Bài thơ Chiều xuân của Anh Thơ, tác phẩm đã khắc họa hình ảnh quê hương hiện lên với vẻ đẹp bình dị, mộc mạc. Qua đó, tác giả cũng muốn gửi gắm tình yêu quê hương của mình.
Khái quát về tác giả, tác phẩm
- Anh Thơ (1921 – 2005) tên khai sinh là Vương Kiều Ân, sinh ra tại thị trấn Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, xuất thân trong một gia đình công chức nhỏ, quê gốc ở thị xã Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
- Anh Thơ có sở trường viết về cảnh sắc nông thôn, gợi được không khí và nhịp sống nơi đồng quê miền Bắc nước ta. Bà là nữ thi sĩ tiêu biểu của nền thơ Việt Nam hiện đại.
- Tác phẩm chính: Bức tranh quê ( thơ – 1941), Kể chuyện Vũ Lăng ( truyện thơ – 1957), Từ bến sông Thương (hồi kí – 1986), Tuyển tập Anh Thơ (1986).
Tìm hiểu tác phẩm Chiều xuân
1. Thể loại: Thơ tám chữ
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tá: Được rút từ tập Bức tranh quê, tập thơ đầu tay của Anh Thơ in năm 1941.
3. Phương thức biểu đạt
Văn bản Chiều xuân có phương thức biểu đạt là biểu cảm
4. Bố cục bài Chiều xuân
Gồm 3 phần:
- Khổ 1: Bức tranh chiều xuân trên bên vắng.
- Khổ 2: Bức tranh chiều xuân trên đường đê.
- Khổ 3: Bức tranh chiều xuân trên cánh đồng.
Tổng kết:
- Nội dung: Bài thơ Chiều xuân đã khắc họa vẻ đẹp của chiều xuân bình dị, mộc mạc. Đồng thời diễn tả tình yêu quê hương đất nước của tác giả.
- Nghệ thuật: hình ảnh thiên nhiên gần gũi, sử dụng từ láy tinh tế…
5. Tóm tắt Chiều xuân
Ba đoạn thơ trong bài thơ là ba khung cảnh. Cảnh đầu tiên là bến vắng không âm thanh, không sắc màu tươi sáng, mưa rơi rất êm, bến rất vắng, có con đò cũng lười biếng bất động, một quán nước không người, chỉ có những cánh hoa xoan rụng. Cảnh thứ hai là đường đê có hoạt động của trâu bò gặm cỏ và những cánh bướm rập rờn. Cuối cùng là cảnh ngoài đồng cào cỏ.
6. Giá trị nội dung
- Vẻ đẹp chiều xuân bình dị, đơn sơ mộc mạc của làng quê Bắc Bộ.
- Tình yêu làng quê, đất nước sâu sắc và thiết tha.
7. Giá trị nghệ thuật
- Từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm, sử dụng nhiều từ láy.
- Thủ pháp lấy cái động để nói cái tĩnh.
Bài thơ Chiều xuân đã khắc họa vẻ đẹp của chiều xuân bình dị, mộc mạc, đồng thời diễn tả tình yêu quê hương đất nước của tác giả. Trong tác phẩm, nghệ thuật tạo hình ảnh thiên nhiên gần gũi, sử dụng từ láy tinh tế.
Khái quát về tác giả, tác phẩm
- Anh Thơ (1921 – 2005) tên khai sinh là Vương Kiều Ân, sinh ra tại thị trấn Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, xuất thân trong một gia đình công chức nhỏ, quê gốc ở thị xã Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
- Anh Thơ có sở trường viết về cảnh sắc nông thôn, gợi được không khí và nhịp sống nơi đồng quê miền Bắc nước ta. Bà là nữ thi sĩ tiêu biểu của nền thơ Việt Nam hiện đại.
- Tác phẩm chính: Bức tranh quê ( thơ – 1941), Kể chuyện Vũ Lăng ( truyện thơ – 1957), Từ bến sông Thương (hồi kí – 1986), Tuyển tập Anh Thơ (1986).
Tìm hiểu tác phẩm Chiều xuân
1. Thể loại: Thơ tám chữ
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tá: Được rút từ tập Bức tranh quê, tập thơ đầu tay của Anh Thơ in năm 1941.
3. Phương thức biểu đạt
Văn bản Chiều xuân có phương thức biểu đạt là biểu cảm
4. Bố cục bài Chiều xuân
Gồm 3 phần:
- Khổ 1: Bức tranh chiều xuân trên bên vắng.
- Khổ 2: Bức tranh chiều xuân trên đường đê.
- Khổ 3: Bức tranh chiều xuân trên cánh đồng.
Tổng kết:
- Nội dung: Bài thơ Chiều xuân đã khắc họa vẻ đẹp của chiều xuân bình dị, mộc mạc. Đồng thời diễn tả tình yêu quê hương đất nước của tác giả.
- Nghệ thuật: hình ảnh thiên nhiên gần gũi, sử dụng từ láy tinh tế…
5. Tóm tắt Chiều xuân
Ba đoạn thơ trong bài thơ là ba khung cảnh. Cảnh đầu tiên là bến vắng không âm thanh, không sắc màu tươi sáng, mưa rơi rất êm, bến rất vắng, có con đò cũng lười biếng bất động, một quán nước không người, chỉ có những cánh hoa xoan rụng. Cảnh thứ hai là đường đê có hoạt động của trâu bò gặm cỏ và những cánh bướm rập rờn. Cuối cùng là cảnh ngoài đồng cào cỏ.
6. Giá trị nội dung
- Vẻ đẹp chiều xuân bình dị, đơn sơ mộc mạc của làng quê Bắc Bộ.
- Tình yêu làng quê, đất nước sâu sắc và thiết tha.
7. Giá trị nghệ thuật
- Từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm, sử dụng nhiều từ láy.
- Thủ pháp lấy cái động để nói cái tĩnh.
Bài thơ Chiều xuân đã khắc họa vẻ đẹp của chiều xuân bình dị, mộc mạc, đồng thời diễn tả tình yêu quê hương đất nước của tác giả. Trong tác phẩm, nghệ thuật tạo hình ảnh thiên nhiên gần gũi, sử dụng từ láy tinh tế.