Mái tôn thấp lè tè. Cái nóng gần bốn mươi độ vào giữa trưa hè như muốn nung chảy mọi thứ. Mở cửa, hơi nóng lập tức phả vào mặt, vào cổ người đàn ông. Mặt trời chiếu thẳng xuống mái tôn - nóng và bí, ngôi nhà của hắn chẳng khác gì một cái lò nung; thỉnh thoảng còn nghe được tiếng tôn giãn nở kêu răng rắc. Gọi là nhà nhưng thật ra đó là một dãy phòng được dựng bằng tôn trên nền đất của một khu chợ cũ, tạm bợ và ọp ẹp. Cả dãy gồm bảy căn phòng mười hai mét vuông; bảy hộ gia đình, một hoàn cảnh: nghèo.
Mở toang cửa đi cùng cửa sổ cho thoáng khí, người đàn ông với tay định bật lên cây quạt máy, nhưng hắn nghĩ đến khoản tiền điện tháng trước đã tăng gần gấp đôi lại chậm rãi thu tay về.
Ở trong ngôi nhà mà năm mặt là tôn thế này thì quạt nước hay điều hòa là những thứ xa xỉ. Đến quạt điện thông thường hắn còn đắn đo khi bật thì để làm mát chỉ có hai cách: gió và nước. Thân thiện và miễn phí.
Hắn đi ra cái giếng ở cuối dãy phòng, xách lên một gàu nước. Bỏ xuống cái mũ vành màu đen đội trên đầu, hắn cúi gập người dội thẳng gàu nước xuống đầu. Mát rượi. Dòng nước mát lành lướt qua làn da thô ráp của hắn, trôi tuột, cuốn theo cả những ngột ngạt của buổi trưa hè nắng gắt.
Cầm theo túi bột giặt, hắn đổ ra một ít, vò vội bộ quần áo vừa thay ra, treo lên sợi dây phơi đồ giăng sẵn cạnh giếng. Lại đổ ra một ít, hắn xoa xoa rồi cho lên đầu. Giặt đồ, gội đầu, rửa chén bát đều cùng một thứ: bột giặt. Tất cả đều tạo bọt, sao phải mua nhiều thứ? Mua mỗi bột giặt, tiện và rẻ. Đưa tay vuốt vuốt quả đầu đinh rải rác mấy mảng chốc kết vảy trắng phiếu, hắn lại đội mũ lên, che đi những cái vảy trắng xấu xí trên da đầu kia.
- Bác Chiến hôm nay về buổi trưa đấy à? Đã cơm nước gì chưa?
Lúc đi trở về phòng, hắn nghe có tiếng bà Tám hỏi thăm. Mấy hôm nay tan ca sáng hắn sẽ ở lại công trường, ăn tạm cơm bụi rồi tìm gốc cây nằm chợp mắt. Như vậy còn đỡ hơn phải về cái “lò” này chịu nóng. Hôm nay hắn trở về nên bà cụ mới hỏi vậy.
- Vâng, cơm no rượu say. Đợi đổ nồm nữa là ngủ thôi. Đời nhàn. - Hắn cười khà khà đáp lời bà cụ. Chợt nhớ đến bữa trưa nhanh gọn lúc trên xe buýt - hai ổ bánh mì không; hắn tặc lưỡi, thức ăn dù ngon thì cũng chỉ cảm nhận được mấy giây trên đầu lưỡi, vào đến cổ họng thì sơn hào hải vị cũng như bánh mì không cả thôi, ăn cốt no là được.
- Thế chiều không làm à? Qua đây ngồi cho mát, bắt đầu nổi gió rồi, trong phòng nóng quá.
Mở toang cửa đi cùng cửa sổ cho thoáng khí, người đàn ông với tay định bật lên cây quạt máy, nhưng hắn nghĩ đến khoản tiền điện tháng trước đã tăng gần gấp đôi lại chậm rãi thu tay về.
Ở trong ngôi nhà mà năm mặt là tôn thế này thì quạt nước hay điều hòa là những thứ xa xỉ. Đến quạt điện thông thường hắn còn đắn đo khi bật thì để làm mát chỉ có hai cách: gió và nước. Thân thiện và miễn phí.
Hắn đi ra cái giếng ở cuối dãy phòng, xách lên một gàu nước. Bỏ xuống cái mũ vành màu đen đội trên đầu, hắn cúi gập người dội thẳng gàu nước xuống đầu. Mát rượi. Dòng nước mát lành lướt qua làn da thô ráp của hắn, trôi tuột, cuốn theo cả những ngột ngạt của buổi trưa hè nắng gắt.
Cầm theo túi bột giặt, hắn đổ ra một ít, vò vội bộ quần áo vừa thay ra, treo lên sợi dây phơi đồ giăng sẵn cạnh giếng. Lại đổ ra một ít, hắn xoa xoa rồi cho lên đầu. Giặt đồ, gội đầu, rửa chén bát đều cùng một thứ: bột giặt. Tất cả đều tạo bọt, sao phải mua nhiều thứ? Mua mỗi bột giặt, tiện và rẻ. Đưa tay vuốt vuốt quả đầu đinh rải rác mấy mảng chốc kết vảy trắng phiếu, hắn lại đội mũ lên, che đi những cái vảy trắng xấu xí trên da đầu kia.
