình kể chuyện và dạy chúng thổi kèn. Có Thanh và đám trẻ đến Sình thấy đỡ buồn tẻ hơn. Sình giấu nhà vì không muốn mẹ phải lo, cho nên chỉ có đơn vị cử người ở lại chăm sóc. Mỗi lẫn cô trò Thanh đến là lại nhộn nhịp hẳn lên xua tan đi cái tẻ nhạt buồn tênh của bệnh viện với những bóng áo blouse trắng toát hết ra lại vào. Bọn trẻ đến như mang theo một luồng gió mới. Sình chợt mơ ước khi nào cưới vợ cũng phải đẻ ra một bầy con như vậy cho đông vui cửa nhà. Thanh kể cho Sình nghe về tiến độ rà phá, rồi công trình xây trường khi nào bắt đầu thi công, về những ước mơ nhỏ bé của cô giáo cắm bản vùng cao mong muốn đem con chữ đến cho lũ trẻ với một mái trường đẹp đẽ. Khi Sình bất ngờ hỏi, Thanh định khi nào thì lấy chồng thì chỉ thấy cô thẹn thùng bẽn lẽn len lén nhìn mình rồi quay mặt đi bâng quơ, em chưa nghĩ đến. Thế đã bao giờ em nghĩ mình sẽ yêu một người lính như anh không? Sình vừa thẳng thắn hỏi vừa thăm dò thái độ của Thanh. Sình như muốn đánh cược điều gì đó vào câu hỏi này của mình. Hoặc như mỗi lần dò gỡ mìn vậy, tiến hành thăm dò từng chút, từng chút một, im lặng thì bỏ qua, khi có tín hiệu “tít…tít” thì phải nắm bắt ngay để tiến hành dò gỡ. Nghe Sình hỏi câu ấy, Thanh chớp mắt nhìn Sình rồi lại quay mặt đi ấm ứ, em chả biết đâu. Lấp lửng, nước đôi thế thì Sình biết là như thế nào rồi. Ừ thì quả chín thì cứ để tự nhiên đi, ép chín chưa chắc đã phải là ngon…
Những vết thương của Sình cơ bản vào phần mềm nên mức độ nguy hiểm không cao, sau khi phẫu thuật lấy ra 1 mảnh lựu đạn ở khung xương chậu, 1 mảnh ở ổ bụng, 1 mảnh ở thành ngực, còn lại 2 mảnh ở bẹn và ở cẳng tay do không nguy hiểm nên bác sĩ chỉ định chờ Sình hồi phục sức khỏe sẽ tiến hành phẫu thuật lấy ra sau. Sình hồi phục dần dần. Khi Sình được ra viện thì cũng là lúc công việc rà phá khu vực xây dựng điểm trường đã xong và bắt đầu khởi công xây dựng. Đơn vị định đưa Sình về sau điều trị nhưng Sình xin được ở lại cùng đội rà phá chờ khỏi hẳn rồi tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình, và một phần nữa mà Sình không nói ra, đó còn là vì cô giáo Thanh và bọn trẻ, cô trò chúng vẫn mong ngày Sình trở lại.
