"Hiền tài là nguyên khí của quốc gia", bài làm tham khảo hay

"Hiền tài là nguyên khí của quốc gia", bài làm tham khảo hay

Văn Học
Văn Học
Thân Nhân Trung tự là Hầu Phủ, quê ở Yên Dũng, Bắc Giang, đỗ tiến sĩ, làm quan dưới thời Hồng Đức, có tài văn chương xuất chúng, trọng tài cao, từng được vua Lê Thánh Tông tin dùng, sắc phong làm quan. “Câu mở đầu cho ta biết Thân Nhân Trung được vua Lê Thánh Tông giao trọng trách lớn.

“Tôi dẫu nông cạn, vụng về, nhưng đâu dám từ chối, xin kính cẩn chắp tay cúi đầu mà làm bài kí rằng …”.

Các tiến sĩ được khắc tên trên bia đá tại Văn Miếu đều là những người có tài, có học, có tài và có đức. Tác giả coi “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” và khẳng định nguyên khí này có ý nghĩa quan trọng đối với sự hưng thịnh của đất nước.

Than Nhan Trung - Van Hoc Tre.jpg

Thân Nhân Trung là người xã Yên Ninh, nay thuộc Bắc Giang. Là một danh sĩ thời Hậu Lê. Ông đỗ tiến sĩ và làm quan dưới thời Hậu Lê, được triều đình trọng dụng. Ông có nhiều công sức trong việc tuyển chọn và đào tạo nhân tài. Ông từng là thành viên chủ chốt của Hội Tao Đàn. Ông sáng tác rất nhiều tác phẩm như: Thiên Nam dư hạ tập, Thân chinh ký sự, Văn bia Chiêu Lăng....

Tác phẩm Hiền tài là nguyên khí quốc gia ra đời khi ông nhận lệnh vua Lê Thánh Tông soạn bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba với mục đích khắc lên bia đặt trong văn miếu, khởi đầu cho việc dựng bia tiến sĩ sau này. Tác phẩm là một đoạn trích trong bài văn bia. Văn bia là loại văn khắc trên bia đá bao gồm nhiều thể loại khác nhau, phổ biến thời trung đại dùng để ghi chép những sự kiện quan trọng hoặc tên tuổi, sự nghiệp của những người có công đức. Nhiều tác phẩm văn bia là những áng văn nghị luận độc đáo, giàu hình tượng, mang nhiều giá trị tư tưởng, nhân văn sâu sắc.

Ngay đầu tác phẩm, Thân Nhân Trung nêu cao tư tưởng trọng người có đức, có tài với sự khẳng định: hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Hiền tài có nghĩa là người học cao, có tài, có đức. Nguyên khí là những khí chất ban đầu để hình thành nên một quốc gia. Tác giả nêu lên vai trò quan trọng của hiền tài, đất nước có nhiều người tài giỏi sẽ góp phần phát triển đất nước, ngược lại đất nước không có người tài sẽ bị suy vong, người tài quyết định tới sự suy thịnh của một quốc gia, hiền tài chính là sự kết tinh của đất trời và hồn dân tộc.

Sau khi khẳng định vai trò của người tài, tác giả tiếp tục nêu cao việc chiêu mộ và đào tạo nhân tài là một việc rất quan trọng "vì vậy các đấng thánh đế minh chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài kén chọn kẻ sĩ vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên". Để luận điểm của mình thêm chặt chẽ Thân Nhân Trung viết "đã yêu mến cho khoa danh lại đỗ cao bằng tước trật. Ban ân lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên tháp ở Pháp Nhạn bạn cho danh hiệu Long hổ bày tiệc Văn hỉ", "triều đình mừng được người tài không có việc gì lắm đến mức cao nhất". Với những lời văn súc tích, tác giả đã làm nổi bật lên vai trò của bậc hiền tài. Tuy nhiên những đãi ngộ của triều đình đối với các bậc nhân tài theo tác giả như vậy vẫn chưa đủ đối với sự cống hiến cho đất nước. Tác giả cho rằng phải khắc tên lên bia đá cho các tiến sĩ để tên tuổi và công danh được lưu giữ hàng nghìn đời sau để xứng đáng với công sức họ đã cống hiến, đồng thời khích lệ những người tài trên khắp cả nước thấy được sự trọng dụng của triều đình mà ra sức cống hiến, xây dựng đất nước. "Nay thánh minh lại cho rằng chuyện hay việc tốt tuy có một thời lừng lẫy nhưng lời khen tiếng thơm chưa đủ để lưu vẻ vang lâu dài, cho nên dựng đá để danh đặt ở cửa Hiền quan khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ rèn luyện danh tiếng giúp vua. Há chỉ là chuộng văn suông ham tiếng hão mà thôi đâu". Đó là những đãi ngộ của triều đình, còn trách nhiệm của kẻ sĩ chốn lều tranh là phải "ra sức báo đáp" ân đức của vua, của triều đình.