- Bác Chiến hôm nay về buổi trưa đấy à? Đã cơm nước gì chưa?
Lúc đi trở về phòng, hắn nghe có tiếng bà Tám hỏi thăm. Mấy hôm nay tan ca sáng hắn sẽ ở lại công trường, ăn tạm cơm bụi rồi tìm gốc cây nằm chợp mắt. Như vậy còn đỡ hơn phải về cái “lò” này chịu nóng. Hôm nay hắn trở về nên bà cụ mới hỏi vậy.
- Vâng, cơm no rượu say. Đợi đổ nồm nữa là ngủ thôi. Đời nhàn. - Hắn cười khà khà đáp lời bà cụ. Chợt nhớ đến bữa trưa nhanh gọn lúc trên xe buýt - hai ổ bánh mì không; hắn tặc lưỡi, thức ăn dù ngon thì cũng chỉ cảm nhận được mấy giây trên đầu lưỡi, vào đến cổ họng thì sơn hào hải vị cũng như bánh mì không cả thôi, ăn cốt no là được.
- Thế chiều không làm à? Qua đây ngồi cho mát, bắt đầu nổi gió rồi, trong phòng nóng quá.
"... ngẩng đầu hứng từng đợt gió nồm hây hây thổi đến, mát dịu" - Hình minh họa
Bà Tám đang ngồi trên cái chõng tre dưới gốc cây si trước sân. Cây si già này là điểm “giải hạn” của những con người ở xóm chợ cũ vào những buổi trưa hè. Ngồi dưới bóng cây, ngẩng đầu hứng từng đợt gió nồm hây hây thổi đến, mát dịu; cũng chỉ bấy nhiêu là đủ để họ vượt qua cái nóng muốn nghẹt thở của mùa hè.
- Sáng nay mới đổ bê tông, chắc mai cũng chả có việc.
Hắn làm phụ hồ ở công trường. Phụ mãi hơn hai mươi năm nay vẫn chưa lên được thợ chính.
Ngồi xuống một đầu chõng, im lặng một lúc, hắn lơ đãng cất lời:
- Hôm nay có gió trễ nhỉ?
- Ừ. Hôm nào gió sớm thì khỏe, phải hôm như hôm nay, không thở được bác ạ.
- Hai bà cháu ăn cơm chưa? - Hắn đưa mắt nhìn vào trong phòng bà, thấy mâm cơm vẫn còn đậy lồng bàn để đấy. Đã quá giờ cơm rồi.
- Con Ngọc hôm nay ôn thi ra muộn, còn đi mượn sách vở gì của bạn nữa ấy. Nó về trễ, bảo tôi ăn trước nhưng tôi muốn đợi nó. - Bà Tám nhìn về phía mâm cơm trên bàn, ánh mắt đầy yêu thương khi nhắc về đứa cháu gái.
Con Ngọc năm nay thi đại học. Nghe thì từ nhỏ đã học giỏi lại chịu khó.
- Bà cứ cưng chiều nó quá, cũng chỉ “bắt tép nuôi cò” thôi.
Ngọc là đứa cháu năm xưa bà nhận nuôi. Nói là nhận nuôi nhưng thật ra năm đó bà cưu mang một cô sinh viên lỡ có bầu. Cô gái đẻ ra đứa trẻ được vài tuần đã bỏ lại con mà biệt tăm. Bà Tám không gia đình, cả đời đi buôn trái cây, chở giỏ lớn giỏ nhỏ trên ba-ga xe đạp, rong ruổi đi bán khắp nơi ở thành phố này. Cuộc đời bà cô đơn, vất vả. Từ ngày có bé Ngọc làm bạn, bà yêu thương không khác gì ruột thịt, nuôi nấng đến tận bây giờ, .
Hắn vì nghĩ cho bà, nhưng biết bụng hắn cũng quí con Ngọc nên bà không trách, chỉ ôn tồn đáp:
- Bác Chiến cứ nói vậy con Ngọc nghe được nó buồn, tội nghiệp.
- Cũng tội thật đấy. Nhưng con mình đẻ ra nó còn bỏ mình được, đằng này…
Hai người lặng im. Nắng vẫn gay gắt đốt lửa phía trên tán cây. Người đàn ông suy nghĩ xa xăm, về cuộc đời, về gia đình, về con gái hắn...
Hắn làm phụ hồ ở công trường. Phụ mãi hơn hai mươi năm nay vẫn chưa lên được thợ chính.
Ngồi xuống một đầu chõng, im lặng một lúc, hắn lơ đãng cất lời:
- Hôm nay có gió trễ nhỉ?
- Ừ. Hôm nào gió sớm thì khỏe, phải hôm như hôm nay, không thở được bác ạ.
- Hai bà cháu ăn cơm chưa? - Hắn đưa mắt nhìn vào trong phòng bà, thấy mâm cơm vẫn còn đậy lồng bàn để đấy. Đã quá giờ cơm rồi.
