Khoảng lặng nghệ thuật là “khoảng trắng giữa hai dòng chữ”, là phần lời không nói ra, được nhà thơ giấu kín. Với tác phẩm văn học, đặc biệt là tác phẩm thơ, người đọc đồng thời cũng là là người tri âm, tìm kiếm “những điều chưa nói hết” ấy trong những khoảng lặng.
Khoảng lặng nghệ thuật được tạo ra bởi các cách tách câu thơ đặc biệt, các khổ thơ có hình thức bậc thang, tạo hình, dấu ba chấm,cách ngắt nhịp Các hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ, câu hỏi tu từ, cách phối thanh, vần…
Đặc trưng của thơ là cảm xúc, đối tượng của thơ là cảm xúc. “Thơ ca là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn con người” (Tố Hữu), mà cảm xúc con người vốn phức tạp, đa dạng, sâu sắc với những biến thái tinh vi, phong phú, cho nên bản thân cảm xúc đã là thứ không thể diễn đạt trọn vẹn bằng từ ngữ. Mặc khác, có những cảm xúc của con người rất mỏng manh mơ hồ, cũng lại có những cảm xúc rất tế nhị, có những cảm xúc lắng sâu vào trong, trở thành những cơn sóng ngầm nội tâm, những cảm xúc ấy về bản thân nó cũng không phải là những cảm xúc để nói ra ngoài. Do vậy, nhu cầu có một “chỗ chứa”, một phương tiện truyền tải những cảm xúc không thể nói thành lời ấy, là nhu cầu cấp thiết đối với thơ ca è Đặc trưng ngữ nghĩa của nghệ thuật ngôn từ đã tạo cho văn chương những khoảng lặng để đáp ứng nhu cầu ấy.
Đặc trưng thứ hai của thơ ca là sự hàm súc, cô đọng. Thơ ca không cho phép cái dài dòng dàn trải. “Thơ là ý tại ngôn ngoại”. Ngôn ngữ thơ đòi hỏi sự hàm súc đến tuyệt đối, chỉ những gì bản chất nhất, cần thiết nhất, ý nghĩa nhất mới được thể hiện, nhưng sự hàm súc ấy của ngôn từ bề mặt lại gánh trách nhiệm rất lớn lao: Trở thành người thư kí trung thành của trái tim để truyền tài những cung bậc cảm xúc đa dạng phức tạp của con người. Như vậy, sự xuất hiện của những khoảng lặng ở đây cũng là điều dễ hiểu.
Chất liệu ngôn từ và tính hình tượng của nó tác động vào trí tưởng tượng của con người, ngôn từ nghệ thuật, hình tượng nghệ thuật giao tiếp gián tiếp với con người trong thế giới tưởng tượng, mà trí tưởng tượng của con người là vô hạn, có thể nói không nơi nào, không điều gì mà trí tưởng tượng không thể chạm đến, được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ, tự bản thân thơ ca đã có đặc tính về những khoảng lặng, đặc tính do những đặc trưng của chất liệu ngôn từ mang lại.
Khoảng lặng nghệ thuật có tác dụng diễn đạt những ý nhị, sâu kín của cảm xúc. Cảm xúc không nói ra là cảm xúc dễ đi vào lòng người, gây được ấn tượng mạnh. Thể hiện được những đặc trưng của thơ, vừa đảm bảo tính hàm súc nhưng vừa diễn đạt được tất cả những gì nhà thơ gửi gắm. Một “quãng nghỉ”, như một khoảng trắng trong bức tranh thủy mặc để người đọc tịnh tâm lại, chiêm nghiệm về tư tưởng, tình cảm mà nhà thơ gửi gắm.
Khoảng lặng nghệ thuật làm nên sự hấp dẫn, thu hút của bài thơ. Mỗi bài thơ là một hành trình khám phá trái tim của những trái tim đồng điệu. Sức hấp dẫn không phải là những điều đã nói, mà là ở những điều chưa biết, cần phải kiếm tìm. Nhờ khoảng lặng nghệ thuật mà người đọc và nhà thơ gần gũi hơn, đồng cảm hơn.
