"Đừng có khóc, mạnh mẽ lên coi"
"Có gì đâu mà khóc"
"Sao yếu đuối quá vậy, hở tí lại nước mắt ngắn dài"
Dường như đây là những câu nói vây quanh thời ấu thơ của bất kì một cô bé, cậu nhóc mít ướt nào. Có lẽ ai trong chúng ta cũng từng một lần xem những câu nói ấy như một công cụ để kìm nén cảm xúc, cố ngăn bản thân không khóc trước mọi việc. Thế nhưng, vào một chiều cuối thu đầy suy tư, tôi bất chợt nghĩ: Liệu khóc có phải là cách con người từ bỏ, buông xuôi trước mọi việc? Một người hay khóc phải chăng đã thua cuộc? Liệu nước mắt có phải của kẻ hèn?
Không, những giọt nước mắt chưa bao giờ là sự yếu đuối và không bao giờ nên được coi là biểu hiện của sự yếu đuối. Thực chất nước mắt là món quà mà thượng đế ban tặng cho con người. Nếu nụ cười được ví như viên thạch anh tím mang đến nguồn năng lượng tích cực thì nước mắt có lẽ là hòn ngọc quý từ biển cả - Aquamarin, chữa lành những vết nứt tâm hồn và cho mỗi người một cuộc sống an yên.
Trong một đêm đông giá lạnh, ta lặng lẽ rảo bước trên con đường Sài Thành hoa lệ và bắt gặp một em bé mồ côi, một người ăn xin già. Đứa bé mồ côi với thân hình xác xơ đang gặm ổ bánh mì mềm oặt nhặt được từ một gánh hàng rong ven đường, còn ông lão ăn mày đang cố chìa đôi bàn tay nhăn nheo xin từng tờ tiền lẻ nát nhàu. Khung cảnh ấy khiến trái tim con người thổn thức, khiến đáy lòng nhói lên một hồi. Đứng trước những số phận nghiệt ngã ấy: ta khóc. Đó là nước mắt của lòng người.
Trong khoảnh khắc nô đùa cùng đám bạn ấu thơ, chạy đua băng qua những cánh rừng quê hương cậu nhóc nhỏ vô tình vấp ngã. Hai bên đầu gối va chạm mạnh vào mặt đường đã gây nên những xây xát. Thương tổn ấy được truyền qua từng dây thần kinh đến não bộ gây nên một cảm giác đau đớn. Trước vết thương rát buốt ấy: cậu khóc. Đó là nước mắt sinh lí.
Có một cặp đôi trẻ yêu nhau nồng thắm, vào một buổi chiều xuân, chàng trai quỳ xuống cầu hôn cô gái. Cô gái trẻ nghĩ về quá khứ nhọc nhằn họ từng đi qua, nghĩ đến tương lai màu hồng, về ngôi nhà nhỏ nơi cô cùng người mình yêu kết tóc se duyên. Họ sẽ cùng ăn tối với nhau và trao nhau những lời thương yêu. Trước khoảnh khắc thiêng liêng ấy: cô bật khóc. Đó là giọt nước mắt của hạnh phúc.
Đúng vậy, nước mắt không phải là biểu hiện của sự yếu đuối, bất lực mà là một phần cảm xúc trong ta, là một ngôn ngữ cơ thể thầm lặng giàu ý nghĩa. Khi đau đớn ta bật khóc, khi vui, khi buồn nước mắt cũng tự rơi. Đè nén những giọt nước mắt chỉ làm bản thân ta thêm tổn thương và khiến lòng người thêm lạnh băng bởi lẽ: nước mắt là thanh âm từ trái tim. Vậy nên tại sao chúng ta phải xấu hổ khi khóc? Sao chúng ta phải kiềm nén những giọt nước mắt chân thành, kiềm nén phần "người" trong ta. Khóc không giải quyết được vấn đề nhưng khóc sẽ khiến phần nào trong tâm hồn ta thoải mái hơn.