- Con Ngọc hôm nay ôn thi ra muộn, còn đi mượn sách vở gì của bạn nữa ấy. Nó về trễ, bảo tôi ăn trước nhưng tôi muốn đợi nó. - Bà Tám nhìn về phía mâm cơm trên bàn, ánh mắt đầy yêu thương khi nhắc về đứa cháu gái.
Con Ngọc năm nay thi đại học. Nghe thì từ nhỏ đã học giỏi lại chịu khó.
- Bà cứ cưng chiều nó quá, cũng chỉ “bắt tép nuôi cò” thôi.
Ngọc là đứa cháu năm xưa bà nhận nuôi. Nói là nhận nuôi nhưng thật ra năm đó bà cưu mang một cô sinh viên lỡ có bầu. Cô gái đẻ ra đứa trẻ được vài tuần đã bỏ lại con mà biệt tăm. Bà Tám không gia đình, cả đời đi buôn trái cây, chở giỏ lớn giỏ nhỏ trên ba-ga xe đạp, rong ruổi đi bán khắp nơi ở thành phố này. Cuộc đời bà cô đơn, vất vả. Từ ngày có bé Ngọc làm bạn, bà yêu thương không khác gì ruột thịt, nuôi nấng đến tận bây giờ, .
Hắn vì nghĩ cho bà, nhưng biết bụng hắn cũng quí con Ngọc nên bà không trách, chỉ ôn tồn đáp:
- Bác Chiến cứ nói vậy con Ngọc nghe được nó buồn, tội nghiệp.
- Cũng tội thật đấy. Nhưng con mình đẻ ra nó còn bỏ mình được, đằng này…
Hai người lặng im. Nắng vẫn gay gắt đốt lửa phía trên tán cây. Người đàn ông suy nghĩ xa xăm, về cuộc đời, về gia đình, về con gái hắn...
***
Mảnh vỡ văng khắp nơi, quần áo rải đầy từ trên giường xuống đất. Cái tủ vải treo quần áo là thứ duy nhất còn mới trong nhà cũng bị giật đổ, nằm tênh hênh giữa nhà. Căn phòng trọ vốn chật hẹp, sau cuộc cãi vã của hai vợ chồng bây giờ không khác gì cái ổ chó. Vợ hắn trong cơn điên đã xới tung mọi ngóc ngách của căn phòng. Cái gì nằm lọt trong tầm mắt của thị, có thể đập thì đập, có thể giật thì giật. Con đàn bà khi đã điên lên thì hắn chỉ còn biết mặc kệ, đến lúc nào giải tỏa ra hết thì ắt thị sẽ tự dừng.
Lúc này hắn cũng chẳng màng quan tâm đến thị. Đứng trước mặt hắn, đứa con gái bảy tuổi đang dùng ánh mắt oán hận trừng hắn. Hắn đánh mẹ nó. Lần đầu tiên trong cuộc đời hắn ra tay đánh thị, con gái hắn đã nhìn thấy. Vợ hắn là một người xinh đẹp. Thị chịu lấy hắn cũng vì lỡ có bầu đứa con gái này. Tuy là một người vợ tệ hại, không biết vun vén cho gia đình, thích chưng diện, gần đây lại hay tụ tập nhảy nhót với một đám “quí ông, quí bà” quen ở câu lạc bộ khiêu vũ; nhưng đối với con gái thị vẫn hết mực cưng chiều. Rõ ràng với một người ba suốt ngày cắm mặt ở công trường thì nó thương mẹ nhiều hơn. Khi bàn tay thô bạo của hắn giáng xuống gương mặt xinh đẹp của thị hắn không hề thấy thương xót. Nhưng lúc đối diện với ánh mắt tràn ngập oán hận của con gái, hắn hối hận.
- Hiền, lại đây với ba đi con!
Hắn cất giọng thật nhẹ như để xoa dịu con, khẽ đưa cánh tay về phía con bé nhưng không có bàn tay bé bỏng nắm lấy. Con gái hắn vẫn đứng im; ánh mắt chứa đựng sự tức giận, thù địch và xa lạ làm hắn hoảng loạn.
- Hiền, ba đây con, ba xin lỗi.
- Bác Chiến.
- Không! Là ba. Nào, nhìn ba này!
- Bác Chiến.
Con gái không gọi hắn là ba. Nó không cần người cha này nữa. Bóng đứa con mờ dần trong những mảng màu sáng tối. Hắn đưa tay lên ngực ghì lấy trái tim đau nhói.
- Bác Chiến… bác Chiến… có sao không ạ?
Tiếng kêu đầy lo lắng của con bé Ngọc đè lên tiếng nói lúc một nhỏ dần của con gái hắn, cùng với đó là âm thanh đập cửa dồn dập làm hắn bật tỉnh.
Phù! Hóa ra không phải con gái hắn gọi. Con Hiền nó ghét hắn, biệt tích hơn mười năm nay không hề liên lạc. Nó không cần một người vô dụng như hắn làm cha. Hắn đưa tay lên trán vuốt lớp mồ hôi ướt sũng. Đó là mồ hôi lạnh vì gặp ác mộng hay mồ hôi đổ vì cái nóng của mùa hè, hắn không biết. Chỉ biết âm thanh bên ngoài thật phiền phức.
