Nhà thơ Tố Hữu từng có câu rằng:" Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài"

Nhà thơ Tố Hữu từng có câu rằng:" Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài"

trần hà vy
trần hà vy
Đây là một quan điểm đúng đắn của Xuân Diệu. Ông muốn đề cập tới tính toàn diện của thơ ca. Khái niệm hay chưa bao giờ là dễ dàng vì nó liền với quan điểm thẩm mỹ của từng người cũng như quan điểm thẩm mỹ của thời đại.

Bản thân tôi luôn luôn tự cho rằng vạn vật trên cuộc sống từ những cành cây ngọn cỏ hay là mọi câu thơ đều có sự tồn tại ở hai yếu tố đó chính là hồn và xác mới hình thành nên vẻ toàn diện. Có thể hiểu đơn giản giống như một loài hoa đẹp, sặc sỡ nhưng lại đánh mất đi mùi hương thơm nhẹ vốn có của nó làm cho mọi loài sinh vật khác xa lánh loài hoa đó thì liệu nó còn đẹp đẽ khi chỉ còn một thể xác không trọn vẹn ư ?. Cũng giống như đối với văn học điều gì khiến chúng được gọi là một tác phẩm hay, hoàn hảo được tôn vinh và trường tồn theo dòng chảy của thời gian vậy? Nhà thơ Xuân Diệu đã từng khẳng định quan điểm như sau “ Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài ”. Mối quan hệ giữa hai thứ đó song hành với nhau khăng khít cụ thể xác ở đây chúng ta có thể hiểu đó là hình thức bên ngoài của một tác phẩm văn học như: nghệ thuật, câu từ, vần thơ, nhịp điệu,… tất cả chúng tạo nên vẻ đẹp bề ngoài xuất sắc. nhưng như vậy thôi chưa đủ mà còn cần cả hồn tức là cái cảm xúc toát lên từ bài thơ đó chỉ được nhìn thấu bằng đôi mắt của sâu thẳm trong trái tim mỗi người. Hai yếu tố hòa quyện vào nhau tạo nên một tác phẩm thật tuyệt vời. Tác phẩm tiêu biểu chỉnh chu về cả tâm hồn lẫn thể xác phải kể đến đó là “ông đồ” của nhà thơ lớp đầu tiên tiên phong bước trên con đường phong trào thơ mới Vũ Đình Liên. Với câu từ nhã nhặn, giàu hình ảnh mang giá trị nghệ thuật cao tác giả đã thành công in dấu ấn vào tâm trí người đọc một niềm hoài cổ, nỗi lòng thương tiếc cho một truyền thống, phong tục xưa đáng quý của dân tộc đang dần bị mài mòn theo thời gian. Ông đô ngồi bên lề đường viết thư pháp, câu đố gửi gắm cho những người qua đường hang vạn lời chúc tốt đẹp đến bên họ làm thắp lên ngọn lửa ấm áp trong ngày xuân quả thật là kỉ niệm đẹp đáng nhớ trong tâm trí của chúng ta. Ông đồ ở nơi nào là nơi đó như mang một sắc xuân tươi đỏ, nhôn nhịp lạ thường. Thời đó, cái thời mọi người còn kính trọng nét đẹp chơi chữ, cứ hễ chỗ nào có viết lời chúc thì ai ai cũng hớn hở vây xung quanh để chiêm ngưỡng đôi bàn tay khéo léo cùng những nét viết uyển chuyển như rồng múa phượng bay đưa lại trên giấy giấy, và trao tận tay người xin chữ, biểu cảm mọi người xung quanh không thể giấu nổi sự phấn khích và ngưỡng mộ liền thi nhau xin chữ treo trong nhà. Ngày ấy nếu bạn đi dọc đường làng hay chỉ đơn giản sang nhà hang xóm, nhìn nhà đối diện cũng thật không khó để bắt gặp dòng chữ đen được viết bằng mực tàu đang bay lượn trên nền giấy đỏ tươi ngập tràn không khí tết. Ngày nay, xuân còn đó, đào mai như mọi năm vẫn nở rộ, sắc xuân nơi đây vẫn tràn ngập ấy vậy mà lại thiếu đi ông đồ ngồi viết chữ bên lề đường. Dường như mọi người càng vội vàng hối hả hơn trên dòng đời tấp nập mà đã vô tình đưa phong tục tập quán tốt đẹp ấy vào lãng quên. Sự tiếc nuối ấy được thể hiện rõ rang hơn qua những biện pháp nghệ thuật đặc sắc, một trong số đó là câu hỏi tu từ “ người thuê viết nay đâu” làm nổi bật them cảm cúc buồn tủi, xót xa về một thời tục chơi chữ ngày tết được còn được trọng dụng. Tác giả còn tận dụng biện pháp nhân hóa một cách điêu luyện để thổi hồn vào những đồ vật vô tri vô giác, thấm đẫm nỗi tiếc nuối vào từng nghiên mực, giấy đỏ,… làm cho chúng dường như cũng có một cảm xúc day dứt mãnh liệt đồng cảm với ông đồ. Không chỉ có những món đồ đó mà đến ngay cả thiên nhiên cũng đang gợi một niềm thương tiếc vô cùng “ lá vàng rơi trên giấy “ được sử dụng biện pháp ẩn dụ nhằm cảm nhận them sự buồn bã, rơi rụng báo hiệu sự tàn tạ của nho giáo thời bấy giờ.

