Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966 là tác phẩm mang đến cho người đọc nhiều sự trải nghiệm quý giá về tình cảm cha con. Đồng thời, với cách xây dựng truyện đầy tính nhân văn của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, tác phẩm còn ca ngợi sự hy sinh tình cảm cá nhân để hoàn thành nghĩa vụ chiến đấu bảo vệ đất nước liêng thiêng của người chiến sĩ cách mạng.
Ôn tập kiến thức cơ bản tác phẩm “Chiếc lược ngà” - Nguyễn Quang Sáng
Câu 1. Trình bày hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Quang Sáng?
Trả lời
- Năm sinh: 1932;
- Quê quán: Huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang;
- Tham gia kháng chiến chống Pháp;
- Năm 1945, ông tập kết ra Bắc;
- Kháng chiến chống Mỹ ông trở về Nam Bộ để tiếp tục cuộc kháng chiến và tiếp tục sự nghiệp văn chương cảu mình.
- Ông thường viết các thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn,…
Câu 2. Trình bày hoàn cảnh sáng tác của truyện ngắn “Chiếc lược ngà”?
Trả lời
- Truyện được viết năm 1966;
- Vào thời điểm này, Nguyễn Quang Sáng đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước;
- Đoạn trích “Chiếc lược ngà” nằm trong tác phẩm cùng tên;
- Đoạn trích thuộc phần giữa của truyện.
Câu 3. Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Chiếc lược ngà”?
Trả lời
Trong đoạn trích “Chiếc lược ngà”, ông Sáu dồn hết tất cả tình thương, nỗi nhớ con bằng việc làm một cây lược ngà. Chiếc lược ngà phần nào gỡ rối được tâm trạng của người cha. Chiếc lược trở thành vật quý giá mà ông dồn tất cả tình cảm yêu thương con của người cha sau tám năm ròng xa cách. Vì thế, mỗi khi nhớ con, ông lại mang chiếc lược ra ngắm và chải lên tóc mình cho thêm bóng, thêm mượt. Nhưng rồi ông Sáu đã hi sinh trong một trận càn của giặc, khi còn chưa kịp trao cây lược cho con gái. Trước lúc tắt thở, không còn sức trăng trối lại điều gì, “hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được”, ông đã lấy cây lược mà ông thường mang theo bên mình rồi trao cho bác Ba và nhìn người bạn một hồi lâu, cái nhìn như gửi gắm sự ủy thác thiêng liêng. Chỉ khi nhận được lời hứa của bác Ba, “mang về tận tay trao cho cháu” thì người cha mới nhắm mắt. Điều đó cho ta thấy tình cha con mãnh liệt và tha thiết của ông Sáu.
Câu 4. Tóm tắt tác phẩm “Chiếc lược ngà”
Trả lời
Anh Sáu đi kháng chiến từ khi con gái anh chưa đầy một tuổi. Tám năm sau, khi hiệp định đã kí kết lập lại hoà bình cho đất nước, anh được về phép thăm con gái và gia đình. Với lòng mong mỏi được gặp con của mình, anh khát khao được nhận con gái. Nhưng bé Thu đã không chịu nhận anh là cha bởi vết thẹo trên mặt của anh không giống với bức ảnh anh chụp với vợ anh lúc cưới. Không những thế, bé Thu còn đối xử với anh như ngưòi xa lạ, luôn xa lánh anh Sáu. Ba ngày anh ở nhà, bé Thu đều rất bướng bỉnh không chịu gọi anh một tiếng “ba” nên anh rất khổ tâm. Cho đến tận giây phút cuối cùng chia tay mọi ngưòi để trở lại chiến khu, thì bé Thu bỗng nhiên gọi ‘ba” thắm thiết rồi chạy tới ôm anh, nó hôn lên khắp người anh, hôn lên má, hôn lên cả vết thẹo dài trên má, nó không cho anh Sáu đi. Rồi lúc anh chia tay con, bé Thu đã dặn anh Sáu mua cho nó một chiếc lược ngà. Trở lại chiến trường, với lòng nhớ con khôn nguôi, anh dồn toàn bộ tâm sức, tình thương của mình vào việc khắc tặng con một chiếc lược bằng ngà voi, mong ngày chiến thắng trở về yêu tặng con mình. Nhưng thật không may, trong một trận càn của địch, anh Sáu bị thương nặng. Trước lúc nhắm mắt, ông chỉ kịp trao lại cho ngưòi bạn của mình là bác Ba chiếc lược với lời nhắn hãy trao tận tay con gái bé bỏng của anh món quà thiêng thiêng này. Thực hiện nguyện ước của bạn mình như đã hứa, bác Ba đã trao tận tay cho bé Thu chiếc lược khi cô đã là cô giao liên giỏi giang, dũng cảm mưu trí.