Bước ba bước đến cửa, mở chốt, tay hắn giật mạnh cánh cửa. Chân cửa bị một lực mạnh ghì xuống mà ma sát với nền xi măng phát ra tiếng kêu ken két gai người. Hắn gắt:
- Gì?
- Nghe thấy tiếng động kỳ lạ bên này, bà ngoại lo lắng nên kêu cháu qua xem thử ạ. Nhưng hình như bác còn đang ngủ?
Có tiếng chân đạp vào tường liên tục, cùng với giọng nói gấp gáp, đứt quãng. Vốn bà ngoại sợ hắn chẳng may trúng phải gió rồi nên giục nó qua xem sao. Con Ngọc tỏ ra nghi hoặc, thích chí nhìn hắn với ánh mắt nghiền ngẫm. Bác Chiến gặp ác mộng!
- Lắm chuyện!
“Soạt” một tiếng, hắn đóng cánh cửa ngay lập tức, bỏ lại Ngọc đứng sững ở bên ngoài.
Bên trong căn phòng, người đàn ông vẫn còn tựa người vào cánh cửa. Lâu rồi hắn không mơ thấy giấc mơ này. Nghĩ đến đứa con gái đã lâu không gặp, lòng hắn âm ỉ đau.
Năm con Hiền tám tuổi, hắn và vợ li hôn, nó sống với mẹ. Thỉnh thoảng, hắn có về thăm con. Vài năm đó con gái đôi ba tháng cũng có gọi điện cho hắn, mặc dù mỗi lần đều là xin tiền học phí, tiền sinh hoạt… Nhưng từ lúc vợ cũ hắn lấy chồng mới, con Hiền theo ba dượng đi nơi khác sinh sống, từ đó không còn liên lạc với hắn lần nào. Có mấy lần hắn trở về hỏi thăm tin tức hai mẹ con, chỉ hy vọng gặp được con gái nhưng đều phải thất vọng. Chỉ biết người đàn ông kia làm ăn cũng khá, mẹ nó gả được cho người ta là tốt phước lắm rồi. Con Hiền không cần hắn trợ cấp tiền nữa, liên lạc từ đó cũng cắt đứt. Hơn mười năm qua nhiều thứ đã thay đổi, hắn cũng vậy. Duy chỉ có số điện thoại hắn dùng vẫn không thay đổi. Nhưng mỗi một cuộc gọi hắn nhận đều không có của con Hiền. Còn nhớ lần cuối cùng gọi cho hắn, nó xin tiền mua một chiếc xe đạp. Lúc ấy con bé sắp lên lớp sáu thì phải. Nhưng vì không đủ tiền, hắn hẹn, thế là đến tận bây giờ. Khi mà hắn đã dành dụm được kha khá tiền rồi thì con Hiền đã không cần hắn nữa.
Bước đến góc phòng, hắn mở khóa chiếc tủ gỗ nhỏ lấy ra một cái bọc ni lông màu đen, trong đó là số tiền hắn để dành hơn mười năm nay. Tay vuốt nhẹ lên những tờ bạc như một điều gì rất trân quí. Nhịn ăn nhịn mặc, keo kiệt, bỏn xẻn cũng chỉ vì hắn muốn để dành chút tiền sau này cho con gái. Hắn không thể nuôi con bé thì ít nhất cũng phải có thứ gì để lại cho nó. Hắn luôn chờ đợi một ngày sẽ gặp lại con Hiền, nhưng con bé vẫn cứ bặt vô âm tín. Hắn thở dài một hơi ảo não.
Với tay lấy túi bột giặt, hắn đi ra giếng tắm rửa chuẩn bị đi làm. Bột giặt sắp hết rồi, khi có lương sẽ phải đi mua một túi khác.
***
Hôm nay nghỉ làm, hắn nằm cả buổi sáng trong phòng. Đến gần trưa hắn phải mò ra ngoài kiếm gì đó bỏ bụng. Hoặc không phải ăn trưa thì cũng ra ngoài nếu không muốn bị hấp chín. Hắn ra đến cây si. Gió nồm đã nổi. Mát lành và thanh sạch.
Từ xa, bóng dáng bà Tám trên chiếc xe đạp cũ đang đi tới. Bà vào đến sân, hắn cất lời:
- Bà đã bán hết rồi à? Nay về sớm nhỉ?
- Ừm. - Không như mọi ngày, bà Tám ngắn gọn đáp lời hắn. Nhận ra có điều khác thường, hắn hỏi tới:
- Bà làm sao vậy? Ốm rồi à?
- Hơi mệt một chút thôi, không có gì bác ạ.
Vừa dứt câu, con Ngọc ở đâu cũng từ ngoài đi vào sân. Quái, đứa trẻ này bình thường lo lắng cho bà ngoại nhất, sao hôm nay bà bảo mệt nó vẫn chẳng một lời hỏi han thế nhỉ?
Con Ngọc đi thẳng vào nhà, mở cửa, lục lọi gì đấy ở bàn học rồi lại quay ra đi tiếp.
