Đề cương Đôi nét về Nguyễn Duy và bài thơ "Ánh trăng"

Đề cương  Đôi nét về Nguyễn Duy và bài thơ "Ánh trăng"

Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã từng nhận định “Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng”. Với bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, nhận định đó trở nên đúng đắn và xác thực hơn bao giờ hết. Qua mạch cảm xúc dâng trào mãnh liệt, ta cảm nhận được một ngòi bút sâu sắc, một trái tim tinh tế rung động, trước những đổi thay nhỏ bé nhất, và cả một khát khao ước vọng truyền cho mọi người lẽ sống, cách sống trọn vẹn, tình nghĩa.

5255


ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ NGUYỄN DUY VÀ TÁC PHẨM “ÁNH TRĂNG”

1. Tác giả Nguyễn Duy

- Nguyễn Duy sinh năm 1948, tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, quê ỏ làng Quảng Xá, xã Đông Vệ, thành phố Thanh Hoá.

- Năm 1966, ông nhập ngũ vào bộ đội thông tin, tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường.

- Nguyễn Duy được trao giải nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ 1973 với chùm thơ bốn bài (Tre Việt Nam, Hơi ấm ổ rơm, Giọt nước mắt và nụ cười, Bầu trời vuông). Từ giải thưởng này, Nguyễn Duy trở thành một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ và tiếp tục bền bỉ sáng tác.

- Sau năm 1975, ông chuyển về làm báo Văn nghệ giải phóng. Từ năm 1977, Nguyễn Duy là đại diện thường trú báo Văn nghệ tại các tỉnh phía Nam ở thành phố HCM.

2. Tác phẩm “Ánh trắng”

- Hoàn cảnh: Bài thơ “Ánh trăng” được viết năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh, in trong tập “Ánh trăng” - tập thơ của Nguyễn Duy được giải A của Hội nhà văn Việt Nam 1984. Nguyễn Duy viết bài thơ này vào lúc cuộc kháng chiến đã khép lại ba năm. Ba năm sống trong hoà bình, không phải ai cũng còn nhớ những gian khổ và kỉ niệm nghĩa tình trong quá khứ. Nguyễn Duy viết “Ánh trăng” như một lời tâm sự, một lời nhắn nhủ chân tình với chính mình, với mọi người về lẽ sống chung thuỷ, nghĩa tình.

- Thể thơ: 5 tiếng: nhiều khổ thơ, mỗi khổ 4 dòng, vần chân, dãn cách.

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm thông qua tự sự

- Bố cục: 2 đoạn

+ Đoạn 1: hai khổ đầu: cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ

+ Đoạn 2: Còn lại: cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại.

Nội dung bài thơ “Ánh trăng”: Bài thơ là lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước, bình dị, hiền hậu. Từ đó, gợi nhắc người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghiac thủy chung cùng quá khứ.
 
Từ khóa Từ khóa
ánh trăng nguyễn duy
  • Like
Reactions: baivanhay
814
1
0
Trả lời

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.