Những ngày nghỉ ngơi tĩnh dưỡng Sình thường xuyên lên điểm trường chơi với bọn trẻ, đứng trên này dõi mắt về chân núi phía xa xa nơi có một điểm trường mới đang được dựng lên từng ngày làm bọn trẻ háo hức lắm lắm, chúng mong sớm được hoàn thành để cô trò cùng nhau về đó học. Sình vẫn cần mẫn dạy bọn trẻ những điệu kèn lá. Đúng như cái tên được gọi, Sình hướng dẫn bọn trẻ cách ngắt những chiếc lá tươi, những loại lá có mép trơn, dai, bề mặt bóng nhẵn và mềm là có một chiếc kèn lá. Khi thổi, yêu cầu phải dùng tay giữ hai đầu lá và ngậm ngang chiếc lá ở giữa hai môi, kết hợp việc sử dụng lưỡi và đẩy hơi qua kẽ hở của môi vào khe lá sẽ tạo ra âm thanh trong trẻo như tiếng chim hót. Thổi kèn lá chủ yếu vận dụng sự linh hoạt của đôi môi và những ngón tay, lá dùng làm kèn được gập đôi lại ở phần mép lá mỏng hơn và ngậm vào môi, hơi được thổi mạnh, nhẹ để tạo chỉnh âm thanh cao thấp, trầm bổng theo âm điệu bài hát hay làn điệu dân ca. Có nhiều cách thổi kèn lá, nhưng thường được sử dụng theo hai cách. Một là ngậm ngang chiếc lá ở giữa hai môi, dùng môi mím nhẹ để giữ và kết hợp giữa việc sử dụng lưỡi và hơi đẩy ra qua kẽ hở của môi. Hai là dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái ở hai bàn tay để giữ hai đầu của lá sau khi đã ngậm ở môi, dùng lưỡi kết hợp với môi để đẩy hơi tạo ra âm thanh. Đối với một người H’Mông như Sình bất cứ khi nào muốn cũng có thể “hái” ra được kèn lá. Tuy nhiên để thổi hay, trọn vẹn một điệu nhạc thì khâu chọn lá đóng vai trò rất quan trọng. Ngoài lá tre và những loại lá kim, lá dòn, mép răng cưa thì các loại lá khác đều cất lên những âm thanh chuẩn và hay. Nhưng để có được âm thanh tốt nhất, người chơi kèn lá thường lấy lá nghiến, lá cây thảo quả để sử dụng và điều đặc biệt, nếu muốn tiếng kèn được đi xa hơn, người thổi phải lựa chọn vị trí đầu gió, như vậy, âm thanh của tiếng kèn mới vang xa và trong trẻo hơn. Mỗi khi Sình thổi lên những âm điệu thì âm thanh của nó bao giờ cũng lảnh lót và cao vút như tiếng chim hót của núi rừng đại ngàn, khi là điệu nhạc, khi lại giống tiếng chim muông đang ríu rít gọi bầy, nhảy nhót trên cành khiến cho không gian như tràn ngập không khí của xuân mới. Tiếng kèn của Sình như đang thay cho lời gọi mời ai đó mà không cần dùng đến tiếng nói. Thay cho những lời hẹn hò, các chàng trai, cô gái H’Mông cũng có thể sử dụng kèn lá, để cùng tâm tình, trò truyện trong những đêm hẹn hò. Cứ thế, họ nhắn nhủ biết bao tâm tư, tình cảm cho người mình yêu mến thông qua tiếng kèn và rồi đáp lại tiếng kèn ân tình đó từ đối phương, tiếng kèn dập dìu, dồn dập thể hiện tài năng, sự khéo léo và cả sức dẻo dai. Vừa dạy bọn trẻ, tiếng kèn của Sình vừa như muốn gói ghém nỗi niềm nhắn gửi đến cô giáo trẻ đang ngồi trên bậu cửa lớp mải mê nghe kia những nỗi lòng sâu kín của mình.
********
Khi những màn sương mỏng phủ lên thung lũng phía dưới bắt đầu tan loãng, cả Nậm Ngặt vừa mới thức giấc sau một đêm say giấc, như một thiếu nữ khoác tấm voan mỏng mới bước từ trên giường xuống đất. Lấp ló đâu đó ánh mặt trời chui ra từ màn sương, nhô đầu lên khỏi rặng núi đằng xa rải lên mặt đất những tia nắng vàng ươm như bột ngô, những tia nắng vón lại trên những đám mây như một dải mèn mén được tung lên không gian.
Mặt trời lên xanh núi rừng. Trong cái nắng ấm áp những con đường mỏng manh quanh co hiện ra qua các triền núi mềm như dải lụa. Những con đường như sợi chỉ mảnh mờ mờ trong hơi sương. Lúc vút lên đỉnh cao nghe gió thổi vi vu, để cho mây luồn vào trong tóc. Lúc thì sà xuống thung lũng dọc theo con sông, con suối uốn lượn theo thế núi, hiền hòa và bình yên. Và hoa, cơ man nào là hoa, hoa nở khắp nơi, ở ngang tầm mắt, ở ngay dưới những bước chân. Hoa khiến cho khung cảnh núi rừng trở nên lung linh huyền ảo hơn so với những ngày thường. Có lẽ ở nơi đây chúng sinh ra để gắn bó hòa quyện với nhau, nâng đỡ nhau để trở thành bản thể nhận diện mùa xuân nơi non cao này. Cảm giác bản thân được hưởng cảnh thần tiên ảo mộng đó quả là không uổng một lần lãng du.