Người đàn ông lờ mờ hiểu được hai bà cháu đang giận nhau. Miệng huýt sáo, hắn xổ “thơ”:
- “Tiếc công bắt tép nuôi cò
Cò ăn, cò lớn, cò dò lên cây”
Con Ngọc nghe được, cũng không ngoái đầu lại, nhưng mỗi bước chân đều giẫm thật mạnh xuống nền đất, khuấy lên một màn bụi tỏ vẻ giận dỗi.
- Nó có chuyện gì thế?
Bà Tám thở dài, vừa ngồi xuống cái chõng tre hắn đã hỏi sự tình.
- Nó muốn đi làm kiếm tiền phụ tôi, không lên đại học nữa bác ạ. - Vừa nói, khóe mắt bà cụ đã rơm rớm.
Bà lại tiếp lời:
- Tôi không chịu nhưng nó cứ kiên trì muốn đi kiếm việc làm. Tôi giận lẫy, nó cũng không nói chuyện với tôi.
- Tưởng gì. Nó đã muốn thì nghe nó thôi, cũng lớn tướng rồi.
Bà Tám vừa kéo vạt áo lau nước mắt vừa nói:
- Nó từ nhỏ đã ước mơ thi đỗ đại học. Muốn nghỉ là vì sợ tôi vất vả thôi. Bác coi mười mấy năm rồi vất vả còn ít sao? Đã ráng đến ngày hôm nay thì còn bốn năm đại học nữa tôi cũng ráng được, nhưng nó không chịu nghe lời.
Hắn lặng lẽ nhìn bà Tám đang quẹt nước mắt, vỗ nhẹ bờ vai xương xương của bà như an ủi. Dù không phải ruột thịt nhưng sự tử tế của bà Tám làm cho bọn họ còn hơn cả ruột thịt. Hắn nhận ra bà thương con Ngọc không kém hắn thương con gái. Giữa cuộc đời có lắm điều nghiệt ngã như cái nắng mùa hè thì những người như bà Tám chính là cơn gió nồm mát lành và thanh sạch kia; xoa dịu bớt những oi ả, ngột ngạt của cuộc sống. Hắn lại thêm một phần cảm động và nể phục bà.
***
Đêm. Bầu trời như tấm màn nhung khổng lồ khảm đá quý rực rỡ. Ánh trăng vằng vặc rọi xuống mặt đất như đang dõi theo từng người. Phải chăng trăng cũng đang dõi theo con gái hắn? Chắc rồi!
Bước ra khỏi cửa phòng, tay đang phây phẩy cây quạt giấy, thấy Ngọc ngồi một mình trước sân, hắn bước lên bắt chuyện.
- Hôm nay không học bài à?
Ngọc rời mắt khỏi màn hình điện thoại ngước lên nhìn người đàn ông. Làm hàng xóm với nhau cũng lâu lắm nhưng rất hiếm khi hắn nói chuyện với nó thân thiết như lúc này. Tỏ vẻ hơi ngạc nhiên nhưng cô bé vẫn lễ phép đáp lời:
- Dạ? À, không cần nữa rồi bác. Cháu tính học tới đây thôi.
- Sao thế, chán rồi à? - Hắn làm như lơ đãng hỏi lại.
- Hì hì… - Không biết trả lời thế nào, Ngọc chỉ cười chiếu lệ vài tiếng.
Đột nhiên đằng hắng lên một tràng, xong giọng hắn nghiêm túc hẳn:
- Bà ấy nói sẽ lo được. Cháu được học đại học và sống hạnh phúc, đó là nguyện vọng lớn nhất cuộc đời của bà ấy. Có một kiểu ước mơ của bậc cha mẹ là được ở bên cạnh, nâng niu, chăm bẵm cho ước mơ của con mình, cháu hiểu không? Cháu không phải gánh nặng, cháu là hạnh phúc của bà ấy. Suy nghĩ lại đi nhé!
Những lời hắn nói ra không phải từ sách vở nào cả. Đó là kinh nghiệm, là cuộc đời hắn. Đó cũng là điều mà Ngọc chưa bao giờ nghĩ tới. Nó thương bà vất vả nhưng chưa hiểu được hết tấm lòng của người bà đã cưu mang nó mười tám năm trời. Nhìn theo bóng lưng thô kệch của người đàn ông đang bước đi chậm rãi dưới ánh trăng, chưa bao giờ Ngọc cảm thấy người này lại ấm áp như vậy. Ông trời cũng không hẳn bất công hoàn toàn với nó. Không có cha mẹ nhưng nó có một người bà yêu thương và còn cả… bác hàng xóm ấm áp này. Thở mạnh một hơi như trút bỏ hết những phiền muộn mấy ngày hôm nay, Ngọc đã có quyết định. Nó sẽ tiếp tục cố gắng, vì bản thân, vì bà ngoại và cả những người yêu thương mình.
Bước ra khỏi cửa phòng, tay đang phây phẩy cây quạt giấy, thấy Ngọc ngồi một mình trước sân, hắn bước lên bắt chuyện.
- Hôm nay không học bài à?