Sưu tầm
Có thể bạn quan tâm:
Nhận định về thơ
Khoảng lặng nghệ thuật được tạo ra bởi các cách tách câu thơ đặc biệt, các khổ thơ có hình thức bậc thang, tạo hình, dấu ba chấm,cách ngắt nhịp Các hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ, câu hỏi tu từ, cách phối thanh, vần…
Đặc trưng của thơ là cảm xúc, đối tượng của thơ là cảm xúc. “Thơ ca là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn con người” (Tố Hữu), mà cảm xúc con người vốn phức tạp, đa dạng, sâu sắc với những biến thái tinh vi, phong phú, cho nên bản thân cảm xúc đã là thứ không thể diễn đạt trọn vẹn bằng từ ngữ. Mặc khác, có những cảm xúc của con người rất mỏng manh mơ hồ, cũng lại có những cảm xúc rất tế nhị, có những cảm xúc lắng sâu vào trong, trở thành những cơn sóng ngầm nội tâm, những cảm xúc ấy về bản thân nó cũng không phải là những cảm xúc để nói ra ngoài. Do vậy, nhu cầu có một “chỗ chứa”, một phương tiện truyền tải những cảm xúc không thể nói thành lời ấy, là nhu cầu cấp thiết đối với thơ ca è Đặc trưng ngữ nghĩa của nghệ thuật ngôn từ đã tạo cho văn chương những khoảng lặng để đáp ứng nhu cầu ấy.
Đặc trưng thứ hai của thơ ca là sự hàm súc, cô đọng. Thơ ca không cho phép cái dài dòng dàn trải. “Thơ là ý tại ngôn ngoại”. Ngôn ngữ thơ đòi hỏi sự hàm súc đến tuyệt đối, chỉ những gì bản chất nhất, cần thiết nhất, ý nghĩa nhất mới được thể hiện, nhưng sự hàm súc ấy của ngôn từ bề mặt lại gánh trách nhiệm rất lớn lao: Trở thành người thư kí trung thành của trái tim để truyền tài những cung bậc cảm xúc đa dạng phức tạp của con người. Như vậy, sự xuất hiện của những khoảng lặng ở đây cũng là điều dễ hiểu.
Chất liệu ngôn từ và tính hình tượng của nó tác động vào trí tưởng tượng của con người, ngôn từ nghệ thuật, hình tượng nghệ thuật giao tiếp gián tiếp với con người trong thế giới tưởng tượng, mà trí tưởng tượng của con người là vô hạn, có thể nói không nơi nào, không điều gì mà trí tưởng tượng không thể chạm đến, được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ, tự bản thân thơ ca đã có đặc tính về những khoảng lặng, đặc tính do những đặc trưng của chất liệu ngôn từ mang lại.
Khoảng lặng nghệ thuật có tác dụng diễn đạt những ý nhị, sâu kín của cảm xúc. Cảm xúc không nói ra là cảm xúc dễ đi vào lòng người, gây được ấn tượng mạnh. Thể hiện được những đặc trưng của thơ, vừa đảm bảo tính hàm súc nhưng vừa diễn đạt được tất cả những gì nhà thơ gửi gắm. Một “quãng nghỉ”, như một khoảng trắng trong bức tranh thủy mặc để người đọc tịnh tâm lại, chiêm nghiệm về tư tưởng, tình cảm mà nhà thơ gửi gắm.
Khoảng lặng nghệ thuật làm nên sự hấp dẫn, thu hút của bài thơ. Mỗi bài thơ là một hành trình khám phá trái tim của những trái tim đồng điệu. Sức hấp dẫn không phải là những điều đã nói, mà là ở những điều chưa biết, cần phải kiếm tìm. Nhờ khoảng lặng nghệ thuật mà người đọc và nhà thơ gần gũi hơn, đồng cảm hơn.
Sưu tầm
Có thể bạn quan tâm:
Nhận định về thơ
- Từ khóa
- cam xuc khoảng lặng thơ ca