Trên sườn núi phía xa hai bóng người, một màu áo thiên thanh, một màu xanh non nước như đang hòa mình vào với màu xanh ngút ngát của đại ngàn phía sau lưng, họ cũng đang hòa mình vào cái ấm áp của mặt trời lúc ban mai, vào với thiên nhiên lãng mạn xung quanh họ.
Bất chợt trong khung cảnh thanh bình yên tĩnh ấy vang lên tiếng kèn lá réo rắt, một điệu nhạc chia ly buồn bã trầm thấp sà xuống lòng suối lững lờ dưới kia, lẩn khuất theo các khe núi rồi luồn lách vào lòng người.
“Sao nay anh thổi điệu gì mà buồn thế? Những điệu nhạc vui vẻ mọi bữa đâu rồi?”, ngươi con gái ngước lên hỏi.
“Bởi vì chúng mình sắp phải chia tay nhau rồi em ạ! Không biết rồi đây sẽ ra sao…”.
“Anh nói thế là nghĩa gì? Không phải anh chỉ có quay về đơn vị làm thủ tục ra quân, rồi anh sẽ lại trở về với quê hương, trở lại với nơi này, với em với bọn trẻ chứ? Chính anh đã từng nói thế cơ mà. Ngôi trường đã xây xong rồi, bọn trẻ cũng mong anh sẽ quay về với chúng!”.
“Ừ, chính anh đã nói thế…nhưng…nhưng…xin em thứ lỗi, đáng lẽ anh không nên nói ra điều này lúc này, nhưng nếu không nói anh biết chắc không có dịp nào để nói với em nữa, mình chia tay em nhé…”.
“Anh…anh…sao anh lại nói điều này với em lúc này. Anh không còn yêu em nữa, hay là anh không tin tưởng vào em, hay anh có người khác rồi…anh đừng đùa với tình cảm của em như thế chứ?”.
“Anh xin lỗi em vì tất cả, nhưng anh nghĩ rồi em sẽ hiểu cho anh, lần này xuất ngũ về anh sẽ cố gắng tìm cho mình công việc làm ổn định, có dịp anh sẽ lên thăm em và bọn trẻ, nhưng em hãy quên anh đi và tìm lấy cho mình một hạnh phúc riêng em nhé…đừng nhớ về anh nữa, hãy hứa với anh thế nhé!”.
“Anh…anh…sao anh nỡ nói với em những điều như thế….”. Người con gái òa lên nức nở rồi bật đứng dậy chạy vào mái nhà phía xa.
Người con trai lặng lẽ đứng dậy khoác chiếc ba lô theo sau rồi chậm rãi gài một mảnh giấy vào liếp cửa buồn bã bước từng bước chậm rãi xuống núi và chỉ ngoái lại lầm bẩm “Thanh, cho anh xin lỗi, ngàn lần xin lỗi em, chúc em hạnh phúc”. Trên cao kia, một chút áng mây ngang qua che khuất ánh mặt trời, bầu trời đột nhiên sầm lại u ám đến lạ…
Khi bóng người con trai mờ tít phía xa lẫn vào bóng núi, bóng cây, người con gái mới mở cửa bước ra, nhặt tờ giấy rơi xuống chân mình lặng lẽ mở ra đọc: “Thanh, anh không đủ dũng khí nói ra trước mặt em, nhưng mong em thông cảm và tha lỗi cho anh, anh không phải đã hết yêu em, anh cũng không có ai khác ngoài em. Đợt tái khám vừa rồi bác sĩ cho anh biết một mảnh lựu đạn đã tước đi khả năng làm cha của anh cho nên anh có thể làm người chồng tốt của em nhưng anh không thể làm cha của các con em được. Anh ngàn lần xin lỗi em! Chúc em hạnh phúc! Anh yêu em! Sùng Chí Sình”.
Những giọt nước mắt mặn mòi rơi lộp bộp xuống tờ giấy, các con chữ cứ nhòe dần…nhòe dần…
HẾT
TG: Nguyễn Công Đức
(Truyện có sử dụng một số tư liệu của các cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên)