Học sinh Việt nam chỉ học những tác phẩm không xứng tầm từ những tác giả vô danh?

Học sinh Việt nam chỉ học những tác phẩm không xứng tầm từ những tác giả vô danh?

Vanhoctre
VanhoctreVanhoctre đã được xác minh
  • Thành viên BQT
  • Văn Học Trẻ đến từ Việt Nam
Cộng đồng yêu văn học, quan tâm đến giáo dục nước nhà vừa rồi đã rất phẫn nộ trước một ý kiến chê bai văn học Việt Nam. Người này dường như đang có tình hạ thấp, bôi nhọ văn học khi cố tình lấp liếm các giá trị văn học cao cả mà bao thế hệ nhà văn, nhà thơ đã cống hiến.

Anh ta nghĩ rằng chỉ văn học nước ngoài mới đáng được ca ngợi, đáng được xem là vĩ đại. Tôi nghĩ, đây là con người điển hình sính ngoại đến tha hoá, biến chất không còn chút nào văn hoá - tâm hồn dân tộc Việt nữa.

Đến lúc nhà nước cần xem xét kĩ hơn đến hoạt động văn học, nghệ thuật nước nhà, đặc biệt trên không gian mạng.


Mình xin đặt ra một câu hỏi:" Tại sao đối với các môn toán lý hóa sinh, học sinh Việt Nam được học từ những tác phẩm vỹ đại của những con người vỹ đại, nhưng tại sao trong môn văn thì không ?"

Hãy nhìn vào chương trình học của môn văn và các môn toán lý hóa sinh ở Việt Nam hiện tại, các bạn có nhận ra sự khác biệt gì không ? Đó là trong các môn tự nhiên, bạn được học những thành tựu của những con người vỹ đại của thế giới, bạn được học từ Newton, từ Euler, từ Pasteur, từ Lavoisier. Nhưng trong môn văn thì sao, bạn chỉ được học những tác phẩm không xứng tầm từ những tác giả vô danh không xứng tầm, đương nhiên cũng có những tác phẩm xuất chúng như Truyện Kiều, Hịch Tướng Sỹ, Bình Ngô Đại Cáo, Nam Quốc Sơn Hà,... và một số tác phẩm của nước ngoài như Cô bé bán diêm, Don Quixote,... Thì đa số các tác phẩm còn lại thì sao: nào là rừng Xà Nu, lặng lẽ Sapa, bếp lửa,... những tác phẩm nhạt nhẽo đến từ những tác giả không có cái tầm cũng không có danh tiếng. Hữu Thỉnh là ai ? Nguyễn Khoa Điềm là ai ? và một loạt tác giả vô danh nữa mà chả nhớ nổi tên.

Tại sao học sinh Việt Nam không được học từ Victor Hugo, từ Mark Twain, hay từ Goethe ? Mình có một suy nghĩ mà mình nghĩ ai cũng nghĩ giống mình, đó là: "Bạn chỉ có thể trở nên vỹ đại, nếu như bạn học từ những người vỹ đại". Nhờ việc học từ những người vỹ đại, chỉ trong vài chục năm độc lập chúng ta đào tạo ra được những Đàm Thanh Sơn, những Hoàng Tụy những Lê Văn Thiêm, những Ngô Bảo Châu... mặc dù giải Nobel là chưa có những hoàn toàn có thể hiểu được vì nền khoa học chúng ta thiếu kinh phí và sinh sau đẻ muộn, và ít nhất cũng đã có một huy chương Field và vài huy chương Bắc Đẩu Bội Tinh.

Nhưng bên văn chương thì sao ? nghệ thuật thì không có trước sau không có tuổi tác, nghệ thuật cũng không cần chi phí cao đặc biệt là đối với văn chương. Nhưng chúng ta vẫn không có một giải Nobel văn học nào, Pulitzer cũng không (hiện tại người gốc Việt duy nhất đoạt giải Pulitzer là một người Mỹ). Vậy chúng ta lấy được cái cớ gì cho việc yếu kém trong văn học nước nhà. Không gì khác là do chương trình môn ngữ văn ở hiện tại. Bạn không thể nào đào tạo ra được một J. R. R. Tolkien nếu không dạy Nhà Thờ Đức Bà Paris hay Chiến Tranh và Hòa Bình. Bạn không thể đào tạo ra được một Stephen King nếu chỉ dạy những tác phẩm ba xu rẻ tiền như Rừng Xà Nu, sông Đà sông Hương gì đó, vợ chồng A Phủ,... những tác phẩm mà yếu tố nghệ thuật = 0, yếu tố nhân văn = 0 nhưng yếu tố tuyên truyền là dương vô cực và yếu tố màu mè cũng dương vô cực. Việc học từ những tác phẩm văn học vô vị nhạt nhẽo không chỉ không giúp gì được cho học sinh mà tệ hơn là làm xuống cấp khả năng cảm thụ nghệ thuật, điều đó giải thích vì sao bây giờ khán giả dễ dàng điên cuồng vì những bài hát xàm xí tẻ nhạt và vô vị.