Ngọc rời mắt khỏi màn hình điện thoại ngước lên nhìn người đàn ông. Làm hàng xóm với nhau cũng lâu lắm nhưng rất hiếm khi hắn nói chuyện với nó thân thiết như lúc này. Tỏ vẻ hơi ngạc nhiên nhưng cô bé vẫn lễ phép đáp lời:
- Dạ? À, không cần nữa rồi bác. Cháu tính học tới đây thôi.
- Sao thế, chán rồi à? - Hắn làm như lơ đãng hỏi lại.
- Hì hì… - Không biết trả lời thế nào, Ngọc chỉ cười chiếu lệ vài tiếng.
Đột nhiên đằng hắng lên một tràng, xong giọng hắn nghiêm túc hẳn:
- Bà ấy nói sẽ lo được. Cháu được học đại học và sống hạnh phúc, đó là nguyện vọng lớn nhất cuộc đời của bà ấy. Có một kiểu ước mơ của bậc cha mẹ là được ở bên cạnh, nâng niu, chăm bẵm cho ước mơ của con mình, cháu hiểu không? Cháu không phải gánh nặng, cháu là hạnh phúc của bà ấy. Suy nghĩ lại đi nhé!
Những lời hắn nói ra không phải từ sách vở nào cả. Đó là kinh nghiệm, là cuộc đời hắn. Đó cũng là điều mà Ngọc chưa bao giờ nghĩ tới. Nó thương bà vất vả nhưng chưa hiểu được hết tấm lòng của người bà đã cưu mang nó mười tám năm trời. Nhìn theo bóng lưng thô kệch của người đàn ông đang bước đi chậm rãi dưới ánh trăng, chưa bao giờ Ngọc cảm thấy người này lại ấm áp như vậy. Ông trời cũng không hẳn bất công hoàn toàn với nó. Không có cha mẹ nhưng nó có một người bà yêu thương và còn cả… bác hàng xóm ấm áp này. Thở mạnh một hơi như trút bỏ hết những phiền muộn mấy ngày hôm nay, Ngọc đã có quyết định. Nó sẽ tiếp tục cố gắng, vì bản thân, vì bà ngoại và cả những người yêu thương mình.
***
Một ngày sau khi con Ngọc nhận kết quả đậu đại học, bà Tám đã hồ hởi lên thực đơn làm tiệc chúc mừng, khách mời là bảy hộ gia đình ở khu chợ cũ này. Nhưng cuối cùng đã không thể có bữa tiệc nào diễn ra. Bà Tám đột ngột qua đời, là tai nạn giao thông. Một chiếc ô tô điên mất lái leo lên vỉa hè, tông trúng bà lão đáng thương đang dắt chiếc xe đạp chở trái cây gần đó.
Tin dữ báo về, hàng xóm cả khu hoang mang, con Ngọc thì ngất lịm.
Lo xong đám tang cho bà Tám, mọi thứ đã trở lại như bình thường, duy chỉ có con Ngọc.
- Ăn miếng cơm đi, ốm ra đấy là không còn ai chăm đâu.
Ngọc đang ngồi ánh mắt vô thần nhìn lên khung ảnh bà ngoại, nghe giọng bác Chiến, nó quay ra nhìn. Một mâm cơm đặt lên trên bàn; có cơm nóng, cá kho, rau luộc và một chén canh. Đó là hắn nấu. Con bé cần sức khỏe để vượt qua đoạn thời gian khó khăn này. Hôm nào rảnh hắn cũng nấu cơm mang qua, nhưng nó ăn rất ít. Hắn phải khuyên nhủ đủ kiểu nó mới chịu ăn thêm một chút.
Hai tuần sau khi bà Tám mất, con Ngọc ra khỏi nhà. Nó đi sớm về muộn. Hỏi ra mới biết là nó đi làm, công việc phục vụ tại một nhà hàng.
Một buổi tối, hắn đang ngồi dưới gốc cây si, suy nghĩ miên man về cuộc đời; vừa đốt điếu thuốc lá rít một hơi thì con Ngọc đi làm về. Trời ơi, mới mấy hôm không gặp, con bé gầy rộc đi. Mười tám tuổi gọi là tuổi trưởng thành. Nhưng chưa có những va vấp, những lần vật lộn mệt lử với cuộc sống ngoài kia thì chưa thật sự trưởng thành được. Con Ngọc dù là đứa hiếu thảo, biết suy nghĩ nhưng suy cho cùng từ trước đến nay vẫn lớn lên trong sự bảo bọc của bà Tám, chính yếu là việc học hành. Bây giờ đột ngột mất đi chỗ dựa duy nhất, nó sẽ phải một mình đối mặt với cuộc sống này; dù là non cao, nước thẳm cũng phải vượt qua để sinh tồn. Thật là một đứa trẻ đáng thương!
Bảo nó ngồi xuống cái chõng tre cùng mình, hắn hỏi:
- Đi làm thế nào rồi, ổn cả chứ?
Ánh trăng lờ mờ không làm hắn nhìn thấy rõ khuôn mặt hốc hác của nó. Con Ngọc cười gượng, đáp:
- Cháu vẫn đang cố gắng ạ!