Câu 5. Viết một đoạn văn trình bày của cảm nhận của bản thân về tác phẩm “Chiếc lược ngà?
Đoạn văn mẫu
Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966 là tác phẩm mang đến cho người đọc nhiều sự trải nghiệm quý giá về tình cảm cha con. Đồng thời, với cách xây dựng truyện đầy tính nhân văn của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, tác phẩm còn ca ngợi sự hy sinh tình cảm cá nhân để hoàn thành nghĩa vụ chiến đấu bảo vệ đất nước liêng thiêng của người chiến sĩ cách mạng. Truyện ngắn kể về cuộc gặp gỡ ngắn ngủi của anh Sáu, một chiến sĩ cách mạng với ba ngày nghỉ phép về thăm nhà, được gặp cô con gái đầu lòng chưa từng nhìn thấy mặt. Con bé Thu không nhận ra ba mình, bởi nó chỉ nhìn thấy hình ảnh anh Sáu qua bức ảnh chụp ngày ba mẹ cưới nhau. Còn anh Sáu hiện tại thì già hơn, sương gió hơn, đặc biệt là vết sẹo do chiến tranh để lại làm khuôn mặt anh có nhiều biến dạng. Thu là một có bé cá tính, có chút ngang ngạnh, gai góc. Nhưng cũng là người sống vô cùng nội tâm, sâu sắc. Những ngày anh Sáu về phép nó nhất quyết không chịu nhận anh làm ba. Nói năng với anh chỉ trống không. Nhưng khi anh sắp phải lên đường đi công tác nhận nhiệm vụ mới, thì nó òa khóc. Ôm chầm lấy ba mà nói “Không cho ba đi. Ba phải ở nhà với con.” Tình cảm cha con thật thiêng liêng, xúc động khiến nhiều người đọc phải nghẹn ngào bật khóc. Tác giả Nguyễn Quang Sáng đã vô cùng tinh tế khi khắc họa cô bé Thu láu lỉnh, gai góc nhưng có cá tính riêng, nội tâm sâu sắc. Anh Sáu là người cha thương con, nhẫn nhịn thể hiện tình cảm cha con bền chặt, ruột thịt gắn bó không gì có thể chia cắt được. Những ngày ở khu căn cứ, anh Sáu đã dành thời gian tình cảm của mình làm tặng cho con gái một chiếc lược ngà để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn của giặc, không may anh Sáu bị thương nặng. Trước lúc nhắm mắt, anh chỉ biết trao cây lược ngà cho người bạn thân, đồng đội chiến đấu của mình để mang về tặng cô con gái giúp mình. Món quà đầu tiên và cũng là cuối cùng chứa đựng biết bao tình cảm sâu sắc, thiêng liêng của người cha dành cho con. Truyện Chiếc lược ngà là bài ca đẹp về tình cha con. Trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh, tình cảm thiêng liêng ấy càng cao đẹp và càng ngời sáng. Truyện không chỉ nói lên tình cảm cha con thắm thiết sâu nặng mà còn gợi cho ta suy nghĩ thấm thía về những éo le, đau thương, mất mát mà chiến tranh gieo rắc cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình.
Các bạn có thể xem thêm các bài viết cùng chủ đề: TẠI ĐÂY