Cũng đúng thôi, khi mà bạn chưa uống một chai Cognac 20 năm tuổi của Pháp bao giờ thì đương nhiên một chai vang Đà Lạt với bạn cũng là ngon rồi. Đề xuất, thay thế toàn bộ những tác phẩm thiếu tầm của những tác giả thiếu tầm trong chương trình môn ngữ văn hiện tại thành các kiệt tác của những đại thi hào trên thế giới như: Chiến Tranh và Hòa Bình, Kiêu Hãnh và Định Kiến, Jane Eyre của Charlotte Bronte, Faust của Goethe, Nhà Thờ Đức Bà Paris, Alice in Wonderland, Les Miserables, Hamlet, Romeo and Juliet, Frankenstein, Bức tranh của Dorian Gray,... Học sinh Việt Nam xứng đáng được học những tác phẩm tầm cỡ như vậy. Tới khi nào học sinh biết khóc cùng nàng Fantine thì lúc đó nền nghệ thuật nước nhà mới có thể khởi sắc.
-----------

BẠN NGHĨ SAO VỀ NHỮNG SUY NGHĨ NÀY? HÃY ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN Ở DƯỚI CÙNG BÀN LUẬN.
 
  • 1609898260767.png
    1609898260767.png
    279.2 KB · Lượt xem: 660
Từ khóa Từ khóa
học sinh việt nam hữu thỉnh môn văn nguyễn khoa điềm nobel văn học viet nam
1K
0
4
Trả lời
Bạn ấy không quan tâm lắm đến nền văn chương nước nhà thì phải. Còn các tác phẩm văn học đỉnh cao thì hãy hỏi ở các luồng thông tin và trình độ tiếp nhận của học sinh. Vì không phải ai đọc xong 1 cuốn sách đạt giải Nobel văn học cũng hiểu...
 
  • Like
Reactions: Vanhoctre
Bạn ấy không quan tâm lắm đến nền văn chương nước nhà thì phải. Còn các tác phẩm văn học đỉnh cao thì hãy hỏi ở các luồng thông tin và trình độ tiếp nhận của học sinh. Vì không phải ai đọc xong 1 cuốn sách đạt giải Nobel văn học cũng hiểu...
Nguyễn MinhMình đồng quan điểm với bạn. Văn chương có nhiều góc cảm nhận khác nhau đối với mỗi người. Miễn sao có thể nhìn ra những ý hay, ý đẹp, những ẩn ý quan điểm sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm là được
 
  • Like
Reactions: Vanhoctre
Một tác phẩm có giá trị là một tác phẩm chạm vào trái tim người đọc, khơi gợi được lòng vị tha, lòng trắc ẩn, xoa dịu được nỗi đau, làm cho con người thay đổi cách nhìn nhận, tư duy, cách sống thì chiều hướng tích cực. Theo mình bạn ấy đọc nhiều tác phẩm văn học nước ngoài và lẽ dĩ nhiên nó có giá trị vì bản thân tác giả đã ấp ủ những thông điệp tích cực cho chính đứa con của mình. Nhưng trên tất cả thứ tình yêu văn chương hiện hữu là tình yêu quê hương, đất nước và lòng tự tôn dân tộc. Đây mới chính là giá trị trường tồn. Giá trị này tác giả Việt Nam mà bạn này gọi là "vô danh" họ làm được điều đó - thứ giá trị mà qua lời nói của người bạn này nói tôi chưa nhận thấy được thì mạn phép hỏi: "Giá trị bạn chưa có, vĩ đại nằm ở đâu?"
 
  • Like
Reactions: Vanhoctre

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.