Năm nay đào lại…….

Ôi thật vô cùng thương xót. Một thời mùa xuân và ông đồ luôn luôn gắn kết với nhau, cứ đến mỗi dịp tết việc đầu tiên con người ta nghĩ tới là đi xin chữ cầu phúc cho gia đình mình giờ đây còn đâu, khoảng cách thế hệ dần xa hơn đến một lúc nào đó nét đẹp văn hóa này sẽ không còn có thể tồn tại được nữa. Kết thức bài thơ vũ đình liên đã khắc họa lên khung cảnh thật ảm đạm và thê lương biết bao! Như đã thấy tác phẩm “ Ông đồ” quả thật chính là bài thơ hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài. Qua bút pháp điêu luyện của nhà thơ Vũ Đình Liên tác phẩm đã có được sự hòa quyện hài hòa giữa hình thức nghệ thuật, biện pháp tu từ đặc sắc giàu sức gợi hình gợi cảm mà vẫn giữ lại được cái hồn hoài cổ, niềm cảm thương chân thành với một lớp người tàn tạ đang bị phai mờ theo năm tháng. Thể thơ ngụ ngôn 5 chữ ngắn gọn, lời thơ giản dị gần gũi mà lại mang đến cảm giác sâu lắng cho người đọc.

Phản ánh thực trạng con người đã quá vô tâm theo đuổi những thứ xa xỉ, học tập theo phương tây quá nhiều mà lại không hề bận tâm tới văn hóa tươi đẹp ngay tại chính đất nước mình. Cảm xúc dạt dào được thể hiện rõ nét từ hình thức cho đến nội dung của bài chứng tỏ cái tâm và tầm của nhà thơ vũ đình liên, một người sáng tác bất cứ thứ gì cũng cần phải có một trái tim biết yêu thương, đồng cảm bởi nếu có tâm thì dĩ nhiên tầm cao sẽ dựa vào đó mà tiến xa hơn, mang lại giá trị tinh thần cao sau mỗi sáng tác.

Nhận định của xuân diệu là hết sức đúng đắn và hợp lí bởi một bài thơ hay là xuất phát từ tận trong đáy lòng chứ không phải chỉ có dòng chữ cứng đơ mà không có hồn. Nếu như vậy thì gọi gì là một tác phẩm hay nữa khi nó không trọn vẹn. Mỗi một nhà thơ, văn đều là nghệ sĩ trình diễn bay bổng trên ngòi bút vậy nên hãy dung cả chất xám lẫn giọt mồ hôi, trái tim yêu thương để gửi gắm vào đứa con tinh thần của mình.


“Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”.png
 
Từ khóa
bai van thơ hay là hay cả hồn lẫn xác hay cả bai to huu
  • Like
Reactions: Vanhoctre
153
1
2

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top