"Có gì đâu mà khóc"
"Sao yếu đuối quá vậy, hở tí lại nước mắt ngắn dài"
Dường như đây là những câu nói vây quanh thời ấu thơ của bất kì một cô bé, cậu nhóc mít ướt nào. Có lẽ ai trong chúng ta cũng từng một lần xem những câu nói ấy như một công cụ để kìm nén cảm xúc, cố ngăn bản thân không khóc trước mọi việc. Thế nhưng, vào một chiều cuối thu đầy suy tư, tôi bất chợt nghĩ: Liệu khóc có phải là cách con người từ bỏ, buông xuôi trước mọi việc? Một người hay khóc phải chăng đã thua cuộc? Liệu nước mắt có phải của kẻ hèn?
Không, những giọt nước mắt chưa bao giờ là sự yếu đuối và không bao giờ nên được coi là biểu hiện của sự yếu đuối. Thực chất nước mắt là món quà mà thượng đế ban tặng cho con người. Nếu nụ cười được ví như viên thạch anh tím mang đến nguồn năng lượng tích cực thì nước mắt có lẽ là hòn ngọc quý từ biển cả - Aquamarin, chữa lành những vết nứt tâm hồn và cho mỗi người một cuộc sống an yên.
Trong một đêm đông giá lạnh, ta lặng lẽ rảo bước trên con đường Sài Thành hoa lệ và bắt gặp một em bé mồ côi, một người ăn xin già. Đứa bé mồ côi với thân hình xác xơ đang gặm ổ bánh mì mềm oặt nhặt được từ một gánh hàng rong ven đường, còn ông lão ăn mày đang cố chìa đôi bàn tay nhăn nheo xin từng tờ tiền lẻ nát nhàu. Khung cảnh ấy khiến trái tim con người thổn thức, khiến đáy lòng nhói lên một hồi. Đứng trước những số phận nghiệt ngã ấy: ta khóc. Đó là nước mắt của lòng người.
Trong khoảnh khắc nô đùa cùng đám bạn ấu thơ, chạy đua băng qua những cánh rừng quê hương cậu nhóc nhỏ vô tình vấp ngã. Hai bên đầu gối va chạm mạnh vào mặt đường đã gây nên những xây xát. Thương tổn ấy được truyền qua từng dây thần kinh đến não bộ gây nên một cảm giác đau đớn. Trước vết thương rát buốt ấy: cậu khóc. Đó là nước mắt sinh lí.
Có một cặp đôi trẻ yêu nhau nồng thắm, vào một buổi chiều xuân, chàng trai quỳ xuống cầu hôn cô gái. Cô gái trẻ nghĩ về quá khứ nhọc nhằn họ từng đi qua, nghĩ đến tương lai màu hồng, về ngôi nhà nhỏ nơi cô cùng người mình yêu kết tóc se duyên. Họ sẽ cùng ăn tối với nhau và trao nhau những lời thương yêu. Trước khoảnh khắc thiêng liêng ấy: cô bật khóc. Đó là giọt nước mắt của hạnh phúc.
Đúng vậy, nước mắt không phải là biểu hiện của sự yếu đuối, bất lực mà là một phần cảm xúc trong ta, là một ngôn ngữ cơ thể thầm lặng giàu ý nghĩa. Khi đau đớn ta bật khóc, khi vui, khi buồn nước mắt cũng tự rơi. Đè nén những giọt nước mắt chỉ làm bản thân ta thêm tổn thương và khiến lòng người thêm lạnh băng bởi lẽ: nước mắt là thanh âm từ trái tim. Vậy nên tại sao chúng ta phải xấu hổ khi khóc? Sao chúng ta phải kiềm nén những giọt nước mắt chân thành, kiềm nén phần "người" trong ta. Khóc không giải quyết được vấn đề nhưng khóc sẽ khiến phần nào trong tâm hồn ta thoải mái hơn.