Nghĩa là không ổn! - Hắn tự cắt nghĩa câu trả lời của con bé thành như vậy. Phải rồi, ai cũng sẽ có những chật vật lúc mới khởi đầu, miễn là còn cố gắng.
- Còn việc học hành thế nào? Sắp nhập học rồi nhỉ?
Lặng im thật lâu, con Ngọc vẫn đang cúi đầu, lát sau hắn nghe có tiếng sụt sịt, nó đang khóc.
- Cháu muốn đi học. Lúc bà ngoại còn sống cũng muốn cháu được học đại học. Nhưng biết làm sao được? Chắc là thật sự phải từ bỏ thôi bác ạ.
Tiếng nức nở của con bé càng lớn hơn. Bây giờ nó phải gánh nỗi lo mưu sinh, nào có chỗ cho ước mơ nữa. Thật đáng tiếc! Một đứa trẻ hiền hậu, thông minh nhưng lại kém may mắn.
- Lần đầu cháu quyết định bỏ học rất dễ dàng. Nhưng từ khi bắt đầu lại, cháu đã rất nỗ lực. Bây giờ lại phải từ bỏ, thật là khó khăn bác ạ. Tâm nguyện lớn nhất của bà có lẽ cháu sẽ không hoàn thành được nữa. Cháu thấy có lỗi với bà, nhưng cháu bất lực, cháu nhớ bà ngoại…
Lao vào lòng ôm chặt người đàn ông, con Ngọc khóc lên thành tiếng. Tiếp nhận cái ôm bất ngờ từ đứa nhỏ, người đàn ông hơi sững sờ, một lúc sau mới hồi hồn. Cái ôm gợi lên những ký ức xa xôi của hắn. Đã rất lâu rồi, con gái hắn cũng ôm hắn như vậy, cũng yếu đuối mà dựa vào lòng hắn cần vỗ về như vậy. Một cái ôm làm vỡ òa cảm xúc mà bấy lâu hắn vẫn chờ đợi. Hắn như thấy hình ảnh con gái mình từ Ngọc. Một tình cảm phụ tử thiêng liêng đang trỗi dậy. Đưa tay nhẹ vuốt lên mái tóc mềm mại của con bé, hắn kiên định nói:
- Vậy thì đừng từ bỏ. Hãy tiếp tục đi học, thành công và sống thật hạnh phúc. Hãy thực hiện những hoài bão của mình và hoàn thành tâm nguyện của bà ngoại, bác sẽ giúp cháu.
- Nhưng…
- Bác có tiền. Từ bây giờ bác muốn thay bà ấy ở bên, nâng niu, chăm bẵm cho ước mơ của cháu. Chỉ cần cháu đồng ý. Như vậy không có nghĩa là cháu sẽ không còn khó khăn nào, nhưng cháu sẽ không phải một mình đối mặt. Vì còn có bác.
Thấy Ngọc còn do dự lắm, hắn lại nói tiếp:
- Học đại học không chắc chắn sẽ trở nên thành công, nhưng chắc chắn cháu sẽ có cơ hội cạnh tranh sòng phẳng với xã hội ngoài kia. Hãy cho cháu một cơ hội để nỗ lực và - hắn bỗng ngập ngừng - và cho bác cơ hội để tìm về niềm hạnh phúc khi được làm cha của một đứa con.
Tin dữ báo về, hàng xóm cả khu hoang mang, con Ngọc thì ngất lịm.
Lo xong đám tang cho bà Tám, mọi thứ đã trở lại như bình thường, duy chỉ có con Ngọc.
- Ăn miếng cơm đi, ốm ra đấy là không còn ai chăm đâu.
Ngọc đang ngồi ánh mắt vô thần nhìn lên khung ảnh bà ngoại, nghe giọng bác Chiến, nó quay ra nhìn. Một mâm cơm đặt lên trên bàn; có cơm nóng, cá kho, rau luộc và một chén canh. Đó là hắn nấu. Con bé cần sức khỏe để vượt qua đoạn thời gian khó khăn này. Hôm nào rảnh hắn cũng nấu cơm mang qua, nhưng nó ăn rất ít. Hắn phải khuyên nhủ đủ kiểu nó mới chịu ăn thêm một chút.
Hai tuần sau khi bà Tám mất, con Ngọc ra khỏi nhà. Nó đi sớm về muộn. Hỏi ra mới biết là nó đi làm, công việc phục vụ tại một nhà hàng.
Một buổi tối, hắn đang ngồi dưới gốc cây si, suy nghĩ miên man về cuộc đời; vừa đốt điếu thuốc lá rít một hơi thì con Ngọc đi làm về. Trời ơi, mới mấy hôm không gặp, con bé gầy rộc đi. Mười tám tuổi gọi là tuổi trưởng thành. Nhưng chưa có những va vấp, những lần vật lộn mệt lử với cuộc sống ngoài kia thì chưa thật sự trưởng thành được. Con Ngọc dù là đứa hiếu thảo, biết suy nghĩ nhưng suy cho cùng từ trước đến nay vẫn lớn lên trong sự bảo bọc của bà Tám, chính yếu là việc học hành. Bây giờ đột ngột mất đi chỗ dựa duy nhất, nó sẽ phải một mình đối mặt với cuộc sống này; dù là non cao, nước thẳm cũng phải vượt qua để sinh tồn. Thật là một đứa trẻ đáng thương!
