Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy ra đời năm 1978, năm đất nước đã bước vào công cuộc kiến thiết xây dựng đất nước. Cuộc chiến tranh đã đi qua nhưng dư âm của nó vẫn còn vang vọng trong tâm hồn nhiều thế hệ, như một quy luật cuộc sống sau chiến tranh với những bộn bề lo toan xây dựng đã làm người ta quên đi quá khứ, quên đi ân nghĩa của bao người. “Ánh trăng” ra đời trong dòng cảm hứng sám hối, tự truyện của văn học sau những năm 1978.
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ tượng trưng cho điều gì? Ý nghĩa khái quát của bài thơ “Ánh trăng”.
Gợi ý:
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ trước hết là vầng trăng của tự nhiên. Nhưng vầng trăng còn là biểu tượng của quá khứ đầy tình cảm, khi con người trần trụi giữa thiên nhiên, hồn nhiên, không so đo, tính toán. Khi đó, tâm hồn con người rộng mở, khoáng đạt như sông, như đồng, như bể, như rừng. Toàn là những hình ảnh thiên nhiên rộng dài, hùng vĩ. Nhưng khi kháng chiến thành công thì con người nhốt mình vào cửa kính, buyn – đinh, sống riêng cho mình, cho cái cá nhân nhỏ bé. Bởi thế mà không gần gũi, không mặn mà với vầng trăng. Lúc này trăng tượng trưng cho quá khứ ân tình, cho những tình cảm lớn lao mộc mạc nhưng bất tử, sáng trong mãi mãi. Con người có thể quên quá khứ, nhưng quá khứ không bao giờ quên. Trăng cứ tròn vành vạnh cũng như quá khứ tươi đẹp không bao giờ mờ phai, không bao giờ khuyết thiếu. Chỉ có những ai mê mải với cái riêng mới có thể dửng dưng. Nhưng vầng trăng ấy bao dung, không “kể chi người vô tình”. Chính thái độ lặng im cao thượng ấy càng làm những ai sớm quên quá khứ nghĩa tình phải giật mình.
Bài thơ “Ánh trăng” là tâm sự của Nguyễn Duy, là suy ngẫm của nhà thơ trước sự đổi thay của hoàn cảnh sống, khi mà con người từ chiến tranh trở về cuộc sống hoà bình. Những sông, đồng, biển, rừng là hình ảnh tượng trưng, nhưng cũng là hình ảnh thật của những người kháng chiến. Thành phố là môi trường mới, là vùng đất mà trước đây những người kháng chiến không đặt chân tới (trừ các chiến sĩ hoạt động bí mật). Môi trường mới, tiện nghi mới, hoàn cảnh mới làm cho con người sống cách biệt với thiên nhiên, cũng có nghĩa là xa dần quá khứ, lạnh nhạt dần với quá khứ. Ánh trăng cảnh báo hiện tượng suy thoái về tình cảm, sẽ dẫn đến suy thoái lối sống, suy thoái đạo đức. Nó nhắc nhở con người cần thuỷ chung với quá khứ, với những điều tốt đẹp của quá khứ (không có mới nới cũ).
“Ánh trăng” đã đi vào lòng người đọc bao thế hệ như một lời nhắc nhở đối với mỗi người: Nếu ai đã lỡ quên đi, đã lỡ đánh mất những giá trị tinh thần qúy giá thì hãy thức tỉnh và tìm lại những giá trị đó. còn ai chưa biết coi trọng những giá trị ấy thì hãy nâng niu những kí ức quý giá của mình ngay từ bây giờ, đừng để quá muộn. Bài thơ không chỉ hay về mắt nội dung mà còn có những nét đột phá trong nghệ thuật. Thể thơ năm chữ được vận dụng sáng tạo, các chữ đầu dòng thơ không viết hoa thể hiện những cảm xúc liền mạch của nhà thơ. Nhịp thơ biến ảo rất nhanh, giọng điệu tâm tình đã gây ấn tượng mạnh trong lòng người đọc.
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ tượng trưng cho điều gì? Ý nghĩa khái quát của bài thơ “Ánh trăng”.
Gợi ý:
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ trước hết là vầng trăng của tự nhiên. Nhưng vầng trăng còn là biểu tượng của quá khứ đầy tình cảm, khi con người trần trụi giữa thiên nhiên, hồn nhiên, không so đo, tính toán. Khi đó, tâm hồn con người rộng mở, khoáng đạt như sông, như đồng, như bể, như rừng. Toàn là những hình ảnh thiên nhiên rộng dài, hùng vĩ. Nhưng khi kháng chiến thành công thì con người nhốt mình vào cửa kính, buyn – đinh, sống riêng cho mình, cho cái cá nhân nhỏ bé. Bởi thế mà không gần gũi, không mặn mà với vầng trăng. Lúc này trăng tượng trưng cho quá khứ ân tình, cho những tình cảm lớn lao mộc mạc nhưng bất tử, sáng trong mãi mãi. Con người có thể quên quá khứ, nhưng quá khứ không bao giờ quên. Trăng cứ tròn vành vạnh cũng như quá khứ tươi đẹp không bao giờ mờ phai, không bao giờ khuyết thiếu. Chỉ có những ai mê mải với cái riêng mới có thể dửng dưng. Nhưng vầng trăng ấy bao dung, không “kể chi người vô tình”. Chính thái độ lặng im cao thượng ấy càng làm những ai sớm quên quá khứ nghĩa tình phải giật mình.
Bài thơ “Ánh trăng” là tâm sự của Nguyễn Duy, là suy ngẫm của nhà thơ trước sự đổi thay của hoàn cảnh sống, khi mà con người từ chiến tranh trở về cuộc sống hoà bình. Những sông, đồng, biển, rừng là hình ảnh tượng trưng, nhưng cũng là hình ảnh thật của những người kháng chiến. Thành phố là môi trường mới, là vùng đất mà trước đây những người kháng chiến không đặt chân tới (trừ các chiến sĩ hoạt động bí mật). Môi trường mới, tiện nghi mới, hoàn cảnh mới làm cho con người sống cách biệt với thiên nhiên, cũng có nghĩa là xa dần quá khứ, lạnh nhạt dần với quá khứ. Ánh trăng cảnh báo hiện tượng suy thoái về tình cảm, sẽ dẫn đến suy thoái lối sống, suy thoái đạo đức. Nó nhắc nhở con người cần thuỷ chung với quá khứ, với những điều tốt đẹp của quá khứ (không có mới nới cũ).
“Ánh trăng” đã đi vào lòng người đọc bao thế hệ như một lời nhắc nhở đối với mỗi người: Nếu ai đã lỡ quên đi, đã lỡ đánh mất những giá trị tinh thần qúy giá thì hãy thức tỉnh và tìm lại những giá trị đó. còn ai chưa biết coi trọng những giá trị ấy thì hãy nâng niu những kí ức quý giá của mình ngay từ bây giờ, đừng để quá muộn. Bài thơ không chỉ hay về mắt nội dung mà còn có những nét đột phá trong nghệ thuật. Thể thơ năm chữ được vận dụng sáng tạo, các chữ đầu dòng thơ không viết hoa thể hiện những cảm xúc liền mạch của nhà thơ. Nhịp thơ biến ảo rất nhanh, giọng điệu tâm tình đã gây ấn tượng mạnh trong lòng người đọc.
- Từ khóa
- ánh trăng con nguoi nguyễn duy vang trang