Thân Nhân Trung ngợi ca các bậc hiền tài có đức độ "có người đã đem văn học, chính sự tô điểm cho cảnh trị bình suốt mấy chục năm, được quốc gia tin dùng" bên cạnh đó tác giả còn chỉ trích với những kẻ âm mưu hại nước "cũng không phải có những kẻ vì nhận hối lộ mà hư hỏng hoặc rơi vào hàng ngũ bọn gian ác". Ông tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của việc khắc bia tiến sĩ một lần nữa "có lẽ vì lúc sống họ chưa được nhìn thấy tấm bia này. Vì thế hồi đó được mắt thấy thì lòng thiện tràn đầy, ý xấu ngăn chặn đâu còn dám nảy sinh như vậy được". Tác giả cho thấy lợi ích của việc khắc bia tiến sĩ là rất nhiều "kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước. Với lối liệt kê kết hợp giọng văn trang trọng, nối nói mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến người đọc cảm thấy tác dụng to lớn của việc khắc bia tiến sĩ. Nhân tài nước ta không nhiều nhưng cũng không ít, việc để họ cống hiến hết mình, đem cái tài xây dựng đất nước thì triều đình cần có những chính sách chiêu mộ nhân tài, tránh để họ dùng cái tài của mình làm những việc xấu, ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia, dân tộc. Việc khắc bia sẽ là lời nhắc nhở các bậc hiền tài có ý thức, trách nhiệm đối với sự hưng thịnh của đất nước.

Tác phẩm đã chỉ ra và khẳng định vai trò, tầm quan trọng của nhân tài đối với đất nước. Đồng thời nêu nên những đãi ngộ mà đất nước dành cho người tài. Ca ngợi những tấm gương làm rạng danh đất nước, thể hiện sự tiếc nuối đối với những người có tài nhưng lại không biết vận dụng để làm việc tốt. Giọng văn rõ ràng, mạch lạc, giàu sức thuyết phục, ngôn từ dễ hiểu, xúc tích tất cả đã làm nổi bật lên được những giá trị mà tác giả muốn gửi gắm.

Đoạn trích là lời khuyến khích, động viên người tài ra giúp đời, giúp đất nước đồng thời cho thấy được cách nhìn, cách đánh giá đúng đắn, sáng suốt về vai trò của hiền tài đối với vận mệnh quốc gia. Tư tưởng ấy cũng chính là tư tưởng của vị vua Lê Thánh Tông. Trải qua bao thế kỉ, bao thăng trầm lịch sử nhưng tác phẩm vẫn giữ được những giá trị cho tới ngày nay.
 
Từ khóa
hiền tài hiền tài là nguyên khí của quốc gia lê thánh tông nguyên khí tác phẩm thân nhân trung đất nước
182
0
1

Văn Học

Viết cùng VHT
19/8/19
105
29
17,984
Hà Nội
forum.vanhoctre.com
Xu
859,755
Bài làm tham khảo
-----

"Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp". Rõ ràng từ xưa ông cha ta đã từng quan niệm nguyên khí của quốc gia vừa là khát vọng, vừa là sức sống của dân tộc. Ngay từ khi còn nhỏ, mới cấp sách đến trường, tôi đã được các thầy cô dạy về lòng tự hào quê hương.

Lịch sử nhân loại, việc dùng người mỗi thời khác nhau tùy theo hoàn cảnh lịch sử, thời thế và vai trò, nhiệm vụ. Người chân chính có thực tài thật là hiếm hoi, cần phải biết tìm, biết trân trọng.