Bảo nó ngồi xuống cái chõng tre cùng mình, hắn hỏi:
- Đi làm thế nào rồi, ổn cả chứ?
Ánh trăng lờ mờ không làm hắn nhìn thấy rõ khuôn mặt hốc hác của nó. Con Ngọc cười gượng, đáp:
- Cháu vẫn đang cố gắng ạ!
Nghĩa là không ổn! - Hắn tự cắt nghĩa câu trả lời của con bé thành như vậy. Phải rồi, ai cũng sẽ có những chật vật lúc mới khởi đầu, miễn là còn cố gắng.
- Còn việc học hành thế nào? Sắp nhập học rồi nhỉ?
Lặng im thật lâu, con Ngọc vẫn đang cúi đầu, lát sau hắn nghe có tiếng sụt sịt, nó đang khóc.
- Cháu muốn đi học. Lúc bà ngoại còn sống cũng muốn cháu được học đại học. Nhưng biết làm sao được? Chắc là thật sự phải từ bỏ thôi bác ạ.
Tiếng nức nở của con bé càng lớn hơn. Bây giờ nó phải gánh nỗi lo mưu sinh, nào có chỗ cho ước mơ nữa. Thật đáng tiếc! Một đứa trẻ hiền hậu, thông minh nhưng lại kém may mắn.
- Lần đầu cháu quyết định bỏ học rất dễ dàng. Nhưng từ khi bắt đầu lại, cháu đã rất nỗ lực. Bây giờ lại phải từ bỏ, thật là khó khăn bác ạ. Tâm nguyện lớn nhất của bà có lẽ cháu sẽ không hoàn thành được nữa. Cháu thấy có lỗi với bà, nhưng cháu bất lực, cháu nhớ bà ngoại…
Lao vào lòng ôm chặt người đàn ông, con Ngọc khóc lên thành tiếng. Tiếp nhận cái ôm bất ngờ từ đứa nhỏ, người đàn ông hơi sững sờ, một lúc sau mới hồi hồn. Cái ôm gợi lên những ký ức xa xôi của hắn. Đã rất lâu rồi, con gái hắn cũng ôm hắn như vậy, cũng yếu đuối mà dựa vào lòng hắn cần vỗ về như vậy. Một cái ôm làm vỡ òa cảm xúc mà bấy lâu hắn vẫn chờ đợi. Hắn như thấy hình ảnh con gái mình từ Ngọc. Một tình cảm phụ tử thiêng liêng đang trỗi dậy. Đưa tay nhẹ vuốt lên mái tóc mềm mại của con bé, hắn kiên định nói:
- Vậy thì đừng từ bỏ. Hãy tiếp tục đi học, thành công và sống thật hạnh phúc. Hãy thực hiện những hoài bão của mình và hoàn thành tâm nguyện của bà ngoại, bác sẽ giúp cháu.
- Nhưng…
- Bác có tiền. Từ bây giờ bác muốn thay bà ấy ở bên, nâng niu, chăm bẵm cho ước mơ của cháu. Chỉ cần cháu đồng ý. Như vậy không có nghĩa là cháu sẽ không còn khó khăn nào, nhưng cháu sẽ không phải một mình đối mặt. Vì còn có bác.
Thấy Ngọc còn do dự lắm, hắn lại nói tiếp:
- Học đại học không chắc chắn sẽ trở nên thành công, nhưng chắc chắn cháu sẽ có cơ hội cạnh tranh sòng phẳng với xã hội ngoài kia. Hãy cho cháu một cơ hội để nỗ lực và - hắn bỗng ngập ngừng - và cho bác cơ hội để tìm về niềm hạnh phúc khi được làm cha của một đứa con.
***
Từ nay, hắn sẽ được sống như một người cha. Với con gái, hắn vẫn luôn hy vọng sẽ có ngày mình được gặp lại con. Hắn yêu nó, nhớ nó, vì nó là con hắn. Nhưng có lẽ thứ nó cần đã không phải là tiền bạc hay sự chăm sóc của hắn nữa.
Bà Tám đã yên nghỉ, giờ đây hắn sẽ thay bà “bắt tép nuôi cò”. Đó là tình người và hắn hạnh phúc.
Cái nắng mùa hè cứ thế oi nồng nhưng gió nồm vẫn thổi, từng cơn, từng cơn làm mát mỗi buổi trưa hè.
------------
Tác giả: A Kha
Bà Tám đã yên nghỉ, giờ đây hắn sẽ thay bà “bắt tép nuôi cò”. Đó là tình người và hắn hạnh phúc.
Cái nắng mùa hè cứ thế oi nồng nhưng gió nồm vẫn thổi, từng cơn, từng cơn làm mát mỗi buổi trưa hè.
------------
Tác giả: A Kha
- Từ khóa
- hây hây gió nồm mát lành mùa hè yeu thuong