Chia Sẻ Một số nhận định mới nhất về tác giả Quang Dũng và tác phẩm “Tây Tiến”

Chia Sẻ  Một số nhận định mới nhất về tác giả Quang Dũng và tác phẩm “Tây Tiến”

Nhắc đến mảnh đất Tây Tiến là nhắc đến nguồn cảm hứng bất tận của các cây bút sáng tác tài năng những năm 50 của thế kỷ trước. Bài thơ “Tây Tiến” được cấu thành từ trải nghiệm thực tế của Quang Dũng – đó là khoảng thời gian không bao giờ quên được của những người lính trẻ đến với mảnh đất thiêng liêng này.
Mời các bạn cùng đón đọc một số nhận định về tác giả Quang Dũng và tác phẩm “Tây Tiến”.


Xanh dương và Xanh mòng két Màu chuyển tiếp Công nghệ và Chơi trò chơi Dịch vụ Trang web (12).png


I. Nhận định về tác giả Quang Dũng

1“Đẹp thay tâm hồn Quang Dũng! Dù đi đến đâu, lòng anh bao giờ cũng quay về nỗi nhớ nhung vùng đất đá ong cằn cỗi Sơn Tây, với cánh đồng Bương Cấn, với núi Sài Sơn, mây trắng xứ Đoài bay ngang đỉnh núi Ba Vì…”
– Thanh Châu, trích “Người thơ Quang Dũng” -
2"Nhà thơ Quang Dũng độc đáo một cách hồn nhiên, ông cứ sống tự nhiên như chim trên trời, cá dưới nước mà thành độc đáo. Bài thơ “Tây Tiến” hội tụ được cả cái bi, cái tráng của thời đại. Cái buồn lãng mạn của người tiểu tư sản, tiểu trí thức do biết mình được đón nhận một chân lý lớn nhưng cũng đồng thời đón nhận một gian nan lớn".
- Nhà thơ Vân Long -
3“Không chỉ thành công ở lĩnh vực thơ, văn xuôi, Quang Dũng còn là tác giả của nhiều bức tranh khá đạt về con người, phong cảnh miền Tây và trung du, về một bến sông mênh mang có những bông lau phất phơ, một con thuyền độc mộc ẩn hiện trong sương với tấm khăn piêu và cái dáng cô lái đò thật mềm…”
– Nguyễn Thị Như Trang, lời bình trong “Nhà thơ Quang Dũng và một thời Tây Tiến gian khổ, hào hùng” -
4"Nếu như Chính Hữu viết về những chàng vệ quốc bằng bút pháp hiện thực thì Quang Dũng đã tái hiện vẻ đẹp người lính bằng đôi cánh lãng mạn đem đến men say cho thi tứ, sự bay bổng của hình tượng… Nếu thiếu đi cái chất lãng mạn, "Tây Tiến" cơ hồ sẽ mất đi vẻ đẹp toàn bích của nó."
– Nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp -
5“Quang Dũng là một nhà thơ của Hà Nội, một nhà thơ của Việt Nam, một nhà thơ của thời đại”.
- Phạm Xuân Nguyên -
6“Một người chiến sĩ trẻ, tài hoa trong đoàn quân Tây Tiến ngày đó, sau này là nhà thơ Quang Dũng”.
- Võ Nguyên Giáp -
II. Nhận định về tác phẩm “Tây Tiến”

1“Đọc “Tây Tiến” ta như ngậm nhạc trong miệng”.
– Xuân Diệu -
2“… Tây Tiến … nơi mà con người Tây Tiến, chiến sĩ Tây Tiến, núi rừng Tây Tiến đã vượt ra ngoài những cảm quan ban đầu của hồn thơ Quang Dũng để đến với đại ngàn thi hứng. Nơi ấy, cuồn cuộn dòng chảy lạnh lùng và đa tình, hiện thực và lãng mạn, bi và tráng. Một Tây Tiến không chỉ níu kéo bước chân người lính trong nỗi niềm nhớ… Tất cả đều gợi ấn tượng của sự “lạ hóa”, của những vẻ đẹp kì ảo khó gọi tên…”.
- Đinh Minh Hằng, in trong Vẻ đẹp văn học cách mạng -
3“Thiên nhiên Tây Bắc qua ngòi bút lãng mạn của Quang Dũng được cảm nhận với vẻ đẹp vừa đa dạng, vừa độc đáo, vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng, hoang mang mà ấm áp”.
– Bình giảng Văn học Việt Nam -
“Câu thơ như một tuyệt bút thiên nhiên về sông Mã. Tôi chưa đọc câu thơ nào viết về sông Mã hay hơn thế. Âm vang của câu thơ là khí tiết của con sông chiến trận, quả cảm và dũng mãnh trong độc khúc binh lửa của mình mà tạo nên chất hiệp sĩ của tứ thơ”.
– Phan Quế -
4“… Tây Tiến là sự tiếp tục của một dòng thơ lãng mạn nhưng đã được tác giả thổi vào hồn thơ rất trẻ, rất mới, khác hẳn những tiếng thơ bi lụy não nùng. Cũng khơi nguồn cảm hứng từ một thời gian khổ và oanh liệt của lịch sử đất nước nhưng Tây Tiến đã được thể hiện một cách đặc sắc qua ngòi bút Quang Dũng, với một tâm trạng cụ thể- nỗi nhớ đồng đội trong đoàn quân Tây Tiến. Chính niềm thương nhớ da diết và lòng tự hào chân thành của tác giả về những người đồng đội của mình đã khiến người đọc của nhiều thế hệ rung cảm sâu xa và đó cũng chính là âm hưởng chủ đạo của bài thơ này…”.
Vũ Thu Hương, in trong Vẻ đẹp văn học cách mạng
5“Bài thơ viết ra với những màu sắc thẩm mĩ phong phú. Có cái đẹp hùng tráng của núi rừng hiểm trở và vẻ đẹp bình dị nên thơ của cuộc sống nơi bản làng quê hương’.
– Giáo sư Hà Minh Đức -
6"Nếu như Chính Hữu viết về những chàng vệ quốc bằng bút pháp hiện thực thì Quang Dũng đã tái hiện vẻ đẹp người lính bằng đôi cánh lãng mạn đem đến men say cho thi tứ, sự bay bổng của hình tượng… Nếu thiếu đi cái chất lãng mạn, "Tây Tiến" cơ hồ sẽ mất đi vẻ đẹp toàn bích của nó."
-
Nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Điệp, Phó Viện trưởng Viện Văn học -

Quang Dũng đã vẽ lên cả bầu trời thanh sắc của ngôn từ vào bài thơ “Tây Tiến” – nó mang vẻ đẹp tỏa ra từ đáy vực tâm hồn của cảm xúc, của suy tư. Khép lại những trang thơ hài hùng nhưng dư âm của nó có lẽ vẫn còn vương mãi.

Các bạn có thể tham khảo thêm tài liệu liên quan đến nhà thơ Quang Dũng và bài thơ "Tây Tiến" TẠI ĐÂY!
 
Từ khóa Từ khóa
nhà thơ quang dũng quang dũng tây tiến
68K
5
5
Trả lời

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.