Đất nước ta, từ xưa đến nay lúc nào cũng nhiều người hiền tài, tuy nhiên từng thời kỳ, từng lúc mà người hiền tài đó được khơi ra như thế nào. Có nghĩa là khi được quan tâm, trọng dụng thì hiền tài sẽ có nhiều. Người có học vấn thường có khả năng phán đoán và nhận định tình hình sáng suốt hơn người thường. Thời phong kiến, ở nước ta đã có biết bao bài học khi biết trọng dụng trí thức thì công cuộc bảo vệ tổ quốc, chống ngoại xâm và xây dựng đất nước phát triển rất hiệu quả nhờ tầng lớp trí thức khơi dậy, hòa đồng với nhân dân xã thân vì nghiệp lớn. "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn, "Nam quốc sơn hà Nam đế cư" là một bài thơ bất hủ của Lý Thường Kiệt khẳng định chủ quyền của đất nước, Nguyễn Trãi với bản hùng văn lịch sử "Bình Ngô đại cáo" là minh chứng cho sự sáng suốt của các bậc tiền nhân biết quý trọng, coi trọng và sử dụng tri thức trong các cuộc chiến tranh trên mật trận trí tuệ.

Thời kỳ cách mạng còn trong "trứng nước" Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh với tư duy, tầm nhìn sáng suốt và uy tín to lớn đã cảm hóa, thuyết phục được nhiều nhân sĩ, trí thức tiêu biểu tham gia khối đại đoàn kết dân tộc bất chấp hiểm nguy đi theo cách mạng, hy sinh cho nghiệp lớn.

Cổ nhân đã dạy: "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách" có nghĩa là ngay cả người tầm thường cũng phải chịu trách nhiệm trước sự hưng vong của đất nước. Trí thức lại càng phải có trách nhiệm hơn thế!. Ngày nay, tiếp tục truyền thống của cha ông, trí thức cần được rèn luyện để trở thành hiền tài có vai trò và trách nhiệm cống hiến tài năng vào tiến trình phát triển đất nước. Tri thức thời nay là tầng lớp tinh hoa của xã hội, sáng tạo ra các giá trị tinh thần, tôn trọng chân lý nhưng được nâng lên tầm cao mới theo tư duy của xã hội dân chủ và phù hợp với thời đại toàn cầu hóa của nền kinh tế tri thức.

Chúng ta tin vào sức năng động tự thân của dân tộc, sự sáng tạo và bền bỉ của giới trí thức như ngọn lửa bùng lên để những người có trọng trách biết suy nghĩ, trọng dụng, quy tụ, sử dụng đội ngũ trí thức, nhất là các bậc trí thức lão thành, tâm huyết có kinh nghiệm, bản lãnh hiến kế cho tiến trình xây dựng đất nước. Các bậc trí thức hàng đầu của đất nước, theo quy luật của tạo hóa sẽ có lúc phải ngừng nghỉ, đó là khoảng trống mênh mông để lại.

Nhìn xa hơn, hiền tài phải được hướng tới lớp người trẻ tuổi bởi vì họ mới là lớp người có khả năng tiếp thu cái mới, sáng tạo, phụng sự đất nước khi còn sung sức. Khơi nguồn hiền tài từ lớp trẻ, đặc biệt là tuổi trẻ trí thức là con đường lâu dài và đúng đắn nhất. Cần tạo môi trường cho trí thức làm việc, phát huy năng lực, đãi ngộ xứng đáng công sức, thành quả họ mang lại. Tuy nhiên, vẫn có luồng ý kiến, trí thức chân chính không cần đãi ngộ, họ sẽ tự biết tìm cách để sáng tạo và tự sử dụng mình vào những công việc hữu ích cho tổ quốc.

Nếu chúng ta hiểu một cách sâu sa chân lý "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" không cần phải đốt đuốc lên mới thấy được người có thực tài mà chỉ cần có kế sách cụ thể, thực sự trân trọng tài năng, khiêm nhường mời gọi người tâm huyết để khơi nguồn hiền tài còn rất nhiều tiềm năng của đất nước để làm cho đất nước hưng thịnh và hiền tài ngày một nhiều thêm.

Trước kia, bây giờ và mãi mãi sau này "hiền tài" luôn là "nguyên khí" của quốc gia, là nguồn tài nguyên và động lực to lớn để đất nước đi lên.

Ngày nay có thể hiểu hiền tài không chỉ là trí thức, mà là tất cả những ai có năng lực, có tâm huyết và khát vọng cống hiến cho đất nước, cho dân tộc.

suu tam
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top